Xì hơi nhiều là do đâu? Cách chữa bệnh xì hơi nhiều
Xì hơi là một nhu cầu sinh lý tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, nếu xì hơi nhiều quá sẽ gây bất hiện trong sinh hoạt, chưa kể đó còn có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý. Vậy nguyên nhân xì hơi nhiều là do đâu? Làm sao để khắc phục tình trạng này?
Xì hơi nhiều là do đâu?
Xì hơi hay còn gọi bằng nhiều cách khác như đánh rắm, trung tiện. Đây là một hiện tượng thải khí trong cơ quan tiêu hóa ra khỏi hậu môn. Loại khí này được hệ thống tiêu hóa sản xuất từ 500 – 2000ml khí mỗi ngày, bao gồm metan, carbon dioxide và nitơ.
Xì hơi có nhiều mùi khác nhau là do ảnh hưởng từ những thực phẩm ăn uống hằng ngày và sản phẩm phụ của hệ vi khuẩn đường ruột. Trên thực tế, xì hơi là một nhu cầu hết sức bình thường của con người, nhằm thải ra những lượng khí không cần thiết sau khi tiêu hóa.
Thế nhưng, nếu phải xì hơi nhiều lần thì nó không những làm giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến giao tiếp mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe trong đường ruột.
Xì hơi nhiều
Có rất nhiều nguyên nhân gây xì hơi nhiều, trong đó phải kể đến:
- Chế độ dinh dưỡng không khoa học: Những thực phẩm như nước ngọt có gas, rượu bia, kẹo cao su, thức ăn cay nóng… cần rất nhiều thời gian để tiêu hóa, chúng hoàn toàn có thể lên men và tạo ra khí. Kể cả thói quen bỏ bữa, kén ăn, ăn không đúng bữa… cũng gây rối loạn nhịp sinh học, ảnh hưởng đến hiệu suất tiêu hóa dẫn đến xì hơi nhiều.
- Ăn quá nhanh và nhiều: Ăn nhanh không sẽ khiến dạ dày phải làm việc nhiều hơn để tiêu hóa kịp thức ăn nạp vào. Khi đó, lượng thức ăn sẽ tràn xuống ruột non và ruột già, khiến cho hệ vi sinh hoạt động liên tục để phân giải chất dinh dưỡng, tạo ra nhiều luồng khí trong ruột gây đánh rắm nhiều lần.
- Thiếu men tiêu hóa: Khi đường ruột bị thiếu men có thể sẽ khiến vi chất khó hấp thu vào cơ thể, dẫn đến sự ứ đọng của thức ăn trong ruột non, gây khó tiêu, phải xì hơi nhiều lần trong ngày hoặc xì hơi nhiều và nặng mùi.
- Stress: Yếu tố này sẽ gây nhiễu loạn hormone và nội môi trong cơ thể, dẫn đến nguy cơ mắc các hội chứng gây xì hơi nhiều như viêm dạ dày, tăng nhu động ruột…
- Lười vận động: Người lười vận động cũng có thể bị chướng bụng, đầy hơi và đánh rắm liên tục do nhu động ruột yếu, quá trình trao đổi chất kém khiến cho việc tiêu hóa thức ăn bị trì trệ.
Xì hơi nhiều là bệnh gì?
Theo các bác sĩ Bệnh Trĩ tại Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ, mặc dù xì hơi là một nhu cầu sinh lý bình thường của cơ thể nhưng nếu phải xì hơi nhiều lần thì rất có thể là dạ dày hoặc hệ thống tiêu hóa đang cảnh báo với bạn những căn bệnh sau đây:
Xì hơi nhiều là bệnh gì?
- Táo bón: Tình trạng này gây nghẹt phân và dẫn đến lên men trong đại tràng, khiến người bệnh có triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, xì hơi nhiều và đau đớn mỗi khi đi đại tiện.
- Bệnh Celiac: Là căn bệnh tự miễn khiến cho hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào ruột non khi bệnh nahan ăn một số thực phẩm có chứa gluten như lúa mạch, lúa mì…
- Viêm túi thừa: Túi thừa được hình thành ở đại tràng. Nếu bị viêm, nó sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, đầy hơi, táo bón và xì hơi nhiều.
- Loét đại tràng: Đây là căn bệnh khiến người bệnh xì hơi nhiều và chướng bụng cùng với các triệu chứng như tiêu chảy ra máu, đi tiểu liên tục, sụt cân, sốt…
- Bệnh Crohn: Là một căn bệnh của hệ thống miễn dịch, tấn công nhầm vào các mô cơ của hệ thống tiêu hóa và gây ra các triệu chứng như xì hơi nhiều và suôi bụng, tiêu chảy, thiếu máu, sụt cân…
- Hội chứng IBS: Là một tình trạng khá phổ biến của hệ tiêu hóa, nó gây ra các triệu chứng như chướng bụng, sôi bụng, tiêu chảy hoặc/và táo bón, tiết dịch nhầy trong phân, xì hơi nhiều…
- Bệnh trào ngược dạ dày: Dù không phải là nguyên nhân trực tiếp gây xì hơi nhiều nhưng cũng góp một phần gây ra triệu chứng này, bởi đây là tình trạng các chất trào ngược từ dạ dày lên đến thực quản.
- Nhiễm khuẩn đường ruột: Khi này, chức năng hoạt động của đường ruột sẽ bị giảm đi, việc tiêu thụ thức ăn cũng kém hiệu quả hơ nvà dẫn đến hiện tượng xì hơi nhiều.
- Hội chứng dạ dày rỗng: Là hiện tượng, thức ăn đã đi từ dạ dày xuống ruột non nhưng vẫn chưua được tiêu hóa. Hội chứng này thường xuất hiện sau thủ thuật cắt dạ dày và đi kèm các biểu hiện như đầy hơi, xì hơi nhiều, đồ mồ hôi trộm, chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy…
- Ung thư đại trực tràng, dạ dày, tuyến tụy hay buồng trứng: Đều là những căn bệnh nan y có thể làm thay đổi thói quen đi đại tiện, gây chướng bụng đầy hơi, thường xuyên ợ chua, khó tiêu và xì hơi nhiều…
- Tiểu đường: Nếu không kiểm soát ổn định lượng đường huyết thì có thể gây ra những triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy và xì hơi nhiều.
Xì hơi nhiều có sao không?
Xì hơi là một hiện tượng thường xảy ra sau mỗi bữa ăn, tần suất xì hơi cũng tùy vào khối lượng thức ăn và thói quen ăn uống của mỗi người. Trung bình, một người có thể xì hơi khoảng 15 lần trong một ngày.
Nhưng nếu xì hơi nhiều hơn 25 lần trong một ngày, rất có thể là do nhiều vấn đề khác nhau, liên quan đến tiêu hóa, không dung nạp thực phẩm hoặc thậm chí là bệnh ung thư gây ra.
Vì vậy, người bệnh cần đi thăm khám nếu thấy hiện tượng xì hơi nhiều diễn ra trong suốt thời gian dài thì cần đi khám bác sĩ để có sự chẩn đoán cũng như can thiệp kịp thời.
Cách chữa bệnh xì hơi nhiều
Mặc dù là nhu cầu tự nhiên của cơ thể nhưng nó lại gây tác động đến tâm lý cũng như đời sống sinh hoạt của bệnh nhân. Do đó, để tần suất xì hơi giảm bớt, bệnh nhân nên:
Cách chữa bệnh xì hơi nhiều
1. Thay đổi thói quen sinh hoạt
- Hạn chế để bản thân bị stress, áp lực, lo âu. Hãy cố gắng relax nhiều hơn mỗi khi thấy mệt mỏi để hệ thống tiêu hóa được hoạt động tốt hơn.
- Khi có nhu cầu xì hơi, bệnh nhân hãy để khí thoát ra từ từ và nhẹ nhàng nhất có thể thay vì cố nhịn.
- Tập thể dục mỗi ngày ít nhất 30 phút để ngăn ngừa tụ khí trong cơ thể và kích thích đường ruột, giảm nguy cơ bị táo bón.
- Tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ và hạn chế nói chuyện cười đùa khi ăn để giảm lượng khí đi vào đường ruột.
2. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng
Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng như vitamin, canxi, đạm, khoáng chất và nhiều vi lượng chất khác. Nếu đảm bảo được chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp bệnh nhân giảm được tần suất xì hơi.
Bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng gì?
3. Hạn chế đường và đồ ngọt
Đường và những thực phẩm ngọt thường chứa chất dễ phẩn hủy, khiến lượng khí tăng lên và bệnh nhân xì hơi mọi lúc mọi nơi. Vì vậy, để giảm tần suất xì hơi thì bệnh nhân nên hạn chế sử dụng đường cũng như ăn ngọt ở mức vừa phải.
4. Giảm tiêu thụ khí cacbonat
Khí cacbonat có nhiều trong rượu bia, nước ngọt có gas vì vậy bệnh nhân cần tránh tiêu thụ nhiều để giảm tần suất xì hơi cũng như chướng bụng đầy hơi.
5. Giảm tinh bột
Tinh bột cũng là một trong những tác nhân gây xì hơi nhiều. Do đó, để giảm xì hơi nhiều thì người bệnh cần hạn chế các thực phẩm nhiều tinh bột như nếp, khoai mì, ngũ cốc…
6. Tăng cường ăn trái cây
Những loại trái cây họ cam hoặc nho thường có công dụng kiểm soát và cải thiện tần suất xì hơi nhiều, bởi chúng có khả năng thúc đẩy tiêu hóa khỏe.
Cách giảm đánh rắm nhiều
7. Không hút thuốc hay nhai kẹo cao su
Khi nhai kẹo cao su tức chúng ta đang hấp thu rất nhiều không khí vào đường ruột, điều này gây ra chứng đầy hơi. Tương tự, khi hút thuốc lá, chúng ta cũng nuốt nhiều khí hơn, do vậy mà hiện tượng xì hơi sẽ xuất hiện liên tục.
Vì thế, để giảm bớt tần suất xì hơi liên tục thì cần lược bỏ thói quen nhai kẹo cao su và hút thuốc lá.
8. Uống nước chanh nóng với gừng
Bên cạnh việc thay đổi những thói quen sinh hoạt và ăn uống kể trên, người bệnh có thể hòa nước cốt chanh cùng với nước ấm, thêm thìa mật ong và nhánh gừng nhỏ. Sau đó uống sau mỗi bữa ăn để hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện tần suất xì hơi nhiều.
Có phải bị trĩ xì hơi nhiều không?
Xì hơi chỉ là một nhu cầu bình thường của con người, nếu nó xuất hiện quá nhiều lần, bất kể có mùi hay không thì đó chỉ là sự thay đổi bất thường của hệ thống tiêu hóa.
Trong khi đó, bệnh trĩ được hình thành do sự giãn nở quá mức của các sợi tĩnh mạch hậu môn. Đám rối tĩnh mạch này sẽ gây ra búi trĩ trong và ngoài hoặc cả trong lẫn ngoài thành hậu môn, tạo ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
Do đó, để trả lời cho vấn đề bị trĩ xì hơi nhiều có đúng không, các chuyên gia khẳng định là không. Rất có thể là bệnh nhân đang gặp những căn bệnh về đường tiêu hóa kể trên và cần thăm khám kĩ lưỡng để đưa ra kết luận chính xác.
Xì hơi nhiều thì khi nào cần gặp bác sĩ?
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Trường hợp xì hơi nhiều kèm theo các triệu chứng sau đây thì người bệnh nên đi gặp bác sĩ ngay:
- Ăn không ngon miệng, chán ăn, cơ thể suy nhược, sụt cân không rõ nguyên nhân.
- Đau bụng bất thường, kèm cảm giác buôn nôn và hay bị nôn ói.
- Đại tiện ra máu.
- Thường xuyên bị táo bón hoặc tiêu chảy.
Nếu còn đang loay hoay không biết khám các bệnh liên quan đến hậu môn ở đâu thì Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ chính là gợi ý mà bạn có thể tham khảo.
Nơi đây được đánh giá là cơ sơ y tế uy tín tại Hải Phòng, được cấp phép hoạt động hợp pháp bởi Sở Y tế và chịu sự quản lý nghiêm ngặt từ Bộ Y tế nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm.
Mong rằng, qua những chia sẻ này, bạn đã hiểu chi tiết hơn về hiện tượng xì hơi nhiều. Mọi thắc mắc liên quan và đăng ký thăm khám, xui lòng liên hệ Hotline 0225 8831 239 hoặc nhắn tin trực tiếp tại đây để được tư vấn miễn phí và bảo mật tuyệt đối.
Bài viết: Xì hơi nhiều là do đâu? Cách chữa bệnh xì hơi nhiều
Ngày: 22/08/2024