Rối loạn kinh nguyệt có sao không?
“Thưa bác sĩ, em năm nay 22 tuổi và bắt đầu bị rối loạn kinh nguyệt cách đây 3 năm. Tuy nhiên một năm gần đây kinh nguyệt của em đột ngột biến mất khoảng 6 tháng và khi có trở lại thì máu kinh rất ít. Mong bác sĩ tư vấn giúp em rối loạn kinh nguyệt có sao không? và phải làm thế nào để khắc phục ạ?”
Mỹ Lệ (Hải Dương)
Cảm ơn Mỹ Lệ đã tín nhiệm và gửi thắc mắc của mình đến cho chúng tôi. Bái viết sau đây là câu trả lời chi tiết mà các y bác sĩ tại phòng khám đa khoa Phượng Đỏ, chúng tôi gửi đến bạn và các chị em phái đẹp, hãy cùng theo dõi nhé!
Bị Rối Loạn Kinh Nguyệt Có Sao Không?
Không chỉ riêng Mỹ Lệ mà rất nhiều thắc mắc được gửi về Đa Khoa Phượng Đỏ với nội dung bị rối loạn kinh nguyệt có sao không? Đối với chị em ở độ tuổi dậy thì và tiền mãn kinh thì tình trạng rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng thường thấy và không có gì đáng lo ngại nếu nó không quá ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
Tuy nhiên, rối loạn kinh nguyệt ở các giai đoạn khác trong cuộc đời người phụ nữ trưởng thành thì chị em nên cẩn trọng. Bởi phụ nữ độ tuổi sinh sản và đang muốn sinh con thì đây là dấu hiệu bất thường cần chữa trị do những tác hại mà nó gây ra cho cuộc sống của chị em phụ nữ là không hề nhỏ.
Rối loạn kinh nguyệt có ảnh hưởng gì không? Rối loạn kinh nguyệt kéo dài sẽ là một vũ khí có hại cho sắc đẹp của nữ giới khi nó dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:
Rối loạn kinh nguyệt kéo dài rất nguy hiểm
► Bệnh phụ khoa nguy hiểm: Viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, viêm vòi trứng, viêm âm đạo, âm hộ, ung thư cổ tử cung, polyp buồng tử cung, chửa ngoài tử cung…
► Thiếu máu, đau đầu: Do những hiện tượng như hành kinh kéo dài, chảy máu bất thường giữa chu kỳ… gây thiếu máu, đau đầu khiến cơ thể mệt mỏi, tỷ lệ này chiếm 20%.
► Bệnh toàn thân: Một số bệnh do ảnh hưởng từ kinh nguyệt bị rối loạn phải kể đến bao gồm tim mạch, huyết áp cao, sơ gan…
► Vô sinh: Vô sinh chính là biến chứng nguy hiểm nhất của tình trạng kinh nguyệt không đều. Sở dĩ như vậy là do có sự khó khăn trong việc tính ngày rụng trứng hoặc mắc bệnh phụ khoa gây nên.
Bị Rối Loạn Kinh Nguyệt Phải Làm Thế Nào?
Các bác sĩ sản phụ khoa Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ cho biết đối với trường hợp của Mỹ Lệ, việc cần làm trước tiên bây giờ là bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để khám và làm các xét nghiệm cần thiết từ đó tìm ra nguyên nhân gây nên hiện tượng rối loạn kinh nguyệt. Sau khi biết được chính xác nguyên nhân gây bệnh thì mới có thể đưa ra phương pháp hỗ trợ điều trị thích hợp để ổn định kinh nguyệt.
Khám phụ khoa ngay khi có dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt
Bị rối loạn kinh nguyệt phải làm sao? Bên cạnh việc khám chữa theo chỉ dẫn của bác sĩ thì Mỹ Lệ cũng như nữ giới nên lưu ý một số điều sau:
Tránh tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, hạn chế những áp lực trong công việc và cuộc sống để giúp cơ thể cân bằng lại lượng hormone sinh dục nữ từ đó cân bằng chu kỳ kinh nguyệt.
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, sử dụng các loại thực phẩm lành mạnh, hạn chế chất kích thích, tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả trong thực đơn hàng ngày.
Không thức khuya, ngủ đủ giác cho tinh thần luôn sảng khoái và minh mẫn bởi giấc ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến cơ thể nữ giới.
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao giúp tăng cường sức khỏe vì một cơ thể khỏe mạnh thì kinh nguyệt sẽ được điều hòa ổn định.
Một lần nữa chúng tôi nhắc lại cho Mỹ Lệ biết rằng trường hợp của bạn cần phải đi khám chuyên khoa là điều cần thiết phải làm trước tiên. Khi tìm được nguyên nhân rồi từ đó sẽ có phương pháp khắc phục hiệu quả để chu kỳ kinh nguyệt đều đặn trở lại.
Trên đây là những thông tin liên quan đến mức độ nguy hiểm của bệnh cũng như là khi "bị rối loạn kinh nguyệt phải làm sao?". Chị em không nên quá lo lắng về bệnh bởi vì hiện tại có rất nhiều phương pháp điều trị rối loạn kinh nguyệt. Nếu còn điều gì thắc mắc hãy gọi đến đường dây nóng (0225) 369 9999 hoặc nhấn vào khung chat bên dưới để được bác sĩ chuyên khoa giỏi giải đáp tận tình.
Bài viết: Rối loạn kinh nguyệt có sao không?
Ngày: 24/11/2018
-
Cách tính ngày rụng trứng để mang thai có tác dụng với mọi người
-
[MỚI] Đau bụng kinh nên ăn cháo gì?
-
Rối loạn kinh nguyệt sau chọc hút noãn có nguy hiểm không?
-
Bạn có lo lắng về đau bụng kinh uống panadol được không?
-
Cách uống cao ích mẫu dạng nước: Thời điểm và liều lượng phù hợp