Giờ Khám Bệnh 8h00 - 20h00 - Tất cả các ngày

Phòng khám đa khoa phượng đỏ
Phòng khám đa khoa phượng đỏ
Phòng khám đa khoa phượng đỏ
Phòng khám đa khoa phượng đỏ
  • Được bộ y tế phê duyệt

  • Bác sĩ giỏi

  • Khám chữa tận tâm

  • Kỹ thuật thiết bị hiện đại

  • Chi phí tối ưu

Χ
Tư vấn trực tuyến Tư vấn

trực tuyến

Tư vấn trực tuyến Đặt lịch

hẹn khám

Yêu cầu gọi lại Yêu cầu

gọi lại

Tư vấn trực tuyến Bản đồ

chỉ dẫn

Bị trĩ trong khi mang thai có cần áp dụng phẫu thuật không?

Đánh giá: 5/ 5 ( 11 lượt)

  Bị trĩ trong khi mang thai có cần áp dụng phẫu thuật không? Sở dĩ như thế, bởi trong quá trình mang thai, cánh sản phụ rất dễ mắc phải bệnh trĩ hơn mọi người. Từ đấy, gây nên những bất tiện và sự khó chịu trong việc đại tiện. Nhằm giải đáp cụ thể hơn về vấn đề này, xin mời quý độc giả hãy vui lòng tham khảo bài viết dưới đây.

  bác sĩ tư vấn miễn phí

Bị trĩ trong khi mang thai có cần áp dụng phẫu thuật không?

  Với những bà bầu đã từng bị trĩ trong lần mang thai đầu tiên, khi sinh con, nhất là trường hợp sinh thường buộc người mẹ phải rặn mạnh, dùng lực tác động mạnh để đẩy em bé ra ngoài thì có thể khiến gây bị trĩ nặng khi mang thai lần thứ 2, do các cơ chưa kịp hồi phục.

  Tùy vào mức độ sưng và vị trí của búi trĩ - có thể bằng một hạt đậu hoặc có khi to bằng một trái nho, có thể ở trong (trĩ nội) hoặc là ở ngoài (trĩ ngoại) - bệnh trĩ sẽ gây ngứa, đau và khó chịu đối với bà bầu. Trường hợp nặng, bệnh trĩ còn làm chảy máu trực tràng, trong hoặc sau đi vệ sinh.

  Các bác sĩ sản phụ khoa khuyến cáo rằng, việc chữa trĩ cho bà bầu nên dùng thuốc và đặt hậu môn là chính, không nên dùng các biện pháp phẫu thuật can thiệp. Nếu bệnh diễn tiến nặng, bắt buộc phải dùng các biện pháp đó thì phải chờ tới khi sinh xong.

  Cụ thể, nếu bị trĩ nặng khi mang thai, nhất là trường hợp trĩ sưng quá to, gây đau nhiều và khiến bà bầu không thể đại tiện được thì mới cần phẫu thuật trĩ. Trong trường hợp trĩ đã có biến chứng thì bắt buộc phải can thiệp kịp thời, tùy theo từng trường hợp cụ thể sẽ có biện pháp xử trí thích hợp.

  Tuy nhiên, thời điểm để phẫu thuật ít nhất là 6 tuần sau khi sinh, vì lúc này các mô cơ ở hậu môn mới trở lại bình thường. Các bác sĩ chuyên môn sẽ khám và đánh giá mức độ của trĩ và đưa ra cách điều trị thích hợp cho người bệnh.

Hỗ trợ khắc phục trĩ và phòng ngừa bệnh trĩ như thế nào?

  Với những bà bầu bị trĩ mức độ nhẹ có thể áp dụng phương pháp giảm đau và giảm ngứa tạm thời như:

  - Ngâm khu vực hậu môn, trực tràng trong nước ấm trong khoảng từ 10 - 15 phút, có thể ngâm một vài lần trong ngày. Cách này sẽ làm bà bầu cảm thấy dễ chịu, đồng thời kích thích máu lưu thông, giảm đau.

  - Bà bầu cũng có có thể sử dụng túi đá chườm lên chỗ bị trĩ cần giảm sưng để làm giảm đau và ngứa.

  - Ngoài ra, một trong những cách chữa trĩ cho bà bầu là nên giữ vệ sinh sạch sẽ khu vực hậu môn sau mỗi lần vệ sinh để tránh nguy cơ nhiễm trùng đối với búi trĩ. Nên sử dụng khăn vải mềm, sạch hoặc giấy vệ sinh loại mềm, không có mùi và không có màu để tránh nguy cơ tổn thương hậu môn.

  Lưu ý: Với những trường hợp bị trĩ nặng khi mang thai hoặc bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, cần đến gặp bác sĩ sớm để được điều trị kịp thời. Tuyệt đối không tự ý mua hoặc sử dụng thuốc uống, kem bôi trĩ trong thai kỳ vì có thể khiến bệnh nặng hơn hoặc gây tác dụng phụ.

  Để phòng ngừa bệnh trĩ khi mang thai, bà bầu nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm nhiều chất xơ vào mỗi bữa ăn để tránh táo bón. Các loại thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, trái cây và rau quả.

  - Bà bầu không nên ăn nhiều muối và nhiều đường, không sử dụng các loại thức ăn, đồ uống có chất kích thích.

  - Giữ tâm lý thoải mái vì nếu thường xuyên bị căng thẳng sẽ dễ bị viêm đại tràng. Tránh bị táo bón và viêm đại tràng là hai việc nên làm để phòng ngừa bệnh trĩ khi mang thai.

  Xây dựng và duy trì thói quen vận động, tập thể dục nhẹ nhàng một cách thường xuyên và đều đặn để thúc đẩy tuần hoàn máu cũng như tăng cường độ dẻo dai cho các cơ vùng kín. Điều này còn giúp quá trình chuyển dạ dễ dàng hơn và giúp thu gọn âm hộ sau khi sinh.

  - Tránh rặn khi đi vệ sinh và không ngồi quá lâu để giảm áp lực lên hậu môn. Nên tập thói quen đi đại tiện đều đặn vào một khung giờ nhất định trong ngày.

  - Nếu công việc buộc phải ngồi nhiều, cần tránh ngồi quá lâu, thay vào đó, nên đứng dậy và đi lại sau khoảng 30 phút làm việc để giảm áp lực lên hậu môn.

  - Khi nằm nên nằm nghiêng một bên, tốt nhất là nằm nghiêng về phía bên trái, tránh nằm ngửa hoặc nằm sấp, sẽ giúp giảm máu ứ tại vùng chậu và hậu môn.

  - Bên cạnh các cơn ốm nghén, những thay đổi trong thai kỳ, bị bệnh trĩ khi mang thai gây ra nhiều khó chịu đối với bà bầu. Nếu bệnh quá nặng cần phải dùng đến phẫu thuật thì cần chờ đến sau khi sinh.

  - Để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi, phụ nữ muốn sinh con, nên điều trị dứt điểm bệnh trĩ trước khi mang thai. Muốn vậy, cần tầm soát để phát hiện sớm nhất dấu hiệu của trĩ.

bác sĩ tư vấn miễn phí

Bài viết: Bị trĩ trong khi mang thai có cần áp dụng phẫu thuật không?

Được đăng bởi: Chuyên viên tư vấn Hằng

Ngày:

Hotline
0225 8831 239
Tư vấn
CHAT VỚI BÁC SĨ
Đăng ký
ĐẶT LỊCH KHÁM
Hỗ trợ
CHỈ DẪN ĐƯỜNG
da khoa hong phuc