Giang mai bẩm sinh có chữa được không?
Bệnh giang mai không chỉ xảy ra với người lớn mà còn là với trẻ em. Vì cơ thể còn yếu ớt, chưa phát triển hết nên khi trẻ bị giang mai là một điều vô cùng nguy hiểm. Và việc điều trị có lẽ là mối quan tâm hàng đầu của các mẹ ngay lúc này. Nhưng liệu rằng, giang mai bẩm sinh có chữa được không? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Một vài dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai bẩm sinh
Giang mai là căn bệnh do xoắn khuẩn Treponema Pallidum gây ra, chúng lây lan chủ yếu qua đường tình dục không an toàn và đường máu.
Trong khi đó, giang mai bẩm sinh là trường hợp mẹ mắc bệnh và lây sang thai nhi thông qua nhau rốn hoặc sinh thường (qua ngã âm đạo), bệnh thường xảy ra vào giữa tháng 4 – 5 của thai kỳ.
Với các triệu chứng thường sẽ xuất hiện trong khoảng 2 năm đầu đời nhưng hay gặp nhất là khoảng 3 tháng và mang tính chất của giai mang giai giai đoạn 1 với hàng loạt triệu chứng như phồng rộp, bọng nước, đóng vảy ở lòng bàn tay bàn chân, nhẹ cân, sổ mũi, nghẹt mũi, giả liệt parrot, gan to lách to…
Dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai bẩm sinh
Cũng có một số trường hợp xuất hiện giang mai bẩm sinh muộn hơn, thường là khi trẻ trên 2 tuổi và khi này bệnh có thể mang tính chất của giang mai giai đoạn cuối. Với các triệu chứng như điếc hai tai, viêm giác mạc kẽ, lác quy tụ, mù lòa…
Tuy nhiên, đôi khi bệnh giang mai cũng không xảy ra các triệu chứng này chỉ có trán dô, mũi tẹt, thủng vòm miệng, xương chảy lưỡi kiếm… Tất cả đều là di chứng do các tổn thương đã liền sẹo từ trong bào thai.
Giang mai bẩm sinh có chữa được không?
Theo các nghiên cứ khoa học, tỷ lệ trẻ em được sinh từ người mẹ bị nhiễm giang mai nếu không điều trị sẽ bị chết lưu, sinh non, nhẹ cân và tử vong khi vừa mới chào đời là chiếm khoảng 40%.
Trường hợp trẻ còn sống thì sẽ mắc giang mai bẩm sinh gây tổn thương đến nội tạng, biểu bì, thiếu máu nghiêm trọng, viêm cơ xương khớp, tim mạch, thần kinh trung ương… Điều nảy làm ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của bé và để lại di chứng đến hết cuộc đời còn lại.
Từ những tính chất nguy hiểm trên, cho thấy việc điều trị giang mai là vô cùng cần thiết. Nhưng liệu bệnh giang mai bẩm sinh có chữa được không?
Theo các chuyên gia Bệnh xã hội của Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ, nếu trẻ chưa xuất hiện các vấn đề tổn thương ở mắt, xương khớp, thần kinh hay nội tạng thì có thể chữa được bệnh giang mai bẩm sinh.
Giang mai bẩm sinh có chữa được không?
Nhưng thực tế, khi bác sĩ xác định được tình hình sức khỏe của mẹ thì cũng đã biết được bệnh giang mai bẩm sinh sẽ xảy ra khi nào. Có thể là khoảng 4 tuần trước khi sanh và bé cũng được khuyến khích điều trị cùng với mẹ. Đây được xem là phương pháp điều trị giang mai dự phòng mà nhiều bác sĩ khuyến cáo.
Nếu phụ nữ mang thai phát hiện và điều trị sớm thì hiệu quả sẽ cao hơn và ngăn chặn tối đa nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi. Tuy nhiên, vi khuẩn vẫn có thể còn tồn dư trong cơ thể, kể cả khi mẹ đã điều trị khỏi hẳn nên em bé khi sinh ra cần phải theo dõi chặt chẽ hơn.
Đối với trường hợp trẻ đã bị nhiễm giang mai bẩm sinh, khi cơ thể còn đang trong thời gian phát triển và hoàn thiện. Hệ thống miễn dịch cũng như khả năng chịu đựng có giới hạn, nên thường bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định nghiêm ngặt, chặt chẽ hơn trong quy trình điều trị để đảm bảo sự an toàn và tính hiệu quả tối đa, tránh để xoắn khuẩn xâm nhập sâu vào cơ thể, gây nguy hiểm cho trẻ.
Phác đồ điều trị giang mai bẩm sinh
Dựa vào giai đoạn mắc giang mai và tình trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị trị giang mai bẩm sinh sao cho phù hợp nhất. Cụ thể thì đa phần các trường hợp đều được bác sĩ chỉ định tiêm Penicicllin Procain trong điều trị giang mai bẩm sinh với liệu trình 10 ngày.
Nếu trẻ có dị ứng với thành phần nào của thuốc trị giang mai thì sẽ được giảm bớt liều và theo dõi thêm các phản ứng. Trường hợp không có dấu hiệu thuyên giảm thì bác sĩ cân nhắc những loại kháng sinh khác để thay thế.
Phác đồ điều trị giang mai bẩm sinh bằng Penicillin
Nếu trẻ mắc bệnh nặng, có dấu hiệu mất khả năng tính lực thì ngoài tiêm Penicillin thì bác sĩ sẽ dùng thêm Corticosteroid. Khi mắt có dấu hiệu giảm thị lực hoặc viêm thì ngoài hai loại thuốc trên, cần kết hợp thêm cả Atropin.
Để đạt hiệu quả cao nhất chính là cần tuân thủ theo đúng với chỉ định của bác sĩ, giám sát chặt chẽ quy trình tiêm Penicillin điều trị giang mai để tránh xảy ra những biến chứng ngoài ý muốn.
Biện pháp phòng ngừa giang mai bẩm sinh cho trẻ
Giang mai bẩm sinh là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm nhưng chúng ta hoàn toàn có thể giảm bớt tỷ lệ mắc bệnh nếu biết cách bảo vệ bản thân của mình.
1. Phòng ngừa trước và trong khi mang thai
Trong thai kỳ, các mẹ bầu nên lưu ý những điều sau đây:
- Làm các xét nghiệm trước khi có dự định mang thai và sinh con.
- Trong khoảng 18 tuần đầu của thai kỳ thì phải thường xuyên đi khám thai vì đây là thời điểm dễ phát hiện nhất. Khi thai càng lớn thì nguy cơ nhiễm bệnh càng tăng.
- Vào thời điểm tuần thứ 4, thứ 6 và thứ 9 của thai kỳ thì nên làm xét nghiệm máu.
- Nếu nghi ngờ có dấu hiệu mắc giang mai khi mang thai thì cần đến địa chỉ y tế và làm xét nghiệm ngay lập tức. Chủ động điều trị ngay khi được chẩn đoán và tuân thủ phác đồ mà bác sĩ đề ra.
- Trước khi mang thai, mẹ cần bảo vệ bản thân mình trước tiên, bằng cách xây dựng đời sống tình dục lành mạnh, chung thủy với bạn tình/ chồng, ăn uống đầy đủ chất và nghỉ ngơi, sinh hoạt khoa học.
- Đặc biệt, luôn dùng biện pháp an toàn như bao cao su khi quan hệ. Dù không tuyệt đối nhưng khi dùng bao cao su thì sẽ ngăn ngừa được sự tiếp xúc với vết thương trên bộ phận sinh dục, từ đó giảm bớt rủi ro lây nhiễm được đi phần nào.
2. Xét nghiệm và điều trị ngay khi phát hiện trong kỳ khám thai đầu tiên
Để giảm nguy cơ lây nhiễm, việc xét nghiệm giang mai trong lần đi khám thai đầu tiên là việc rất cần thiết. Tuy nhiên, thường các bác sĩ sẽ không chỉ định việc này nên việc xét nghiệm lúc này dường như không ai nghĩ đến.
Vì vậy, mẹ bầu thường mang tâm lý rằng bản thân sống lành mạnh thì cơ thể sẽ khỏe mạnh và ngại ngùng, sợ bị đánh giá khi bị phát hiện ra những căn bệnh như này.
Thế nhưng, thực tế là có không ít trường hợp cũng sống lành mạnh, văn minh nhưng cũng vô tinh nhiễm bệnh giang mai đó thôi. Do đó, các mom cần chủ động đề nghị với bác sĩ trước việc này.
Qua những thông tin giải đáp vấn đề giang mai bẩm sinh có chữa được không thì có thể nhận ra một điều rằng, nếu những chị em đang có kế hoạch mang thai hoặc nghi ngờ bản thân bị nhiễm bệnh khi đang mai thai thì hãy nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế uy tín để làm các xét nghiệm chẩn đoán.
Nếu kết quả xác định bị nhiễm giang mai thì các mom cần có kế hoạch và phác đồ điều trị triệt để nhằm tránh nguy cơ lây nhiễm cho thai nhi, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh giang mai bẩm sinh ở trẻ.
Xét nghiệm và điều trị ngay khi mắc giang mai
Kể cả những trường hợp nhận thấy con nhỏ của mình có dấu hiệu bất thường, nghi ngờ bị nhiễm giang mai thì cũng nên liên hệ đến cơ sở chuyên khoa ngay lập tức để được can thiệp kịp thời.
Nếu còn đang loay hoay không biết khám bệnh giang mai ở đâu uy tín, chất lượng thì các chị em có thể tham khảo Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ.
Đây là địa chỉ đã có danh tiếng ở Hải Phòng rất nhiều trong việc điều trị các bệnh xã hội như giang mai, sùi mào gà, lậu, mụn rộp sinh dục… Được trực tiếp xác bác sĩ chuyên môn giỏi, dày dặn kinh nghiệm với hệ thống máy móc, thiết bị y tế được nhập khẩu tham gia chẩn đoán và điều trị nhằm mang đến hiệu quả tích cực nhất, nhanh chóng cải thiện triệu chứng khó chịu của bệnh.
Mong rằng, qua những nội dung mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên, có thể sẽ giúp được bạn đọc tự trả lời được vấn đề giang mai bẩm sinh có chữa được không. Mọi thắc mắc liên quan và ĐẶT LỊCH HẸN, vui lòng gọi vào Hotline 0225 8831 239 hoặc nhắn tin vào khung chat để được hỗ trợ nhanh chóng.
Bài viết: Giang mai bẩm sinh có chữa được không?
Ngày: 21/05/2024