Giờ Khám Bệnh 8h00 - 20h00 - Tất cả các ngày

Phòng khám đa khoa phượng đỏ
Phòng khám đa khoa phượng đỏ
Phòng khám đa khoa phượng đỏ
Phòng khám đa khoa phượng đỏ
  • Được bộ y tế phê duyệt

  • Bác sĩ giỏi

  • Khám chữa tận tâm

  • Kỹ thuật thiết bị hiện đại

  • Chi phí tối ưu

Trĩ nội ra máu có sao không và cách xử lý thế nào?

Đánh giá: 5/ 5 ( 4 lượt)

Trĩ nội ra máu không hẳn là tình trạng hiếm gặp nhưng nếu kéo dài, sẽ gây nhiều hoang mang cho bệnh nhân, nhất là khi trĩ nội ra máu còn cảnh báo dấu hiệu vỡ búi trĩ, làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vậy cách xử lý như thế nào?

bác sĩ tư vấn miễn phí

Vì sao trĩ nội ra máu?

Theo các bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ, trĩ nội là tình trạng các búi trĩ hình thành bên trong ống hậu môn, phía trên đường lược và không bị sa ra ngoài ở giai đoạn đầu.

Trĩ nội ra máu là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh, xuất hiện ngay từ giai đoạn đầu. Ban đầu, máu thường chảy với lượng rất ít, chỉ dính trên giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phân. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, lượng máu sẽ tăng dần. Đến giai đoạn 3 – 4, máu có thể chảy thành giọt hoặc tia, đặc biệt là khi đại tiện, thậm chí có trường hợp chảy máu kéo dài gây thiếu máu.

Nguyên nhân chính khiến trĩ nội ra máu là do các búi trĩ được nuôi dưỡng bởi hệ thống mạch máu dày đặc. Khi phân đi qua, sự ma sát với búi trĩ sẽ làm tổn thương niêm mạc và gây chảy máu. Búi trĩ càng to, mức độ chảy máu càng nghiêm trọng.

Trĩ nội ra máu

Trĩ nội ra máu

Ở giai đoạn nặng, nếu búi trĩ bị huyết khối (tụ máu đông) và vỡ ra, máu có thể chảy ồ ạt, gây nguy hiểm cho người bệnh. Ngoài nguyên nhân do ma sát khi đại tiện, một số yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ trĩ nội ra máu, bao gồm:

  • Táo bón, tiêu chảy hoặc đi ngoài nhiều lần trong ngày khiến hậu môn phải chịu áp lực liên tục, dễ làm tổn thương niêm mạc và kích thích búi trĩ chảy máu.
  • Việc rặn mạnh trong quá trình đi vệ sinh có thể làm tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn, dẫn đến chảy máu trĩ.
  • Ăn ít chất xơ, uống không đủ nước, thường xuyên tiêu thụ thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, hoặc sử dụng rượu bia, chất kích thích đều có thể khiến phân cứng hơn, gây táo bón và làm tổn thương búi trĩ.
  • Ngồi lâu, đứng nhiều hoặc ít vận động làm cản trở lưu thông máu, khiến búi trĩ có xu hướng to lên và dễ bị tổn thương hơn.
  • Một số bệnh lý tiêu hóa: Những người mắc viêm đại tràng, viêm loét dạ dày hoặc hội chứng ruột kích thích cũng có nguy cơ chảy máu búi trĩ nội do tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài.

Bị trĩ nội đi ra máu có sao không?

Như đã đề cập, tình trạng trĩ nội ra máu kéo dài có thể là dấu hiệu cho thấy búi trĩ bị vỡ, dẫn đến chảy máu ồ ạt. Ban đầu, tình trạng này có thể không quá nguy hiểm và có thể thuyên giảm nếu người bệnh biết cách chăm sóc sức khỏe. 

Tuy nhiên, nếu không được kiểm soát kịp thời, trĩ nội ra máu có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như:

  • Mất máu kéo dài: Chảy máu liên tục có thể dẫn đến thiếu máu mãn tính, khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu.
  • Tắc mạch trĩ nội: Các búi trĩ bị sưng phồng, căng tức, có thể vỡ ra và gây đau đớn.
  • Viêm khe, viêm nhú hậu môn: Khi búi trĩ chảy máu thường xuyên, nguy cơ viêm nhiễm tại các khe, nhú hậu môn tăng cao, gây cảm giác đau rát, khó chịu.
  • Nhiễm trùng, hoại tử: Việc chảy máu kéo dài kèm theo dịch nhầy tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hậu môn, thậm chí hoại tử búi trĩ. Nếu không điều trị sớm, nguy cơ mắc ung thư hậu môn – trực tràng cũng tăng cao.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản (đối với nữ giới): Trĩ nội ra máu kéo dài có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe sinh sản của chị em.
Bị trĩ nội đi ra máu có sao không?
Bị trĩ nội đi ra máu có sao không?

Trĩ nội đi ra máu tươi thì nên xử lý thế nào?

Với những nguy cơ tiềm ẩn đã đề cập, người bệnh không nên chủ quan khi trĩ nội đi ra máu tươi. Tốt nhất, nên đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám kịp thời. 

Bác sĩ có thể tiến hành nội soi hậu môn – trực tràng nhằm loại trừ nguy cơ chảy máu do khối u hoặc các bệnh lý nghiêm trọng khác. Dựa trên kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp giúp kiểm soát tình trạng chảy máu một cách hiệu quả.

1. Uống thuốc cầm máu

Trong trường hợp trĩ nội ra máu, bác sĩ có thể kê đơn thuốc cầm máu để giúp kiểm soát tình trạng xuất huyết. Một số loại thuốc có thể kể đến như:

  • Thuốc viên hoặc tiêm: Giúp làm đông máu nhanh, hạn chế mất máu.
  • Thuốc bôi hoặc đặt hậu môn: Có tác dụng làm co búi trĩ, giảm viêm và ngăn ngừa chảy máu.

Tuy nhiên, thuốc cầm máu chỉ là biện pháp tạm thời. Người bệnh cần kết hợp điều trị nguyên nhân gốc rễ của bệnh trĩ để ngăn ngừa tình trạng chảy máu tái diễn. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

2. Can thiệp xử lý búi trĩ

Đối với những trường hợp trĩ nội ra máu cấp độ 3, cấp độ 4 hoặc trĩ nội cấp độ 1, 2 nhưng không đáp ứng điều trị nội khoa, phương pháp phẫu thuật cắt trĩ là giải pháp hiệu quả nhất.

Trĩ nội đi ra máu tươi thì nên xử lý thế nào?

Trĩ nội đi ra máu tươi thì nên xử lý thế nào?

  • Phẫu thuật Longo: Đây là phương pháp sử dụng súng cắt kết hợp khâu treo búi trĩ. Tuy nhiên, vì tác động trực tiếp lên búi trĩ nên người bệnh có thể bị chảy máu nhiều và đau đớn kéo dài. Ngoài ra, tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật khá cao, có nguy cơ biến chứng như thủng trực tràng, khó cầm máu. Hơn nữa, chi phí thực hiện phương pháp này cũng tương đối cao.
  • Cắt trĩ bằng sóng cao tần HCPT II: Đây là phương pháp hiện đại, được cải tiến từ công nghệ HCPT, mang lại hiệu quả điều trị lên đến 99%. Kỹ thuật này hoạt động theo nguyên lý nhiệt nội sinh, ít xâm lấn, giúp loại bỏ búi trĩ một cách nhẹ nhàng, hạn chế chảy máu, giảm đau đớn đáng kể và không gây ảnh hưởng đến các mô lành xung quanh. Nhờ đó, chức năng hậu môn được bảo toàn, tránh để lại sẹo và hạn chế tối đa biến chứng so với các phương pháp truyền thống.
  • Cắt trĩ bằng Laser: Phương pháp sử dụng tia laser để cắt và loại bỏ búi trĩ, giúp hạn chế chảy máu và rút ngắn thời gian hồi phục. Cắt trĩ bằng laser ít gây đau hơn so với phương pháp truyền thống, tuy nhiên, vẫn có nguy cơ tái phát nếu không chăm sóc đúng cách sau phẫu thuật. Chi phí thực hiện thường cao hơn so với các phương pháp khác.

Ngoài ra, còn có phương pháp tiêm chích xơ búi trĩ, cắt trĩ bằng laser, thắt triệt mạch trĩ… Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm và để chọn phương pháp nào phù hợp thì người bệnh nên đi khám bác sĩ và nhận tư vấn.

3. Chăm sóc tại nhà

Nếu tình trạng trĩ nội ra máu không quá nghiêm trọng, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp hỗ trợ tại nhà để cải thiện triệu chứng, cụ thể như sau:

  • Ngâm hậu môn: Có thể kết hợp việc ngâm hậu môn khi tắm để giúp làm dịu cơn rát sau khi đi vệ sinh. Nước ngâm có thể là nước ấm pha với một chút muối loãng để sát khuẩn và giảm viêm.
  • Vệ sinh vùng hậu môn đúng cách: Nên sử dụng giấy vệ sinh mềm, ướt, không chứa chất kích ứng để tránh gây tổn thương vùng hậu môn. Tránh dùng giấy khô vì có thể làm trầy xước búi trĩ.
  • Hạn chế táo bón: Nếu bị táo bón, người bệnh có thể sử dụng thuốc hỗ trợ làm mềm phân theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không nên cố rặn khi đi đại tiện, vì điều này có thể làm tăng áp lực lên búi trĩ, dẫn đến chảy máu nhiều hơn.
  • Bổ sung nước đầy đủ: Cần uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày, không nên đợi đến khi khát mới uống. Chia nhỏ lượng nước trong ngày để cơ thể hấp thu tốt hơn, đồng thời giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
  • Tăng cường chất xơ: Cần bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên cám vào chế độ ăn uống để giúp cải thiện tình trạng táo bón. Trong trường hợp cần thiết, có thể sử dụng thêm các loại thực phẩm hỗ trợ nhuận tràng theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Duy trì vận động: Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường nhu động ruột, từ đó hạn chế táo bón và giảm áp lực lên búi trĩ.
  • Tránh ngồi quá lâu khi đi vệ sinh: Hạn chế ngồi lâu trong nhà vệ sinh, đặc biệt là việc sử dụng điện thoại hoặc đọc sách khi đi vệ sinh. Điều này sẽ làm búi trĩ chịu áp lực lớn hơn, dễ bị sa ra ngoài và chảy máu nhiều hơn.
Cách chăm sóc bệnh trĩ tại nhà
Cách chăm sóc bệnh trĩ tại nhà

Tóm lại, trĩ nội ra máu là dấu hiệu cho thấy búi trĩ đang bị tổn thương. Khi búi trĩ phát triển lớn, lượng máu lắng đọng cũng sẽ nhiều hơn, khiến tình trạng chảy máu trở nên nghiêm trọng hơn. Lúc này người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ là một trong những địa chỉ chuyên sâu trong khám và điều trị bệnh trĩ. Phòng khám quy tụ đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn, đảm bảo mang lại hiệu quả điều trị cao.

Ngoài ra, phòng khám làm việc từ 8h00 – 20h00 tất cả các ngày trong tuần, giúp người bệnh chủ động hơn trong việc sắp xếp thời gian thăm khám mà không ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.

Trên đây là những thông tin quan trọng về tình trạng trĩ nội ra máu. Nếu cần giải đáp thêm thắc mắc hoặc muốn đặt lịch hẹn trước khi đến, bạn đọc vui lòng liên hệ  Hotline 0225 8831 239 hoặc nhắn tin trực tiếp  tại đây để được đội ngũ bác sĩ chuyên môn hỗ trợ nhanh chóng. 

bác sĩ tư vấn miễn phí

Bài viết: Trĩ nội ra máu có sao không và cách xử lý thế nào?

Được đăng bởi: Chuyên viên tư vấn Hằng

Ngày:

Hotline
0225 8831 239
Tư vấn
CHAT VỚI BÁC SĨ
Đăng ký
ĐẶT LỊCH KHÁM
Hỗ trợ
CHỈ DẪN ĐƯỜNG
Χ
Tư vấn trực tuyến Tư vấn

trực tuyến

Tư vấn trực tuyến Đặt lịch

hẹn khám

Yêu cầu gọi lại Yêu cầu

gọi lại

Tư vấn trực tuyến Bản đồ

chỉ dẫn

da khoa hong phuc