Ung thư cổ tử cung có chữa được không? Cách chữa như thế nào?
Ung thư cổ tử cung có chữa được không? Ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm đối với phụ nữ nhưng không phải là không chữa được. Bệnh này hiện nay được điều trị theo nhiều phương pháp hiện đại, song tỉ lệ tử vong ở nước ta vẫn cao cũng bởi vì phát hiện muộn, khối u di căn xa và tiên lượng xấu. Cho nên, việc sàng lọc ung thư cổ tử cung sớm cũng góp một phần quan trọng đến hiệu quả chữa trị.
Ung thư cổ tử cung có chữa được không?
Ung thư cổ tử cung có chữa được không? Ung thư cổ tử cung là một căn bệnh ác tính do quá trình hình thành các tế bào đột biến ở cổ tử cung và phần dưới của tử cung. Đây là một trong những loại ung thư phổ biến thứ hai ở nữ giới, chỉ sau bệnh ung thư vú.
>>> Xem thêm: 6 Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung mà chị em không ngờ tới
Dù là bệnh nguy hiểm nhưng không phải không chữa được. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm ung thư cổ tử cung thì khả năng chữa khỏi sẽ cao hơn.
Những trường hợp mắc ung thư cổ tử cung tiến triển hơn cũng có khả năng điều trị thành công. Phát hiện bệnh càng sớm thì tỷ lệ thành công càng cao và chi phí cũng như thời gian, công sức sẽ tiết kiệm được nhiều hơn.
1. Tỷ lệ chữa khỏi
Ung thư cổ tử cung có chữa khỏi không? Câu trả lời là có thể. Không chỉ riêng mỗi ung thư cổ tử cung mà hầu như mọi loại ung đều có thời gian sống ít nhất 5 năm kể từ khi chữa khỏi bệnh. Trong đó, tỷ lệ sống sót sau 5 năm của những người mắc ung thư cổ tử cung lên đến 66%.
Ung thư cổ tử cung có chữa được không?
Thế nhưng, tỷ lệ này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm giai đoạn mắc ung thư, tuổi tác và tình trạng sức khỏe.
Nếu được phát hiện ở những thời gian đầu của bệnh thì tỷ lệ chữa khỏi cũng như thời gian sống sót của họ có thể lên đến 92%. Đa phần là 44% người bị ung thư cổ tử cung được chẩn đoán khi mắc bệnh ở giai đoạn đầu.
Nếu khối u đã di căn sang các mô cơ xung quanh, có hoặc không di căn hạch bạch huyết thì tỷ lệ sống còn sau 5 năm chỉ còn lại 58%. Nếu di căn xa hơn, đến một bộ phận nào đó trong cơ thể thì tỷ lệ sống chỉ còn 18%.
2. Tỷ lệ tử vong
Theo một số liệu thống kê, ước tính có khoảng 4.280 số ca tử vong vì ung thư cổ tử cung ở Hoa Kỳ vào năm 2022. Tỷ lệ này đã giảm 50% kể từ giữa các năm 1970, bởi do một phần tăng cường tầm soát ung thư cổ tử cung sớm.
>>> Xem thêm: 10 Dấu hiệu ung thư cổ tử cung cần nên gặp bác sĩ
Tỷ lệ này tiếp tục giảm xuống còn khoảng 1% mỗi năm (từ 2010-2019). Vào năm 2020, ước tính có khoảng 341.831 phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung trên toàn thế giới.
Cách chữa ung thư cổ tử cung như thế nào?
Việc chữa trị ung thư cổ tử cung còn phụ thuộc rất lớn vào giai đoạn mắc bệnh. Kể cả tình trạng sức khỏe và tuổi tác cũng đóng góp một phần vào kết quả điều trị.
Cách chữa ung thư cổ tử cung
Giống như các loại ung thư khác, chữa trị ung thư cổ tử cung thường kết hợp một hoặc nhiều phương pháp sau đây:
1. Hóa trị
Hóa trị là sử dụng loại thuốc chống ung thư với mục đích chính là tiêu diệt các tế bào ung thư trong cơ thể. Nếu các khối u đã di căn đến nơi khác, phương pháp chữa trị này có thể được áp dụng. Ngoài ra, hóa trị còn được áp dụng khi ung thư cổ tử cung tái phát lại.
2. Xạ trị
Các tia bức xạ có thể được chỉ định để chữa ung thư cổ tử cung ở nhiều giai đoạn khác nhau. Một số trường hợp thì có thể sử dụng như một liệu pháp điều trị duy nhất. Xạ trị còn có thể chỉ định trước hoặc sau khi phẫu thuật, hoặc kết hợp với cả hóa trị.
>>> Xem thêm: Chi phí điều trị ung thư cổ tử cung
3. Phẫu thuật
Phẫu thuật nhằm loại bỏ các mô ung thư. Phương pháp này còn phụ thuộc vào mức độ, vị trí di căn và xâm lấn của khối u. Các thủ thuật phẫu thuật có thể được áp dụng:
- Khoét chóp cổ tử cung: Là phương pháp cắt bỏ mô bằng dao lạnh hoặc vòng điện. Phương pháp này được tiến hành ở những bệnh nhân có sự thay đổi tiền ung thư cổ tử cung và người đang ở giai đoạn đầu của bệnh muốn giữ lại chức năng sinh sản.
- Cắt bỏ cổ tử cung: Phương pháp phẫu thuật này được tiến hành qua ngã âm đạo hoặc đường bụng để cắt bỏ cổ tử cung và phần trên của âm đạo. Những hạch bạch huyết gần đấy cũng được nạo để kiểm tra khả năng di căn. Đây là một thủ thuật duy trì chức năng sinh sản khác.
- Cắt bỏ tử cung đơn giản: Khi các tế bào ung thư đã xâm lấn nhiều thì có thể được tiến hành phẫu thuật cắt bỏ tử cung đơn giản. Tuy nhiên, cấu trúc bên cạnh tử cung (bao gồm day dằng tử cung và tử cung) vẫn giữ nguyên vẹn.
- Cắt bỏ tử cung tận gốc: Khi khối u đã di căn ra ngoài cổ tử cung và tử cung thì bác sĩ sẽ tiến hành phương pháp này. Bao gồm 1 phần dây chằng của tử cung, cổ tử cung, tử cung và phần chu cung sẽ bị cắt bỏ hoàn toàn. Kể cả phần trên của âm đạo, nằm cạnh cổ tử cung cũng sẽ cắt bỏ. Những hạch bạch huyết vùng chậu sẽ được nạo để kiểm tra khả năng di căn của tế bào ung thư.
- Cắt bỏ vùng chậu: Thủ thuật này thường chỉ định cho những trường hợp tái phát. Loại bỏ tất cả các mô đã được lấy ra từ quá trình cắt bỏ tử cung tận gốc. Bao gồm cả âm đạo, bàng quang, trực tràng và một phần đại tràng lúc này cũng sẽ bị cắt bỏ.
- Cắt bỏ hạch bạch huyết: Thủ thuật này thường được tiến hành song song với các ca phẫu thuật cắt bỏ tử cung.
4. Sử dụng thuốc
Bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc nhắm trúng đích đến các protein trên các tế bào ung thư, từ đó ngăn chặn sự di căn và phát triển của nó. Dựa trên nguyên lý đó là ức chế hoạt động các protein này hoặc tiêu diệt chúng để cho tế bào ung thư tự chết hoặc phát triển chậm lại.
5. Liệu pháp miễn dịch
Là phương pháp sử dụng các loại thuốc tăng cường hệ thống miễn dịch để cơ thể có khả năng chống lại tế bào ung thư mạnh mẽ hơn. Thuốc này sẽ giúp hệ thống miễn dịch tự nhiên nhận biết và tiêu diệt tế bào ung thư trong cơ thể.
Nhìn chung, gần như mọi trường hợp mắc ung thư cổ tử cung đều được xác định nguyên nhân là do virus HPV gây nên. Đây là một trong những con virus gây bệnh sùi mào gà – bệnh xã hội phổ biến nhất hiện nay, với con đường lây nhiễm chủ yếu là quan hệ tình dục không an toàn.
Mặc dù virus HPV có trên dưới 120 tuyp, nhưng một trong số đó là tuyp 16 và 18 lại có khả năng gây ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, nếu cơ thể phụ nữ bị suy giảm miễn dịch do một vấn đề sức khỏe nào đó, khiến cơ thể nhiễm phải virus HPV thì nguy cơ bị ung thư cổ tử cung cũng sẽ cao hơn.
Địa chỉ phụ khoa uy tín ở Hải Phòng
Do đó, việc thăm khám và sàng lọc ung thư cổ tử cung là điều vô cùng cần thiết khi có các dấu hiệu nghi ngờ. Một trong những địa chỉ điều trị ung thư cổ tử cung ở Hải Phòng uy tín nhất hiện nay đó chính là Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ.
Được đánh giá là đơn vị quy tụ nhiều y bác sĩ giỏi, đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại, ứng dụng nhiều thành tựu về khoa học kỹ thuật trên thế giới nhằm đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu khám chữa bệnh của nhiều người dân nơi đây. Vì thế, Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ là nơi mà bạn có thể an tâm, tin tưởng để tiến hành xét nghiệm và điều trị các bệnh xã hội.
Tóm lại, ung thư cổ tử cung đã được chữa trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Điều quan trọng là các chị em nên tầm soát ung thư định kỳ để sớm phát hiện cũng như điều trị kịp thời thì mới chữa khỏi bệnh được.
Hy vọng qua bài viết này, các chị em đã tìm thấy câu trả lời cho thắc mắc ung thư cổ tử cung có chữa được không. Mọi thắc mắc liên quan đến Bệnh xã hội và ĐẶT LỊCH KHÁM, vui lòng liên hệ Hotline 0225 8831 239 hoặc để lại SDT tại đây để được hỗ trợ sớm nhất.
Bài viết: Ung thư cổ tử cung có chữa được không? Cách chữa như thế nào?
Ngày: 08/06/2024
-
Tất cả những bất thường ở tử cung dưới đây đều có thể gây vô sinh
-
Cổ tử cung có nốt sần khiến chị em lo lắng không yên
-
Cách canh trứng rụng bằng que thử cho các mẹ muốn sinh con
-
Tử cung nổi hột là bị làm sao? Có nguy hiểm không?
-
Đừng để bệnh tử cung nhi hóa ngăn cản ước mơ làm mẹ của chị em