Sau quan hệ bao lâu có thể đi xét nghiệm các bệnh lây qua đường tình dục?
Sau quan hệ bao lâu có thể đi xét nghiệm các bệnh lây qua đường tình dục? Theo CDC Hoa Kỳ, mọi người nên đi xét nghiệm các bệnh lây qua đường tình dục sau khi quan hệ không an toàn với bạn tình mà không rõ tiền sử tình dục của họ. Vậy hiện nay có những phương pháp xét nghiệm nào? Hãy xem ngay bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết.
Chi phí xét nghiệm bệnh xã hội hết bao nhiêu tiền?
Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục gồm những gì?
Theo bác sĩ khoa Bệnh Xã hội của Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ, các bệnh lây qua đường tình dục là những bệnh do virus hoặc ký sinh trùng gây ra.
Những căn bệnh này có thể lây từ người này sang người kia bằng nhiều hình thức khác như là sử dụng chung đồ cá nhân, lây từ mẹ sang con hay truyền nhận máu… trong đó quan hệ tình dục là con đường lây nhiễm chủ yếu.
Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục gồm:
- Sùi mào gà: phổ biến nhất trong các bệnh lây qua đường tình dục. Bệnh thường gặp ở cả nam và nữ, có khả năng lây lan rất mạnh cũng như rất khó chữa trị triệt để và còn có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư.
- Bệnh lậu: Bệnh này có nguy cơ gây nhiễm trùng nặng và vô sinh cho cả nam và nữ giới. Ở nam giới, dấu hiệu bệnh lậu thường xuất hiện sau 2 – 5 ngày sau khi quan hệ và ở nữ giới thì thường rất lâu, có thể lên đến vài tháng mới phát bệnh.
- Giang mai: Là bệnh rất nguy hiểm, do vi khuẩn Treponema Pallium gây ra, có khả năng lây lan nhanh. Nếu không điều trị kịp htời, bệnh sẽ gây biến chứng đến tim, não, mắt, xương và động mạch chủ dẫn đến tử vong.
- Herpes sinh dục: Là một loại bệnh do virus HSV gây ra những nốt mụn lở loét trên bộ phận sinh dục hoặc khắp nơi trên cơ thể. Bệnh này tồn tại suốt đời trong cơ thể.
- HIV: Căn bệnh này gây hại đến hệ thống miễn dịch và làm gia tăng nguy cơ nhiễm virus, vi khuẩn cùng một số bệnh ung thư. Khi không điều trị từ đầu, bệnh sẽ chuyển đến giai đoạn AIDS và không thể chữa trị dứt điểm, dẫn đến tử vong bất kỳ lúc nào.
- Bệnh Chlamydia: Nếu không điều trị, khi mắc bệnh Chlamydia sẽ gây ra biến chứng: nhiễm trùng niệu đạo, nhiễm trùng tuyến tiền liệt, viêm vùng chậu, lây từ mẹ sang con khiến trẻ con sinh ra cũng bị nhiễm trùng dẫn đến mù lòa, viêm phổi…
Như vậy, có rất nhiều căn bệnh lây qua đường tình dục hiện nay và mỗi bệnh đều có mức độ nguy hiểm và gây ra hậu quả khác nhau.
Nhưng nhìn chung, các bệnh tình dục hầu như không xuất hiện triệu chứng rõ ràng ngay từ giai đoạn đầu và có xu hướng phát triển trong thầm lặng, khiến nhiều người không biết bản thân nhiễm bệnh.
Thời điểm nào xét nghiệm bệnh tình dục cho ra kết quả tốt nhất?
Dẫn đến việc họ vô tình trở thành nguồn cơ lây nhiễm cho người khác và bệnh trở nên ngày một nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong. Vì vậy, việc xét nghiệm để chẩn đoán bệnh là một việc làm rất cần thiết, đặc biệt là những người trong độ tuổi sinh sản.
Sau quan hệ bao lâu có thể đi xét nghiệm các bệnh lây qua đường tình dục?
Vậy, sau quan hệ bao lâu có thể đi xét nghiệm các bệnh lây qua đường tình dục? Xét nghiệm các bệnh lây qua đường tình dục là một phần quan trọng trong việc kiểm soát và ngăn ngừa sự lây lan cho cộng đồng, từ đó giảm tải bệnh cho hệ thống y tế.
Chỉ khi người bệnh tiến hành xét nghiệm mới biết được bản thân có thực sự nhiễm bệnh hay không, đồng thời, còn nhằm:
- Phát hiện và điều trị kịp thời, tránh để bệnh phát triển nặng.
- Ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm cho người khác.
- Giảm thiểu nguy cơ xảy ra biến chứng nặng nề.
- Ổn định tâm ý cho người bệnh.
Theo CDC Hoa Kỳ khuyến cáo, tất cả mọi người sau khi quan hệ với người đang nhiễm bệnh lây qua đường tình dục, dù có dùng biện pháp an toàn hay không thì cũng nên tiến hành xét nghiệm.
Tuy nhiên, có những mốc thời gian cụ thể mà bệnh nhân cần lưu ý khi đi xét nghiệm bệnh tình dục, bởi nếu xét nghiệm sớm quá thì có khả năng kết quả sẽ bị âm tính giả.
Sau quan hệ bao lâu có thể đi xét nghiệm các bệnh lây qua đường tình dục?
Điều này đồng nghĩa là bệnh nhân có thể đang mắc bệnh nhưng kết quả lại âm tính, làm bỏ sót cơ hội điều trị bệnh sớm, gây xuất hiện biến chứng nguy hiểm và lây lan cho cộng đồng.
Những thời điểm thích hợp để đi xét nghiệm bao gồm:
- Sùi mào gà: Khoảng 3 tuần – vài tháng sau khi quan hệ.
- Herpes sinh dục: Nên đi xét nghiệm sau khi quan hệ khoảng vài ngày nếu là xét nghiệm dịch tiết hoặc vài tháng nếu là xét nghiệm kháng thể trong máu.
- Giang mai: Khoảng 30 ngày kể từ khi kết thúc quan hệ lần cuối cùng và nên xét nghiệm lại sau 3 tháng nếu kết quả âm tính.
- Lậu và Chlamydia: Nên đi xét nghiệm sau 7 ngày và định kỳ 3 – 6 tháng/lần.
- HIV: Sau quan hệ không an toàn khoảng 2 tuần, và cũng xét nghiệm lại sau 3 tháng nếu kết quả là âm tính.
- Trichomonas: Khoảng 7 ngày – 30 ngày kể từ lần quan hệ cuối cùng.
- Viêm gan B: Khoảng 3 - 6 tuần.
- Viêm gan C: Sau khoảng 2 tháng và nên xét nghiệm lại sau 6 tháng, nếu kết quả âm tính.
Ngoài những người phát sinh quan hệ tình dục không an toàn thì tổ chức CDC Hoa Kỳ còn khuyến cáo các đối tượng sau đây nên được tầm soát định kỳ:
- Người đủ 13 – 64 tuổi: Tầm soát HIV tối thiểu 1 lần trong đời.
- Phụ nữ mang thai.
- Người chuyển giới, quan hệ đồng giới, lưỡng giới.
- Phụ nữ ngoài 25 tuổi và đã quan hệ tình dục. Tầm soát 6 tháng/lần nếu có yếu tố như hành nghề gái mại dâm, có nhiều bạn tình, bạn tình mắc bệnh…
Như vậy, việc xét nghiệm các bệnh lây qua đường tình dục sau khi quan hệ không những giúp bảo vệ chính bản thân người bệnh mà còn bảo vệ bạn tình, người thân và toàn xã hội.
Top 5 địa chỉ xét nghiệm bệnh xã hội ở Hải Phòng tốt nhất
Những phương pháp xét nghiệm bệnh lây qua đường tình dục
Tùy vào từng loại bệnh và trường hợp có triệu chứng cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp xét nghiệm khác nhau, phổ biến bao gồm:
- Xét nghiệm máu: Để kiểm tra sự tồn tại của kháng thể hoặc kháng nguyên chống lại tác nhân gây bệnh có trong máu.
- Xét nghiệm nước tiểu: Mẫu nước tiểu sẽ được lấy và kiểm tra để tìm thấy sự xuất hiện của vi khuẩn hay các tác nhân gây bệnh khác.
- Xét nghiệm mẫu bệnh phẩm: Được lấy từ vết loét, mô niệu đạo, âm đạo hoặc mảo mủ để xác định tác nhân gây bệnh là gì.
- Xét nghiệm dịch tiết và mỡ bôi: Được lấy từ âm đạo, dương vật nhằm xác định sự tồn tại của virus, vi khuẩn hay các tác nhân gây bệnh khác.
Mỗi người đều tiềm ẩn nguy cơ nhiễm bệnh STDs nếu không sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục. Dù là căn bệnh nào, cũng đều mang đến hậu quả nặng nề đối với sức khỏe, tinh thần và cả tính mạng con người.
Vì vậy, khi có dấu hiệu bất thường nào trên cơ thể, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế uy tín nhất để xét nghiệm và can thiệp điều trị kịp thời.
Với các gói khám sàng lọc bệnh xã hội tại Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ hiện nay chính là giải pháp giúp hàng nghìn bệnh nhân được chẩn đoán đúng bệnh và điều trị hiệu quả, từ đó tránh được những biến chứng nguy hiểm của các căn bệnh này.
Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về các vấn đề liên quan hay đăng ký làm xét nghiệm bệnh tình dục tại Phượng Đỏ, vui lòng gọi điện vào số Hotline 0225 8831 239 hoặc nhắn tin trực tiếp tại đây để được tư vấn miễn phí và bảo mật tuyệt đối.
Mong rằng, qua những chia sẻ trên đây đã giúp bạn giải đáp được vấn đề sau quan hệ bao lâu có thể đi xét nghiệm các bệnh lây qua đường tình dục. Đồng thời, giúp bạn kịp thời phòng tránh cũng như điều trị hiệu quả các căn bệnh này.
Bài viết: Sau quan hệ bao lâu có thể đi xét nghiệm các bệnh lây qua đường tình dục?
Ngày: 30/07/2024