Penicillin điều trị giang mai: Có thực sự hiệu quả?
Penicillin điều trị giang mai là kháng sinh đã được phê duyệt với phác đồ của Bộ Y tế. Hãy cùng các chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ tìm hiểu thêm về nguyên lý hoạt động, phác đồ điều trị và lưu ý khi dùng loại thuốc này.
Vì sao cần điều trị giang mai từ sớm?
Giang mai là bệnh nhiễm khuẩn do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây nên. Bệnh này có thể diễn biến hàng chục năm, có lúc biểu hiện rầm rộ, có lúc lại âm thầm không có triệu chứng nào cả khiến bệnh nhân nghĩ rằng bản thân đã hết bệnh và không còn khả năng lây nhiễm cho đối phương.
Có thể bạn quan tâm: Đặc điểm của xoắn khuẩn giang mai.
Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh giang mai sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập sâu vào các cơ quan nội tạng, từ đó gây ra hàng loạt biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Như là viêm động mạch chủ, viêm gan, suy đa tạng, rối loạn tâm thần, bại liệt,… Nếu là giang mai bẩm sinh có thể khiến thai nhi tử vong sớm hoặc bị dị dạng sau khi chào đời.
Vì sao cần điều trị giang mai từ sớm?
Chính vì như thế, nếu sau khoảng 3 – 90 ngày, quan hệ tình dục không dùng biện pháp an toàn, tiếp xúc với người mắc giang mai thì cơ thể bắt đầu có triệu chứng giang mai như nổi mẩn đỏ trên da, bề mặt cứng nhưng không có cảm giác đau, ngứa, lở loét, hay chảy mủ thì cần đến cơ sở y tế kiểm tra ngay.
Thông qua các xét nghiệm giang mai cơ bản, bác sĩ sẽ kết luận bạn có đang mắc giang mai hay không, và từ đó có thể đưa ra những lời khuyên tư vấn phác đồ can thiệp điều trị sớm cho người bệnh.
Penicillin điều trị giang mai là gì?
Phương pháp điều trị giang mai ở giai đoạn đầu chủ yếu là dùng kháng sinh đặc trị để ức chế sự phát triển của xoắn khuẩn giang mai. Trong đó, Benzathine penicillin G là chủ đạo trong phác đồ điều trị.
Bởi vì Benzathine penicillin G có khả năng ức chế và tiêu diệt xoắn khuẩn cực mạnh trong giai đoạn chúng mới bắt đầu sinh sản và phân chia tế bào (tức giai đoạn đầu của bệnh).
Ngược lại, nếu đi vào giai đoạn muộn hơn, nhịp độ phát triển của xoắn khuẩn giảm thì tác dụng của Penicilin sẽ kém hiệu quả hơn. Khi này, cần có một khoảng thời gian dài để sử dụng Penicilin hiệu quả hơn.
Nồng độ ức chế thấp nhất của Penicilin là 0,03 IU/ml huyết thanh. Thế nhưng, nồng độ điều trị chỉ nên đạt trong khoảng 0,07 – 0,2 IU/ml huyết thanh.
Nếu Penicillin nồng độ cao hơn sẽ không diệt được xoắn khuẩn mà còn ức chế quá trình sinh sôi của chúng nên Penicilin dạng thải trừ chậm là chỉ định thích hợp nhất.
Tính cho đến thời điểm hiện tại, hầu như chưa có trường hợp nào xoắn khuẩn giang mai miễn dịch với Penicilin. Tuy nhiên, hiệu quả của Penicilin càng cao khi được chỉ định ở giai đoạn sớm của bệnh. Chính vì thế, việc sử dụng Penicilin điều trị giang mai cần được điều trị càng sớm càng tốt.
Khi nào mới cần tiêm penicillin giang mai?
Để Benzathine penicillin G điều trị giang mai có hiệu quả tốt, bác sĩ sẽ kiểm tra đánh giá tổng quát qua lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng. Sau đó, đưa ra kết luận chính xác và phác đồ điều trị thích hợp. Vậy khi nào mới cần điều trị giang mai với Penicilin?
Penicillin điều trị giang mai trong trường hợp nào?
- Người bệnh được kết luận đã mắc giang mai. Dù ở giai đoạn nào (sơ cấp, thứ cấp, tiềm ẩn hay muộn) cũng đều sẽ được chỉ định điều trị.
- Trong trường hợp, bạn tình của người nhiễm giang mai sẽ được chỉ định điều trị khi cả hai có quan hệ tình dục trong 90 ngày gần nhất, cho dù kết quả xét nghiệm âm tính.
- Phụ nữ đang mang thai. Việc tiến hành điều càng sớm thì tỷ lệ thành công và ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm sang thai nhi càng cao.
- Trẻ sơ sinh cần được sàng lọc và chỉ điều trị khi đã được chẩn đoán lây nhiễm giang mai từ khi còn trong bụng mẹ; điều trị không theo phác đồ, điều trị trước khi chào đời khoảng 4 tuần, chưa từng điều trị với Penicilin; mẹ tái nhiễm giang mai trong quá trình mang thai.
Phác đồ điều trị giang mai với Penicillin
Phác đồ Penicilin được chỉ định điều trị cho các trường hợp chẩn đoán mắc giang mai, bao gồm cả người đang mắc bệnh và giang mai bẩm sinh.
1. Người đang mắc giang mai
Liệu trình điều trị với người đang mắc giang mai là 2,4 triệu đơn vị tiêm bắp (được chia đôi liều tiêm 2 bên để tránh nguy cơ phản ứng tại chỗ). Liều bổ sung Penicilin sẽ được chỉ định sau 1 – 2 tuần (nếu bệnh nhân mắc giang mai tiềm ẩn hoặc không xác định được thời gian).
Trường hợp bệnh nhân có tiền sử dị ứng với thành phần Penicilin (shock phản vệ độ II trở lên) thì sẽ thay thế bằng Doxycycline hoặc azithromycin (nếu bệnh nhân không trong thai kỳ).
Giang mai ở giai đoạn tiềm ẩn muộn cũng có thể được điều trị bằng Penicillin với 7,2 triệu đơn vị và được chia làm 3 liều tiêm bắp. Mỗi liều chứa 2,4 triệu đơn vị thay đổi và cách nhau 7 ngày.
Nếu đã có biến chứng như giang mai thần kinh, mắt, tai, thì sẽ cân nhắc một trong những phác đồ sau đây:
- Tiêm penicilin giang mai vào tĩnh mạch, cách 4 tiếng sẽ tiêm 3 – 4 triệu đơn vị.
- Hoặc tiêm Procaine Penicilin G với 2,4 triệu đơn vị được tiêm vào bắp/lần/ngày cộng với 500mg probenecid uống 4 lần/ ngày.
Cả hai phác đồ được điều trị liên tục trong 10 – 14 ngày. Sau khi hoàn tất các phác đồ điều trị giang thần kinh, tiếp đến là Benzathine penicillin G 2,4 triệu đơn vị được tiêm vào bắp 1 tuần/ lần và tiêm liên tục trong 1 – 3 tuần.
2. Trẻ sơ sinh
Liều điều trị cho trẻ sơ sinh được khuyến cáo bởi CDC Hoa Kỳ là Penicilin kết tinh dạng nước (50.000 đơn vị/kg) truyền vào tĩnh mạch với 2 liều/ngày trong 1 tuần đầu đời và 3 liều/ngày sau đó, với tổng số 10 ngày điều trị.
Hoặc Procaine penicillin G (50.000 đơn vị/kg) được chỉ định tiêm bắp 1 lần/ngày và liên tục 10 ngày. Nếu bỏ liệu trình từ 1 ngày trở đi thì phải điều trị bắt đầu lại từ đầu.
Đối với trẻ lớn hơn thì chọc dò não tủy sẽ được chỉ định trước khi điều trị. Liều điều trị sẽ là Penicillin G (50.000 đơn vị/kg) truyền vào tĩnh mạch 4 - 6 giờ/ lần trong 10 ngày. Sau 10 ngày, có thể được chỉ định thêm 1 liều duy nhất Benzathine penicillin G (50.000 đơn vị/kg) được vào truyền tĩnh mạch.
Phác đồ tiêm Penicillin giang mai
Nếu trẻ có triệu chứng ở giác mạc, bác sĩ sẽ cân nhắc corticosteroid và atropine để điều trị. Nếu trẻ có triệu chứng ở tai, có thể điều trị phối hợp Pencicilin với corticosteroid như prednisone 0,5 mg/kg 1 lần/ngày trong 1 tuần đầu, tiếp theo là 0,3 mg/kg một lần/ngày ở 4 tuần sau.
3. Phụ nữ mang thai
Với phụ nữ đang mai thai, điều trị với Benzathine Penicillin G (2.4 triệu đơn vị) chỉ 1 liều duy nhất. Sau phác đồ này, hầu hết các bệnh nhân đều có kết quả VDRL và RPR giảm 4 lần trong khoảng 6 đến 12 tháng và âm tính sau 2 năm.
Trong trường hợp, bệnh nhân dị ứng với Penicillin, bác sĩ sẽ giải mẫn trước khi điều trị. Erythromycin và Tetracyclin sẽ không được khuyến cáo trong phác đồ điều trị giang mai cho phụ nữ mang thai.
Những lưu ý khi tiêm Peniciilin
Sau thời gian điều trị với Penicillin, bác sĩ cần phải đánh giá lại tình trạng bệnh qua đánh giá lâm sàng và huyết học đình kỳ 3, 6 và 12 tháng/ lần đến khi nào kết quả xét nghiệm âm tính hoàn toàn thì ngưng. Việc đánh giá định kỳ này phụ thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người sau quá trình điều trị.
Với bệnh nhân có triệu chứng giang mai thần kinh, cần tiến hành chọc dò dịch não tủy để đánh giá lại, xem hiệu quả điều trị thành công hay chưa.
Đa phần những bệnh nhân mắc giang mai kèm HIV sẽ đáp ứng tốt với phác đồ điều trị Penicilin chuẩn.
Nhìn chung, giang mai là một trong những căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, được điều trị với kháng sinh Penicilin cùng với sự tầm soát chặt chẽ.
Việc điều trị giang mai không chỉ ở người bệnh mà còn ở những người xung quanh đã vô tình tiếp xúc, bạn tình đã có quan hệ tình dục và cả giang mai bẩm sinh.
Cho đến nay, biện pháp phòng bênh giang mai hiệu quả nhất chính là sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. Và đồng thời kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và can thiệp điều trị trước khi có yếu tố nào làm nguy cơ lây nhiễm.
Một trong những địa chỉ mà bệnh nhân hoàn toàn có thể an tâm khi lựa chọn để khám và chữa trị giang mai đó là Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ. Đây là địa chỉ đã tiếp nhận và hỗ trợ điều trị cho hàng nghìn trường hợp mắc giang mai với nhiều giai đoạn khác nhau.
Từ khi đi vào hoạt động công khai, phòng khám không chỉ nhận được sự tín nhiệm của đông đảo người bệnh, mà còn sở hữu rất nhiều điểm nổi bật để luôn mang đến lợi ích dành riêng cho bệnh nhân. Bao gồm: Giấy phép khám chữa bệnh do Sở Y tế cấp, trình độ và tay nghề của đội ngũ bác sĩ, ứng dụng kỹ thuật – phương pháp điều trị, máy móc thiết bị y tế đã trang bị đầy đủ, cơ sở hạ tầng đảm bảo tiêu chuẩn vô trùng, chi phí phù hợp với khả năng tài chính của nhiều người,…
Nếu chưa biết nên lựa chọn địa chỉ nào để khám và điều trị hiệu quả bệnh giang mai thì Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ là một gợi ý đáng để bạn tham khảo.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu hơn về phác đồ Penicilin điều trị giang mai. Nếu còn câu hỏi nào về việc điều trị giang mai, vui lòng bấm gọi Hotline 0225 8831 239 hoặc nhấp vào khung chat để được hỗ trợ nhanh chóng.
Bài viết: Penicillin điều trị giang mai: Có thực sự hiệu quả?
Ngày: 26/02/2024