Nguyên nhân trẻ bị mọc mụn ở hậu môn và Cách xử trí
Trẻ bị mọc mụn ở hậu môn do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Những hạt mụn này có thể ác tính hoặc lành tính. Điều quan trọng là bố mẹ cần có sự chủ động trong việc đưa trẻ đi thăm khám và biết cách xử trí như thế nào cho đúng. Mời bố mẹ cùng tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân trẻ bị mọc mụn ở hậu môn
Trẻ bị mọc mụn ở hậu môn thường khiến chúng quấy khóc dữ dội, bỏ ăn và nôn ói. Đây không đơn giản chỉ là hiện tượng viêm nhiễm ngoài da mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh liên quan đến hậu môn trực tràng.
Hậu môn có chức năng chính là đào thải phân ra ngoài. Mọi vấn đề bất thường của hệ tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, ợ chua, ợ hơi,… đều có sự tác động nhất định đến cơ quan này.
Vì thế, khi trẻ bị mọc mụn ở hậu môn không đơn giản là hiện tượng ngoài da mà chính là sự cảnh báo viêm nhiễm do nấm men, ký sinh trùng và các bệnh ở hậu môn khác, điển hình nhất là ápxe hậu môn.
>>> Có thể bạn quan tâm: Hình ảnh áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh
Ápxe hậu môn trẻ sơ sinh chính là hiện tượng nhiễm trùng cấp tính ở hậu môn, do vi khuẩn đường ruột gram âm hoặc vi khuẩn tụ cầu gây ra.
Nguyên nhân trẻ bị mọc mụn ở hậu môn
Bệnh lý này là một khối u sưng đau và mưng mủ nằm ngoài cửa hậu môn. Đối tượng bị apxe hậu môn chủ yếu là những trẻ sơ sinh từ 10 ngày – 5 tuổi, nó gây ra nhiều cơn đau đớn và sự khó chịu vô cùng cho trẻ.
Trên thực tế, nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nổi mụn nhọt ở hậu môn thường là do:
- Trẻ mặc bỉm quá lâu: Da của trẻ vốn mỏng manh và nhạy cảm, các bé còn nhỏ hậu như phải mang tả cả ngày, khiến vùng da ở hậu môn phải thường xuyên tiếp xúc với phân cũng như nước tiểu. Từ đây, gây ra hiện tượng kích ứng da như là hăm đỏ hậu môn. Bên cạnh đó, nếu sử dụng loại bỉm không phù hợp cho trẻ cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ bị mọc mụn ở hậu môn.
- Bố mẹ không vệ sinh sạch sẽ hậu môn cho bé: Trẻ nhỏ đi tiểu tiện và đại tiện rất nhiều trong ngày, nếu bố mẹ không vệ sinh sạch sẽ rất dễ khiến vi khuẩn xâm nhập, phát triển gây kích ứng da và nổi mụn.
- Bệnh ápxe hậu môn: Chính là nguyên nhân hàng đầu khiến hậu môn bé bị nổi mụn trắng. Ápxe hậu môn xuất hiện là do quá trình hậu môn bị viêm nhiễm, nhiễm trùng dẫn đến hiện tượng tụ mủ, sưng tấy đỏ.
Biểu hiện khi trẻ bị mọc mụn ở hậu môn
Các biểu hiện khi trẻ bị mọc mụn ở hậu môn bao gồm:
- Xuất hiện mụn nhọt ở hậu môn trẻ sơ sinh: Những hạt mụn này ban đầu chỉ nhỏ li ti, bề mặt nhẵn, hơi sưng và khi ấn vào thấy cứng, nong đầu ngón tay. Dần dần sẽ có dấu hiệu mưng mủ, mụn mủ to lên và lan rộng ra xung quanh hậu môn.
- Hậu môn sưng đỏ: Triệu chứng này có thể thấy ở vùng da quanh cửa hậu môn, khe hậu môn.
- Trẻ liên tục sốt cao: Bé có dấu hiệu sốt toàn thân, cơn sốt có thể lên đến 39 – 40 độ kèm theo biểu hiện quấy khóc dữ dội, bỏ bú mẹ, thở khò khè và nôn ói.
- Trẻ đau nhiều khi đi đại tiện, thậm chí ngồi hay nằm cũng khiến chúng đau đớn và đi són phân 8 – 15 lần/ ngày.
Các biểu hiện khi trẻ bị mọc mụn ở hậu môn có thể nặng nhẹ khác nhau, tùy thuộc vào mức độ viêm nhiễm và khả năng chịu đựng cơn đau. Một số bé có sức đề kháng khỏe thì thường ít xuất hiện triệu chứng toàn thân, nhưng cũng có trẻ có triệu chứng trầm trọng.
Ngoài những biểu hiện trên, bố mẹ cũng cần chú ý khi mụn mọc ở hậu môn lây lan sang các vùng khác như tay, đùi, chân hay bụng của bé con. Bố mẹ cần kiểm tra kỹ để sớm phát hiện các biểu hiện bất thường khác để kịp thời xử lý cho con trẻ, tránh để hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Một số biến chứng khi bé bị nổi mụn nước ở hậu môn
Khi trẻ bị mọc mụn ở hậu môn, tình trạng này sẽ gây ra những biến chứng tiêu cực, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bé con. Bao gồm như:
- Nguy cơ biến chứng thành bệnh rò hậu môn: Khi các ổ ápxe bị vỡ vả chảy mủ, thậm chí chúng có khả năng phá hủy cấu trúc của hậu môn. Các đường rò, lỗ rò hậu môn sẽ bắt đầu xuất hiện và khiến cho tình trạng nhiễm trùng càng nặng nên việc chữa trị cũng càng thêm vất vả. Có nhiều trường hợp phải can thiệp cả ngoại khoa để cắt và bịt lại miệng rò. Thủ thuật này tác động rất lớn đến sức khỏe người bệnh, đặc biệt là với trẻ nhỏ.
- Nhiễm tùng diện rộng: Khi bệnh ápxe hậu môn diễn ra trên phạm vi rộng, nếu không xử lý đúng cách từ ban đầu. Nhất là khi vỡ ổ áp xe và chảy mủ thì phạm vi nhiễm trùng càng rộng hơn, vì khi này vi khuẩn có cơ hội lây lan sang những vị trí khác để tấn công gây bệnh. Điều này khiến bệnh trở nặng hơn và gây cản trở đến việc điều trị, chi phí cũng tăng lên một phần.
- Ảnh hưởng đến sự phát triển khỏe mạnh của con trẻ: Hậu môn xuất hiện những nốt mụn không chỉ gây đau đớn khiến trẻ phải quấy khóc làm ảnh hưởng đến giấc ngủ mà con khiến chúng bỏ ăn, ảnh hưởng đến thể chất. Nghiêm trọng hơn thì nó còn có thể gây rối loạn tiêu hóa, són phân, bài tiết không tự chủ,…
Chính vì những biến chứng này mà các bố mẹ nên cảnh giác khi thấy con có dấu hiệu mọc mụn ở hậu môn. Khi này nên đưa bé đến trung tâm y tế để bác sĩ can thiệp càng sớm càng tốt.
Cách xử trí khi con trẻ bị mọc mụn ở hậu môn
Làn da của trẻ rất nhạy cảm, đặc biệt là ở vùng hậu môn nên bệnh sẽ càng phát triển nhanh hơn khi không có biện pháp can thiệp. Vì thế, cách xử trí tốt nhất là bố mẹ đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn phương pháp can thiệp hiệu quả.
Cách xử trí khi con trẻ bị mọc mụn ở hậu môn
- Đối với trẻ sơ sinh thì việc sử dụng thuốc kháng sinh hay là can thiệp các thủ thuật ngoại khoa để xử lý mụn thì gần như không thể.
- Trong trường hợp, biến chứng nặng hoặc trở thành rò hậu môn thì mới nhờ đến sự can thiệp của phương pháp cắt mở đường rò để dẫn lưu dịch mủ và vệ sinh sạch sẽ.
Tuy nhiên, để quá trình điều trị được dễ dàng cũng như tránh tác dụng phụ ngoài ý muốn thì bố mẹ không nên tự ý chữa trị tại nhà khi chưa qua thăm khám và được sự chỉ định cụ thể từ bác sĩ. Đồng thời đưa con đến thăm khám từ sớm để tránh chuyển biến tình nặng hơn, gây khó khăn đến việc điều trị.
Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Thường xuyên thay tả và vệ sinh hậu môn sạch sẽ cho bé.
- Hạn chế dùng khăn giấy ướt có mùi hương nồng để lau hậu môn cho bé, nên dùng khăn sạch, chất liệu mềm.
- Thỉnh thoảng hãy để bé không mặc tã để da được thông thoáng và giảm áp lực ma sát.
- Cho bé bú mẹ nhiều hơn để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
- Người mẹ cần bổ sung nhiều hoa quả tươi và rau xanh vào bữa ăn hàng ngày của mình.
Trên đây là những thông tin giải đáp chi tiết hiện tượng trẻ bị mọc mụn ở hậu môn. Mong rằng, qua bài viết này bố mẹ đã có thêm kiến thức chăm sóc bé con. Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến những vấn đề về bệnh ở hậu môn, quý đọc giả vui lòng liên hệ với đội ngũ chuyên gia y tế của Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ theo số Hotline {sodienthoại} hoặc nhắn tin qua cửa sổ chat để được giải đáp chi tiết nhất.
Bài viết: Nguyên nhân trẻ bị mọc mụn ở hậu môn và Cách xử trí
Ngày: 25/03/2024