Ra máu ít nhưng không phải kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Ra máu ít như không phải kinh nguyệt là một hiện tượng bất thường do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, có thể là sinh lý hoặc bệnh lý. Vậy làm sao để xử lý tình rtạng này? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Vì sao phụ nữ bị ra máu ít nhưng không phải kinh nguyệt?
Hiện tượng ra máu ít nhưng không phải kinh nguyệt xuất hiện vì nhiều lý do khác nhau, có thể là sinh lý và cũng có thể là bệnh lý. Dù là do nguyên nhân nào thì khi thấy có dấu hiệu chảy máu vùng kín nhưng không phải kinh nguyệt thì cần đến gặp bác sĩ để chẩn đoán và điều trị.
1. Do phá thai không an toàn hoặc mang thai ngoài tử cung
Mang thai ngoài tử cung là thai nhi làm tổ bên ngoài thay vì bên trong tử cung. Phá thai chính là phương pháp kết thúc thai kỳ bằng cáhc lấy thai ra trước ngày sinh nở.
Nếu chị em đã từng phá thai không an toàn hay mang thai ngoài tử cung thì cũng rất dễ bị tình trạng này. Trong trường hợp bị chảy máu nhưng không phải kinh nguyệt do hai nguyên nhân trên thì cần phải đến viện để bác sĩ kiểm tra và xử lý kịp thời.
Nguyên nhân ra máu ít nhưng không phải kinh nguyệt
2. Do tác dụng phụ của thuốc ngừa thai
Thuốc ngừa thai, nhất là thuốc ngừa thai khẩn cấp có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, trong đó phải kể đến tình trạng ra máu ít nhưng không phải kinh nguyệt.
Đây là một tác dụng phụ rất hay xảy ra và sau đó tự biến mất nên chị em cũng không cần quá lo lắng. Nhưng nếu cứ tiếp diễn tình trạng ra máu ít nhưng không phải kinh nguyệt liên tục từ 3 tháng trở lên thì nên trao đổi ngay với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.
3. Dấu hiệu tiền mang thai
Ra máu ít nhưng không phải kinh nguyệt còn có thể là dấu hiệu của tiền mang thai, khoảng 15 – 25% phụ nữ sẽ nhận thấy hiện tượng này từ rất sớm.
Ngoài ra, một số người còn bị chảy ít máu khi trứng đã được thụ tinh di chuyển vào buồng tử cung. Nếu trước đó, chị em đã có quan hệ tình dục mà không dùng biện pháp tránh thai thì hãy kiểm tra xem mình có mang thai hay không.
4. Do đến thời kỳ mãn kinh
Trước khi vào thời kỳ mãn kinh vài năm, người phụ nữ có thể sẽ thấy một số thay đổi về chu kỳ kinh nguyệt của mình, bao gồm ngày hành kinh dài hơn và ra máu ít.
Nếu đang độ tuổi 40 hoặc 50 và nhận thấy ra máu ít nhưng không phải kinh nguyệt thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo thời kỳ mãn kinh sắp bắt đầu.
Ra máu nhưng không phải kinh nguyệt là dấu hiệu mãn kinh sớm
5. Dấu hiệu sảy thai
Ra máu ít nhưng không phải kinh nguyệt còn có thể là một dấu hiệu sảy thai sớm. Tình trạng này có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ, đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu tiên.
Nếu chị em thấy có dấu hiệu sảy thai nào khác đi kèm với biểu hiện này thì hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
6. Do rối loạn hormone
Lý do khác gây ra tình trạng ra máu ít nhưng không phải kinh nguyệt là do sự mất cân bằng giữa hormone estrogene và progesterone. Nguyên nhân của sự mất cân bằng này chính là do những áp lực trong cuộc sống, tăng cân quá nhanh, mãn kinh…
Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ khiến nàng khó tính được chu kỳ kinh nguyệt để chuẩn bị cho việc mang thai. Vì thế, hãy thăm khám bác sĩ khi có tình trạng này xảy ra.
7. Do bị viêm đường sinh dục
Viêm đường sinh dục là những tình trạng viêm âm đạo, nấm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm đường tiết niệu… Các căn bệnh này có thể làm tổn thương cho âm đạo và cổ tử cung, gây ra tình trạng này ra máu ít nhưng không phải kinh nguyệt rất bất thường.
8. Do bị thủng cùng đồ âm đạo
Nguyên nhân bị thủng cùng đồ âm đạo là do sự tác động của ngoại lực, nhất là khi quan hệ tình dục quá mạnh bạo.
Chảy máu vùng kín nhưng không phải kinh nguyệt do bị thủng cùng đồ âm đạo
Ngoài ra, tình trạng khô hạn, âm đạo mất khả năng đàn hồi khi bước vào thời kỳ mãn kinh cũng có thể là nguyên nhân bị thủng cùng đồ âm đạo và gây ra tình trạng ra máu ít nhưng không phải kinh nguyệt.
9. Do triệu chứng hậu sinh nở
Hậu sinh nở cũng là một trong số nguyên nhân ra máu ít nhưng không phải kinh nguyệt. Dựa trên y học hiện đại, sau khi sinh khoảng 6 tuần thì tử cung và những cơ quan sinh sản khác sẽ tiết ra sản dịch màu đỏ.
Tuy nhiên, đây không phải là kinh nguyệt và sẽ tự động biến mất sau khoảng 2 hoặc 3 tuần mà không cần chữa trị. Dịch này có thể chứa vi khuẩn gây bệnh vì thế chị em cần vệ sinh sạch sẽ để tránh bị nhiễm trùng.
10. Do các bệnh tử cung
Polyp tử cung, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm nội lạc tử cung… là những căn bệnh có thể gây ra tình trạng ra máu ít nhưng không phải kinh nguyệt.
Vì thế, chị em cần lưu ý tình trạng này để đi khám bác sĩ và có sự chẩn đoán chính xác nhất vì triệu chứng của các bệnh này khá tương đồng nhau nên rất hay bị nhầm lẫn.
11. Do các bệnh lây qua đường tình dục
Những bệnh lây lan qua đường tình dục như sùi mào gà, giang mai, lậu, herpes… cũng có thể gây ra tình trạng ra máu ít nhưng không phải kinh nguyệt. Nguyên nhân là vì các vi khuẩn/ viurss gây bệnh lây từ cửa âm đạo đến các bộ phận sinh sản bên trong và gây nhiễm trùng.
Chảy máu nhưng không phải kinh nguyệt do các bệnh xã hội
Ra máu ít nhưng không phải kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Ra máu ít nhưng không phải kinh nguyệt không những là dấu hiệu cảnh báo vấn đề của sức khỏe mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý người bệnh,
Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng này còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, nghiêm trọng nhất là dẫn đến nguy cơ bị vô sinh. Cụ thể:
- Để mất máu quá nhiều thì người bệnh có thể bị thiếu máu và suy nhược cơ thể, nặng hơn là đe dọa đến tính mạng.
- Nếu tình trạng ra máu ít nhưng không phải kinh nguyệt do các bệnh phụ khoa mà không điều trị kịp thời có thể sẽ làm ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản, tăng nguy cơ bị vô sinh và sảy thai.
- Dễ dẫn đến những sự lo âu, căng thẳng quá mức làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
- Ngoài ra, nếu gặp phải bệnh ung thư cổ tử cung thì cần phải điều trị sớm mới có thể đạt hiệu quả như mong đợi.
Giải pháp cho tình trạng ra máu nhưng không phải kinh nguyệt
Khi gặp hiện tượng ra máu ít nhưng không phải kinh nguyệt, chị em hãy chủ động thăm khám tại các địa chỉ phụ khoa uy tín. Nếu đang sống và làm việc ở Hải Phòng hay các tỉnh lân cận thì các chị có thể ghé Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ.
Cách khắc phục tình trạng ra máu nhưng không phải kinh nguyệt
Đây chính là địa chỉ y tế đã được cấp phép hoạt động khám chữa bệnh hợp pháp, góp mặt nhiều bác sĩ chuyên môn giỏi và dày dặn kinh nghiệm. Đến đây, chị em không những được thăm khám bằng hệ thống thiết bị máy móc hiện đại mà còn điều trị bằng phương pháp mới như:
- Kỹ thuật Dao LEEP: Là kỹ thuật điều trị các bệnh phụ khoa tiên tiến nhất hiện nay, có nhiều ưu điểm vượt trội hơn phương pháp truyền thống như là đông máu tức thì, hiệu ứng nhiệt thấp, điều trị toàn diện…
- Công nghệ Oxygen: Hỗ trợ tối ưu cho quá trình điều trị một cách toàn diện, an toàn, không gây sẹo và giảm nguy cơ tái phát bệnh.
Cũng theo các bác sĩ của Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ, chị em tuyệt đối không nên tự ý tìm cách chữa trị tình trạng ra máu ít nhưng không phải kinh nguyệt tại nhà. Thay vì như thế thì nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín như phòng khám Phượng Đỏ để được chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất.
Bên cạnh cạnh điều trị kịp thời, để nhanh chóng cải thiện tình trạng này thì chị em cũng nên lưu ý một số biện pháp sau đây:
- Vệ sinh sạch sẽ vùng kín mỗi ngày, không thụt rửa vào sâu bên trong.
- Dùng băng vệ sinh khi bị ra máu vùng kín và thay băng liên tục, cách 4 tiếng thay 1 lần.
- Kiêng quan hệ tình dục cho đến khi hết ra máu.
- Dành thời gian thư giãn và nghỉ ngơi, kết hợp với chế độ ăn uống khoa học giàu sắt để bù lại lượng máu đã mất đi.
Thông qua bài viết này, các bác sĩ của Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ mong rằng đã giúp bạn đọc nắm rõ tình trạng ra máu ít nhưng không phải kinh nguyệt. Nếu vẫn còn nhiều thắc mắc chưa giải đáp được, bạn đừng ngần ngại liên hệ qua Hotline 0225 8831 239 hoặc nhắn tin trực tiếp tại đây để được bác sĩ chuyên môn của Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ giải đáp chi tiết.
Bài viết: Ra máu ít nhưng không phải kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Ngày: 28/12/2024
-
Cách tính ngày rụng trứng để mang thai có tác dụng với mọi người
-
[MỚI] Đau bụng kinh nên ăn cháo gì?
-
Rối loạn kinh nguyệt sau chọc hút noãn có nguy hiểm không?
-
Bạn có lo lắng về đau bụng kinh uống panadol được không?
-
Cách uống cao ích mẫu dạng nước: Thời điểm và liều lượng phù hợp