Giờ Khám Bệnh 8h00 - 20h00 - Tất cả các ngày

Phòng khám đa khoa phượng đỏ
Phòng khám đa khoa phượng đỏ
Phòng khám đa khoa phượng đỏ
Phòng khám đa khoa phượng đỏ
  • Được bộ y tế phê duyệt

  • Bác sĩ giỏi

  • Khám chữa tận tâm

  • Kỹ thuật thiết bị hiện đại

  • Chi phí tối ưu

Χ
Tư vấn trực tuyến Tư vấn

trực tuyến

Tư vấn trực tuyến Đặt lịch

hẹn khám

Yêu cầu gọi lại Yêu cầu

gọi lại

Tư vấn trực tuyến Bản đồ

chỉ dẫn

Mắc tiểu liên tục là dấu hiệu bệnh gì? Cách giảm mắc tiểu

Đánh giá: 5/ 5 ( 15 lượt)

  Việc một người mắc tiểu liên tục là nhu cầu của họ nhiều hơn bình thường. Tuy nhiên, điều này có thể phá vỡ thói quen đi tiểu, gián đoạn giấc ngủ và đây còn có thể là biểu hiện của một bệnh lý tiềm ẩn liên quan đến tiết niệu. Để tìm hiểu rõ vấn đề này và cách giải quyết thế nào, mời bạn xem ngay bài viết sau đây.

bác sĩ tư vấn miễn phí

Mắc tiểu liên tục là dấu hiệu bệnh gì?

  Theo Hiệp hội niệu học thế giới, trung bình một người sẽ có số tần suất đi tiểu là khoảng 6 – 8 lần/ ngày. Tùy vào chế độ ăn uống và sinh hoạt mà tần suất này có sự chênh lệch khoảng 5 – 10 lần/ngày.

  Do đó, khi một người bình thường, đột nhiên đi tiểu nhiều hơn tỷ lệ này trong khi chỉ uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày thì được cho là đang mắc tình trạng mắc tiểu liên tục.

  Tuy nhiên, tình trạng này mỗi người có sự khác nhau và hầu hết bệnh nhân chỉ đến gặp bác sĩ khi buồn đi tiểu liên tục, đến mức họ cảm thấy không còn thoải mái. Ngoài ra, nếu bé đi tiểu liên tục là do bàng quàng còn nhỏ, nên việc đi tiểu liên tục trong ngày của trẻ là điều bình thường.

Mắc tiểu liên tục là dấu hiệu bệnh gì?

Mắc tiểu liên tục là dấu hiệu bệnh gì?

  Có rất nhiều lý do khiến người bệnh đi đái liên tục, đó có thể là do việc uống quá nhiều chất lỏng, đặc biệt là caffein hay bia rượu vào cơ thể. Tuy nhiên, bị mót tiểu liên tục cũng có thể là biểu hiện của các vấn đề liên quan đến tiết niệu hoặc thận. Cụ thể như:

1. Đi tiểu liên tục là dấu hiệu bệnh viêm đường tiết niệu

  Viêm đường tiết niệu là tình trạng vi khuẩn xâm nhập từ ngoài vào cơ thể thông qua niệu đạo. Sau đó, chúng tấn công ngược lên cổ bàng quang và thận, gây ra sự kích thích mắc đi tiểu liên tục cho người bệnh. 

  Ngoài việc cảm thấy mắc tiểu liên tục ra, người bệnh còn có các biểu hiện đi kèm như tiểu về đêm, tiểu buốt, quan hệ đau rát, sốt, mệt mỏi, buồn nôn…

2. Mắc tiểu liên tục ở nữ là dấu hiệu bệnh sa tử cung

  Nếu có cảm giác mắc tiểu liên tục ở nữ thì cần lưu ý đến bệnh sa tử cung. Đặc biệt là những chị em sau sinh, sinh thường, thời gian chuyển dạ lâu. 

  Hoặc thai nhi quá lớn, nếu chọn sinh thường thì có nguy cơ sa tử cung cao, gây chèn ép đường âm đạo, từ đó dẫn đến hiện tượng mắc tiểu liên tục.

3. Mắc đái liên tục do hội chứng tăng hoạt OAB bàng quang

  Hội chứng tăng hoạt OAB bàng quang là nguyên nhân phổ biến gây buồn vệ sinh liên tục cho người bệnh. Bởi vì, khi bàng quang bị kích thích quá mức sẽ co bóp liên tục, từ đó làm gia tăng tần suất đi tiểu, thậm chí chỉ cần một sự kích thích nhẹ cũng có thể khiến bệnh nhân phải đi tiểu ngay.

Mắc tiểu liên tục do hội chứng tăng hoạt OAB bàng quang

Mắc tiểu liên tục do hội chứng tăng hoạt OAB bàng quang

4. Buồn đi vệ sinh liên tục do xuất hiện sỏi niệu đạo

  Sỏi niệu đạo là do quá trình kết tinh của muối khoáng hòa tan trong bãi nước tiểu. Sỏi này có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trong hệ thống tiết niệu, như là ở thận, bàng quàng và niệu đạo. 

  Nếu để lâu, những viên sỏi sẽ tăng kích thước và làm hẹp đường dẫn nước tiểu, từ đó gây ảnh hưởng đến quá trình bài tiết nước thải. Chính vì như thế, đã gây ra tình trạng đi đái liên tục, tiểu rắt, tiểu buốt, đau khi tiểu, thậm chí tiểu ra máu.

5. Bị mắc tiểu liên tục là dấu hiệu bệnh tiểu đường

  Bị buồn tiểu liên tục là biểu hiện rất phổ biến của những người bị tiểu đường. Nguyên nhân là do lượng đường trong máu tăng lên cao, khiến cho thận phải chịu áp lực lớn, buộc cơ quan này phải làm việc liên tục để hạn chế dư thừa đường huyết bằng việc sản xuất ra nước tiểu. Do đó, người bị tiểu đường thường xuyên tiểu nhắt liên tục.

6. Mắc tiểu liên tục ở nam là dấu hiệu phì đại tuyến tiền liệt

  Phì đại tuyến tiền liệt gây áp lực lên niệu đạo và cản trở dòng chảy nước tiểu, khiến cho thành bàng quang bị kích thích. Khi đó, bàng quang co bóp ngay cả khi chỉ chứa một lượng nước tiểu rất nhỏ. Đây là lý do vì sao những người mắc bệnh này thường có triệu chứng mắc tiểu liên tục, thậm chí khó tiểu khi khối phì đại quá lớn.

Mắc tiểu liên tục do do bị phì đại tuyến tiền liệt

Mắc tiểu liên tục do do bị phì đại tuyến tiền liệt

7. Cảm giác buồn tiểu liên tục do các bệnh ở thận

  Nếu đang có biểu hiện mắc tiểu liên tục, đi tiểu với tần suất cao với lượng nước tiểu không bình thường thì rất có khả năng là do các bệnh ở thận. Như là:

  • Sỏi thận: Sẽ gây mắc tiểu liên tục nhưng tiểu buốt, khó tiểu, đổi màu nước tiểu.
  • Suy thận: Triệu chứng thường gặp là tiểu về đêm nhiều lần, khó tiểu, nước tiểu màu xanh, có bọt hoặc có máu…
  • Thận hư: Xuất hiện khi cầu thận bị tổn thương, dẫn đến người bệnh mắc tiểu liên tục nhưng tiểu ít, lượng nước chỉ khoảng 500ml/ngày.

Các nguyên nhân, yếu tố dẫn đến buồn tiểu liên tục ở nam và nữ

  Với những trường hợp mắc tiểu liên tục chỉ diễn ra một vài ngày rồi hết thì người bệnh không cần quá lo lắng, bởi nó xuất hiện là do các nguyên nhân sinh lý sau đây:

  • Uống nước nhiều đi tiểu liên tục: Khi nạp lượng nước quá lớn vào cơ thể, vượt mức cần thiết thì sẽ khiến thận phải làm việc liên tục. Do đó mà lượng nước tiểu cũng đào thải ra nhiều hơn bình thường. Chưa kể, nếu uống bia rượu hay các thực phẩm lợi tiểu khác cũng là nguyên nhân khiến người bệnh mắc tiểu liên tục và đi tiểu nhiều lần.
  • Cảm giác mắc tiểu liên tục do tuổi tác: Khi về già, chức năng của các bộ phận trong cơ thể cũng suy yếu dần. Vậy nên, hoạt động của các cơ ở bàng quang và hệ thống thần kinh điều khiển cơ quan này cũng bị nhiễu loạn, không còn phối hợp nhịp nhàng như trước. Chính vì như vậy, dẫn đến hiện tượng người lớn tuổi mắc tiểu liên tục, tiểu gấp, tiểu không kiểm soát.
  • Cảm giác buồn đi tiểu liên tục do sự thay đổi hormone sau mãn kinh: Sự thiếu họ hormone estrogene có thể làm thay đổi tín hiệu thần kinh trong bàng quang và góp phần gây ra tình trạng buồn tiểu liên tục ở nữ giới sau khi mãn kinh.
  • Mót tiểu liên tục do rối loạn hệ thần kinh: Các bệnh như đột quỵ, Parkínon, phẫu thuật vùng thắt lưng hoặc chậu, thoát vị đĩa đệm… gây ra sự rối loạn trong hệ thống thần kinh điều kiện hoạt động tiểu tiện, kích thích đến bàng quang khiến người bệnh phải mắc tiểu liên tục.
  • Mắc đi tiểu liên tục vì lạm dụng thuốc: Một số loại thuốc điều trị như lợi tiểu, hạ huyết áp, đau dạ dày… Nếu lạm dụng nó cũng có thể khiến người bệnh mắc tiểu liên tục và tần suất đi tiểu nhiều hơn.
  • Buồn đi tiểu liên tục ở nữ giới vì đang mang thai: Mang thai đã làm thay đổi hormone và tử cung, gia tăng áp lực lên bàng quang từ đó gây ra tình trạng đi tiểu liên tục ở nữ giới, đặc biệt là trong những tuần đầu thai kỳ.
Yếu tố dẫn đến mắc tiểu liên tục ở nam và nữ
Yếu tố dẫn đến mắc tiểu liên tục ở nam và nữ

  Bên cạnh đó, nếu người bệnh không chỉ mắc tiểu liên tục mà còn xuất hiện them các triệu chứng bất thường như đau rát khi tiểu tiện, khó tiểu, tiểu rắt, tiểu buốt, nước tiểu ra ít, không kiểm soát việc đi tiểu… thì tốt nhất là nên đi thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Cách giảm tần suất đi vệ sinh liên tục

  Nếu việc mắc tiểu liên tục do các nguyên nhân sinh lý kể trên, để giảm tần suất này lại thì người bệnh có thể thay đổi lối sống lành mạnh và khoa học hơn. Có thể là:

1. Tập các bài tập Kegel

  Đây là bài tập vừa rèn luyện sức khỏe cho cơ sàn chậu vừa hỗ trợ hoạt động tiểu tiện diễn ra ổn định, giảm triệu chứng mắc tiểu liên tục và đi tiểu gấp, tiểu nhiều lần.

2. Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng

  Nên ăn nhiều chất xơ để tránh bị táo bón. Táo bón có thể khiến cho các triệu chứng hội chứng bàng quang trở nên nghiêm trọng hơn. Đồng thời, cần tránh các thực phẩm lợi tiểu như rượu bia, caffein, nước ngọt có gas, đồ ăn cay nóng…

3. Uống đủ lượng nước cần thiết

  Theo FDA, mỗi người nên nạp vào cơ thể từ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày. Vì vậy, nếu không cần thiết thì không nên uống quá nhiều hay quá ít nước và nên uống trước khi đi ngủ ít nhất 2 – 3 giờ.

Cách giảm tần suất mắc tiểu liên tục

Cách giảm tần suất mắc tiểu liên tục

4. Thay đổi thói quen đi tiểu

  Đây là phương pháp rất hữu ích cho những trường hợp mắc hội chứng bàng quang tăng hoạt. Theo đó, người bệnh cần tập thói quen giữ nước tiểu trong khoảng 30 phút, sau đó tăng dần từ 15 – 30 phút mỗi tuần. Nhằm ổn định sự hoạt động của bàng quang, khắc phục hội chứng mắc tiểu liên tục.

5. Sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ

  Về cơ bản, khi các cơn mắc tiểu liên tục xuất hiện chính là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm. Chính vì thế, việc thăm khám là điều rất quan trọng. 

  Tại đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh lý và đưa ra phác đồ điều trị bằng thuốc một cách hiệu quả. Tùy theo bệnh lý mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp:

  • Nếu bệnh tiểu đường: Bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc để kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Nếu là bệnh viêm nhiễm: Bác sĩ sẽ chỉ định các loại kháng sinh diệt nấm, diệt khuẩn và tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
  • Nếu là bệnh bàng quang tăng hoạt: Bác sĩ có thể sử dụng thuốc kháng cholinergic.

Buồn tiểu liên tục khi nào cần đi khám?

  Nếu cảm thấy mắc tiểu liên tục xuất hiện ngày càng trầm trọng, kèm theo các triệu chứng sau đây thì cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ ngay:

Mắc tiểu liên tục khi nào cần đi khám?

Mắc tiểu liên tục khi nào cần đi khám?

  • Cảm giác buồn tiểu nhưng tiểu không hết, dòng nước tiểu đứt quãng (ngưng đột ngột).
  • Luôn cảm thấy khó chịu trong bàng quang, kích thích muốn đi tiểu.
  • Nước tiểu rò rỉ hoặc chảy ra mất kiểm soát.
  • Có cảm giác bị buốt mỗi khi đi tiểu.
  • Xuất hiện máu trong nước tiểu.
  • Tiểu đêm và tiểu một cách không kiểm soát.
  • Cơ thể mệt mỏi, sốt, hay bị căng tức bụng dưới.

  Bất kỳ bệnh lý nào khi được phát hiện sớm cũng sẽ giúp cho việc điều trị dễ dàng và triệt để hơn. Đồng thời, phòng tránh được những rủi ro cho sức khỏe về sau.

  Hiện nay, các bệnh liên quan đến tiết niệu nói chung và hiện tượng mắc tiểu liên tục đang được điều trị rất hiệu quả tại Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ

  Đây là địa chỉ được Sở Y tế cấp phép hoạt động hợp pháp, trang bị đầy đủ các phòng xét nghiệm, siêu âm, tiểu phẫu với máy móc và thiết bị y tế hiện đại sẽ đảm bảo cho quá trình khám chữa bệnh an toàn, hiệu quả nhất. Vậy nên, bạn có thể hoàn toàn an tâm khi lựa chọn.

  Mong rằng, qua bài viết này bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin bổ ích về tình trạng mắc tiểu liên tục. Để ĐẶT LỊCH KHÁM hay giải đáp thắc mắc liên quan, bạn vui lòng liên hệ Hotline 0225 8831 239 hoặc nhắn SDT tại đây nhé. 

bác sĩ tư vấn miễn phí

Hotline
0225 8831 239
Tư vấn
CHAT VỚI BÁC SĨ
Đăng ký
ĐẶT LỊCH KHÁM
Hỗ trợ
CHỈ DẪN ĐƯỜNG
da khoa hong phuc