Tiêm HPV có bị chậm kinh không? Bác sĩ giải đáp thắc mắc
Tiêm HPV là một giải pháp cho việc phòng ngừa các bệnh do virus HPV gây ra, đặc biệt là ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn lo ngại khi tiêm sẽ làm ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản cũng như kinh nguyệt của phụ nữ. Vậy thực hư vấn đề tiêm HPV có bị chậm kinh không? Chậm kinh là do nguyên nhân nào? Hãy cùng với Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Tiêm HPV có bị chậm kinh không?
Vaccine HPV là một loại vaccine được tiêm vào cơ thể nhằm phòng ngừa các bệnh do virus Human Papilloma gây ra, đặc biệt là ung thư cổ tử cung và u nhú ở bộ phận sinh dục.
Vaccine này sẽ tạo ra các tế bào miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các chủng virus nguy hiểm, nhất là HPV 16 và 18 – là hai tuyp có nguy cơ gây ung thư cao.
Vaccine HPV có thể tiêm được cho cả nam và nữ giới nhưng thường khuyến khích cho độ tuổi từ 9 – 45. Việc tiêm phòng vaccine HPV chính là một giải pháp an toàn và hiệu quả để bảo vệ sức khỏe.
Tuy nhiên, sau khi tiêm, nhiều người được tiêm có thể gặp một số tác dụng phụ ngoài ý muốn, trong đó tiêm HPV có bị chậm kinh không chính là vấn đề mà nhiều chị em đang quan tâm lúc này.
Tiêm HPV có bị chậm kinh không?
Theo đó, các bác sĩ của Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ cho biết, chậm kinh là một trong những hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, tức là kinh nguyệt đến trễ hơn so với thời gian dự kiến của chu kỳ.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, song trên thực tế thì vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy việc tiêm HPV gây chậm kinh hoặc có làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.
Nhiều nghiên cứu khác cũng đã kiểm chứng một số tác dụng phụ thường xảy ra sau khi tiêm HPV đó là sưng đau hoặc đỏ tại chỗ tiêm, người được tiêm có thể sốt nhẹ, nổi mề đay ngoài da, đau dầu, đau cơ, đau khớp hoặc mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy… nhưng không tìm ra bất kì mối liên hệ nào với kinh nguyệt. Do vậy, việc cho rằng tiêm HPV gây chậm kinh là hoàn toàn không đúng.
Nếu gặp tình trạng chậm kinh sau khi tiêm phòng HPV hay có bất kỳ sự bất thường nào về sức khỏe thì bệnh nhan nên trao đổi với bác sĩ. Sau đó tiến hành kiểm tra và đánh giá tình hình để có biện pháp chăm sóc cẩn thạn sau khi tiêm HPV.
Cách đào thải virus HPV ra khỏi cơ thể
Vậy tại sao tiêm HPV gây chậm kinh?
Như thế thì việc tiêm HPV có bị chậm kinh không đã có câu trả lời rõ ràng, vậy chậm kinh là do những nguyên nhân nào gây ra?
- Do mang thai: Đây chính là dấu hiệu của việc có thai khá chính xác.
- Do rối loạn hormone: Phụ nữ thường có hai tuyến hormone sinh dục chính là estrogene và progesterone, có vai trò điều hòa và ổn định kinh nguyệt. Khi có sự thay đổi đột ngột hay mất cân bằng hai hormone này thì tình trạng chậm kinh cũng có thể xảy ra.
- Tăng hoặc giảm cân đột ngột: Sự thay đổi về cân nặng như vậy cũng sẽ làm ảnh hưởng đến hormone và dẫn đến trễ kinh.
- Vấn đề ở buồng trứng: Hội chứng đa nang buồng trứng hoặc viêm buồng trứng cũng có thể là nguyên nhân chậm kinh.
- Vấn đề phụ khoa: Như viêm phụ khoa, viêm lộ tuyến, viêm cổ tử cung… cũng có thể gây chậm kinh. Các dấu hiệu đặc trưng bao gồm khí hư ra nhiều với màu sắc khác lạ, đau bụng dưới, vùng kín có mùi thối…
- Áp lực tâm lý: Những lo âu, căng thẳng quá mức có thể gây tác động đến hormone và dẫn đến chậm kinh.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc như thuốc ngừa thai, thuốc kháng sinh hoặc thuốc đặc trị cũng có thể gây rối loạn kinh nguyệt.
- Rượu bia, chất kích thích: Tác dụng phụ của các chất kích thích có thể làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và gây chậm kinh ở nữ giới.
- Tuổi tác: Đối với phụ nữ vào lớn tuổi, sắp bước vào thời kỳ mãn kinh thì chậm kinh có thể là dấu hiệu nhận biết ban đầu.
Nên làm gì khi bị chậm kinh sau khi tiêm HPV?
Sau khi tiêm HPV bị chậm kinh là do nhiều nguyên nhân bên trên chứ không phải là do vaccine gây ra. Nếu gặp tình trạng này sau khi tiêm thì các chị nên đi khám để tìm ra nguyên nhân chính xác là gì và có giải pháp xử lý kịp thời.
Dựa trên thực tế, chị em có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để khắc phục tình trạng bị chậm kinh:
- Kiểm tra lại chu kỳ kinh nguyệt: Việc tính toán lại lịch kinh nguyệt để xem có đúng hay chưa.
- Loại trừ việc có thai ngoài ý muốn: Bằng cách dùng que thử thai là cách hiệu quả nhất.
- Giảm stress: hãy tập yoga, thiền định, thể dục thể dục hoặc thư giãn để giải phóng hormone do stress tạo ra, gây ảnh hưởng đến kinh nguyệt.
- Điều chỉnh lại lối sống: hãy đảm bảo một lối sống khoa học với chế độ dinh dưỡng đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc và vận động cơ thể thường xuyên.
Tóm lại, với thắc mắc tiêm HPV có bị chậm kinh không? Câu trả lời là không. Trong trường bị chậm kinh lâu ngày thì cần phải cân nhắc đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời, tránh để lâu làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Nếu thấy lo lắng về tình trạng chậm kinh kéo dài, bạn có thể đến Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Hãy liên hệ với phòng khám qua Hotline 0225 8831 239 hoặc nhắn tin trực tiếp tại đây để được bác sĩ chuyên môn giải đáp chi tiết.
Bài viết: Tiêm HPV có bị chậm kinh không? Bác sĩ giải đáp thắc mắc
Ngày: 04/01/2025
-
Cách tính ngày rụng trứng để mang thai có tác dụng với mọi người
-
[MỚI] Đau bụng kinh nên ăn cháo gì?
-
Rối loạn kinh nguyệt sau chọc hút noãn có nguy hiểm không?
-
Bạn có lo lắng về đau bụng kinh uống panadol được không?
-
Cách uống cao ích mẫu dạng nước: Thời điểm và liều lượng phù hợp