Giờ Khám Bệnh 8h00 - 20h00 - Tất cả các ngày

Phòng khám đa khoa phượng đỏ
Phòng khám đa khoa phượng đỏ
Phòng khám đa khoa phượng đỏ
Phòng khám đa khoa phượng đỏ
  • Được bộ y tế phê duyệt

  • Bác sĩ giỏi

  • Khám chữa tận tâm

  • Kỹ thuật thiết bị hiện đại

  • Chi phí tối ưu

Χ
Tư vấn trực tuyến Tư vấn

trực tuyến

Tư vấn trực tuyến Đặt lịch

hẹn khám

Yêu cầu gọi lại Yêu cầu

gọi lại

Tư vấn trực tuyến Bản đồ

chỉ dẫn

Mắc phải giang mai bẩm sinh là gì?

Đánh giá: 5/ 5 ( 14 lượt)

  Mắc phải giang mai bẩm sinh là gì? Trẻ mắc giang mai bẩm sinh do lây truyền từ người mẹ mắc bệnh giang mai truyền qua nhau thai. Giang mai bẩm sinh có khả năng gây tử vong hoặc dị tật cho trẻ sau sinh. Bài viết dưới đây là những thông tin hữu ích nhằm giúp bạn đọc có thể trang bị cho mình thêm những kiến thức.

bác sĩ tư vấn miễn phí

Mắc phải giang mai bẩm sinh là gì?

  Bệnh giang mai được biết đến là bệnh lây truyền do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây nên. Bệnh thông thường lây qua đường tình dục do không sử dụng biện pháp an toàn trong khi quan hệ.

Mắc phải giang mai bẩm sinh là gì?

Mắc phải giang mai bẩm sinh là gì?

  Thai phụ mắc phải giang mai có thể lây truyền cho thai nhi thông qua nhau thai, dẫn đến nhiễm trùng bào thai, gia tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, thậm chí thai chết lưu. Trong giai đoạn thai kỳ, thai nhi bị nhiễm giang mai từ trong bụng mẹ và khi chào đời trẻ sẽ bị giang mai bẩm sinh.

Các triệu chứng của giang mai bẫm sinh ra sao?

  Trẻ mắc bệnh giang mai bẩm sinh do trong quá trình người mẹ mang thai lây truyền bệnh giang mai theo nhiều dạng khác nhau, gồm thể giang mai bẩm sinh sớm và giang mai bẩm sinh muộn. Tùy thuộc vào mức độ nhiễm bệnh nặng hay nhẹ mà sẽ có những triệu chứng khác nhau.

Bệnh giang mai bẩm sinh sớm

  Giang mai bẩm sinh sớm xuất hiện trong 2 năm đầu đời của trẻ.

  Đối với mức độ nhẹ, trẻ bị giang mai bẩm sinh trông có vẻ bình thường nhưng sau vài ngày hoặc trong khoảng 6 đến 8 tuần sau sẽ xuất hiện những tổn thương giang mai giống với triệu chứng bệnh giang mai thời kỳ 2 như: Bọng nước ở lòng bàn tay và chân, nứt mép hoặc quanh lỗ mũi, khó thở,...

  Trong 6 tháng đầu sau sinh, trẻ mắc bệnh giang mai bẩm sinh có thể bị viêm xương và sụn ở vùng xương dài với những triệu chứng như: Xương to, đau đầu xương, gây khó khăn trong vận động các chi. Với triệu chứng đau đầu xương dài về đêm do đầu xương tách ra khỏi thân xương, dẫn đến liệt.

  Khi trẻ được 2 tuổi có thể dẫn đến chứng viêm xương và màng xương ở những đốt ngón tay, ngón chân.

Các triệu chứng của giang mai bẫm sinh ra sao?

Các triệu chứng của giang mai bẩm sinh ra sao?

Bệnh giang mai bẩm sinh muộn

  Giang mai bẩm sinh muộn thường được bắt gặp khi trẻ đã trên 3 tuổi, thậm chí 5 đến 6 tuổi hoặc ở tuổi trưởng thành mới có triệu chứng bệnh. Khi này, bệnh có những biểu hiện tương tự như giang mai thời kỳ 2 hoặc 3. Một số trường hợp không có triệu chứng lâm sàng được gọi là giang mai kín.

  Để có thể chẩn đoán chính xác được bệnh giang mai bẩm sinh phải dựa vào kết quả xét nghiệm huyết thanh hoặc căn cứ vào các triệu chứng như: Viêm mống mắt ở tuổi dậy thì bắt đầu bằng chứng nhức mắt, sợ ánh sáng, chói mắt ở một hoặc hai bên, có khả năng dẫn đến mù mắt.

  Viêm cả hai bên khớp gối, không đau, xuất hiện lặng lẽ từ 10 – 20 tuổi.

  Điếc ở cả hai tai bắt đầu từ 10 tuổi, thường đi kèm với chứng viêm mống mắt kẽ.

  Tổn thương xương với triệu chứng thủng vòm miệng, trán, mũi tẹt,...

Giang mai bẩm sinh truyền nhiễm từ mẹ sang bé

  Đa phần triệu chứng giang mai ở nữ giới mang thai rất khó nhận ra do không xuất hiện biểu hiện rõ rệt như nữ giới không mang thai, nên thường không được phát hiện kịp thời.

  Nữ giới mang thai mắc bệnh giang mai có những đặc điểm bệnh lâm sàng như: Nốt săng giang mai ở thời kỳ 2 khi vi khuẩn cư trú ở vùng môi nhỏ của âm đạo và có kích thước lớn hơn so với bình thường.

Giang mai bẩm sinh truyền nhiễm từ mẹ sang bé

Giang mai bẩm sinh truyền nhiễm từ mẹ sang bé

  Ngoài ra, những tổn thương giang mai thời kỳ hai không có nhiều điểm nổi bật nên rất khó phát hiện. Vì vậy, người mẹ rất dễ truyền bệnh cho thai nhi và dẫn đến giang mai bẩm sinh. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, 4 năm đầu mắc giang mai, nếu phái nữ không được hỗ trợ chữa trị sẽ có nguy cơ lây nhiễm cho thai nhi.

  Giang mai truyền từ mẹ sang con xuất hiện từ tháng thứ 4 và 5 của thai kỳ do khoảng thời gian này nhau thai và máu của người mẹ sẽ trao đổi cho nhau, do đó đã tạo cơ hội cho xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào thai nhi qua mạch máu rốn và lây bệnh.

  Bài viết trên là những thông tin bổ ích về " Mắc phải giang mai bẩm sinh là gì? " Nếu các bạn còn thắc mắc hay muốn được TƯ VẤN thêm thì hãy liên hệ đến Hotline: (0225) 8831 239 để được hỗ trợ hoàn toàn MIỄN PHÍ. Hoặc có thể trực tiếp đến Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ tại địa chỉ 498 Nguyễn Văn Linh, phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân, TP. Hải Phòng.

bác sĩ tư vấn miễn phí

Hotline
0225 8831 239
Tư vấn
CHAT VỚI BÁC SĨ
Đăng ký
ĐẶT LỊCH KHÁM
Hỗ trợ
CHỈ DẪN ĐƯỜNG
da khoa hong phuc