Phân biệt bệnh áp xe và rò hậu môn
Áp xe và rò hậu môn là hai quá trình phát triển của cùng một bệnh lý ở hậu môn trực tràng. Nếu như áp xe không được xử lý cẩn thận sẽ dẫn đến rò hậu môn, hay nói cách khác rò hậu môn chính là hậu quả của tình tràng áp xe gây nên. Dù không đe dọa đến tính mạng nhưng chúng gây không ít phiền toái trong đời sống sinh hoạt của người bệnh. Để hiểu rõ hơn về hai tình trạng này, mời bạn theo dõi bài viết sau đây.
Bệnh áp xe liên quan gì đến rò hậu môn?
Áp xe và rò hậu môn là hai bệnh lý cùng xảy ra ở vùng hậu môn trực tràng. Nguyên nhân gây bệnh có khá nhiều, nhưng thường đến từ việc nhiễm khuẩn của tuyến bã Herman Desfosses ở hốc hậu môn tạo ra ổ mủ nằm ở khoang giữa vòng cơ thắt trong và ngoài.
Từ đây, mủ sẽ chảy lan ra xung quanh, theo những bó cơ chạy dọc dài ra ngoài da lỗ hậu môn hoặc vỡ ở trong lòng ống tạo thành đường rò mãn tính với nhiều hình thái khác nhau.
Phân biệt bệnh áp xe và rò hậu môn
Như vậy, áp xe rò hậu môn là 2 giai đoạn phát triển từ một quá trình bệnh lý, trong đó áp xe là giai đoạn cấp tính và rò hậu môn là giai đoạn mạn tính. Nếu ổ áp xe không xử lý sẽ dẫn đến rò hậu môn. Vậy làm sao để phân biệt khi nào là áp xe và rò hậu môn?
1. Ápxe và rò hậu môn là gì?
Áp xe hậu môn là kết quả của quá trình viêm nhiễm kéo dài mà không xử lý, dẫn đến tích tụ ổ mủ. Căn bệnh này có thể xảy ra ở mọi đối tượng, dù trẻ sơ sinh hay người lớn. Song, không phải là bệnh lý gây nguy hiểm nhưng lại trực tiếp tạo ra không ít sự phiền toái, đau đớn cho bệnh nhân.
Phân biệt bệnh áp xe và rò hậu môn
Trong khi đó, rò hậu môn lại là tình trạng xuất hiện đường hầm nối thông giữa thành ống hậu môn với da xung quanh hậu môn. Đa phần rò hậu môn đều do các ổ ápxe mà nên. Vì những ổ áp xe không được xử lý kịp thời và đúng cách sẽ để lại hậu quả chính là những đường rò trong, rò ngoài ống hậu môn.
2. Triệu chứng đặc trưng của bệnh áp xe rò hậu môn
Áp xe hậu môn dễ nhận biết hơn so với rò hậu môn. Đó chính là những cơn đau nhức khó chịu ở hậu môn, đặc biệt là khi ngồi hay mặc quần quá chật chội. Ngoài ra, còn có thể kèm theo máu hoặc dịch mủ khi đi ngoài, nhất là tình trạng bị táo bón – nó khiến phân trở nên cứng lại và chà sát mạnh vào nơi bị áp xe. Nếu ổ áp xe nằm sâu trong hậu môn, triệu chứng sẽ rõ ràng hơn như cơ thể mệt mỏi, sốt cao, ớn lạnh,…
Còn với rò hậu môn, bệnh thường có những biểu hiện đặc trưng như: quanh vùng hậu môn sẽ thấy nổi lên các ổ mủ, chảy dịch vàng đục – dịch này có mùi hôi khó chịu, khi mô sẽ đóng vảy trên miệng rò. Đặc biệt khi dịch mủ chảy sẽ gây ra các cơn ngứa ngáy, ẩm ướt đũng quần. Đôi khi còn kèm theo biểu hiện sốt cao, người mệt mỏi uể oải, rối loạn hormone,…
3. Cách chữa áp xe và rò hậu môn
Hầu hết các trường hợp bị áp xe và rò hậu môn đều được chẩn đoán thông qua các triệu chứng lâm sàng như kể trên. Các xét nghiệm hỗ trợ kèm theo như siêu âm, nội soi, chụp CT và MRI sẽ giúp bác sĩ xác định chính xác hơn về vị trí của ổ áp xe và hướng đi của đường rò. Từ đó, bác sĩ mới có thể đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả. Một trong số các phương pháp điều trị áp xe và rò hậu môn như sau:
Để điều trị bệnh áp xe hậu môn tốt nhất là phẫu thuật để dẫn lưu dịch mủ ra ngoài. Phẫu thuật áp xe hậu môn sẽ được thực hiện bằng cách gây tê tại chỗ và bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh, sau đó làm sạch ổ mủ. Nếu ổ áp xe lớn và nằm sâu thì cần phải phẫu thuật gây tê tủy sống hoặc gây mê để có thể loại bỏ dịch mủ triệt để.
Cách điều trị duy nhất cho bệnh rò hậu môn chính là phẫu thuật. Phẫu thuật rò hậu môn thường không có gì quá phức tạp nhưng đôi khi cũng có thể để lại biến chứng, vì thế mà đòi hỏi phải tiến hành nhiều nhiều lần và bác sỹ có tay nghề phẫu thuật dày dặn.
Cách điều trị áp xe rò hậu môn duy nhất là phẫu thuật
Những vết mổ trong hay ngoài ống hậu môn, sau đó đều sẽ được chuyển thành một đường để vết thương có thể hồi phục nhanh chóng và dễ dàng. Phần lớn thì những ca phẫu thuật rò hậu môn và áp xe hậu môn có thể được tiến hành cùng lúc.
4. Khả năng tái phát bệnh
Cả áp xe và rò hậu môn đều có nguy cơ tái phát sau khi phẫu thuật, nếu không điều trị không triệt để hoặc không chăm sóc đúng cách. Các dấu hiệu tái phát có thể xảy ra như chảy máu, nhiễm trùng, chảy mủ,…
Cách phòng tránh áp xe rò hậu môn như thế nào?
Để phòng tránh áp xe và rò hậu môn tái phát, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây:
- Trong thời gian điều trị thì tuần thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ.
- Sinh hoạt tình dục lành mạnh, sử dụng bao cao su khi quan hệ, tránh quan hệ qua đường hậu môn.
- Tập thói quen đi đại tiện vào khung giờ cố định trong ngày.
- Chú ý đến vấn đề vệ sinh hậu môn mỗi ngày, sau khi rửa sạch thì có thể ngâm nước ấm khoảng ít phút.
- Duy trì chế đồ dinh dưỡng cân bằng, khoa học bằng những loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như rau xanh, trái cây tươi,… Tránh các đồ cay nóng, chiên xào dầu mỡ và protein.
- Uống nhiều nước, tối thiểu 2 lít/ngày để tránh bị táo bón.
- Hạn chế hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích khác,…
- Khi thấy có dấu hiệu bất thường ở hậu môn thì cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.
Nhằm hỗ trợ bệnh nhân tốt nhất trong quá trình phòng tránh cũng như điều trị áp xe và rò hậu môn thì tại Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ được đội ngũ bác sĩ chuyên khoa đầu ngành, có kiến thức và tay nghề cũng như kinh nghiệm dày dặn trực tiếp phụ trách.
Đặc biệt, nơi đây đang ứng dụng kỹ thuật điều trị được cả áp xe và rò hậu môn bằng sóng cao tần HCPT. Hiệu quả của phương pháp này đã được Sở Y tế kiểm định và cấp phép thực hiện.
Nhiều bệnh nhân sau khi điều trị cũng đều cảm thấy hài lòng về kết quả hồi phục. Phòng khám hoạt động liên tục từ 8h00 – 20h00 các ngày trong tuần, kể cả chủ nhật và lễ Tết nên là bệnh nhân có thể ghé bất cứ khi nào thuận tiện nhất.
Trên đây là một số thông tin để bạn dễ dàng phân biệt bệnh áp xe và rò hậu môn. Mọi thắc mắc về những vấn đề hậu môn trực tràng, xin vui lòng gọi vào Hotline 0225 8831 239, nếu e ngại thì có thể nhắn tin qua khung chat để được đội ngũ chuyên gia y tế của chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng.
Bài viết: Phân biệt bệnh áp xe và rò hậu môn
Ngày: 19/03/2024