Giờ Khám Bệnh 8h00 - 20h00 - Tất cả các ngày

Phòng khám đa khoa phượng đỏ
Phòng khám đa khoa phượng đỏ
Phòng khám đa khoa phượng đỏ
Phòng khám đa khoa phượng đỏ
  • Được bộ y tế phê duyệt

  • Bác sĩ giỏi

  • Khám chữa tận tâm

  • Kỹ thuật thiết bị hiện đại

  • Chi phí tối ưu

Χ
Tư vấn trực tuyến Tư vấn

trực tuyến

Tư vấn trực tuyến Đặt lịch

hẹn khám

Yêu cầu gọi lại Yêu cầu

gọi lại

Tư vấn trực tuyến Bản đồ

chỉ dẫn

Phải làm sao khi có bầu bị tức bụng dưới?

Đánh giá: 5/ 5 ( 2 lượt)

    Từ lúc mang thai cho đến khi em bé chào đời cơ thể mẹ luôn có sự thay đổi, đặc biệt là vùng bụng. Có bầu bị tức bụng dưới là hiện tượng thường gặp khi mang thai. Vậy mẹ bầu phải làm sao để giảm cơn đau tức và liệu chăng thai nhi có đang bị đe dọa? Để con được ra đời bình an các mẹ đừng chủ quan dù là dấu hiệu nhỏ nhé! 

Nguyên Nhân Nguy Hiểm Gây Tức Bụng Dưới Khi Mang Bầu Thai Phụ Cần Cảnh Giác 

    Tức bụng dưới khi mang thai có thể xuất phát từ các nguyên nhân nguy hiểm sau đây:

➤ Nhau bong non

    Bất kì phụ nữ nào cũng có nguy cơ bị nhau bong non. Tuy nhiên, tình trạng này thường phổ biến ở phụ nữ mang thai trên 35 hoặc dưới 20 tuổi.

    Trong suốt quá trình mang thai tử cung của người mẹ sẽ phát triển cùng với bánh nhau. Sự bong sớm của nhau thai chưa trưởng thành là một biến chứng nghiêm trọng của thai kỳ.

    Nhau thai khi bị tách ra khỏi thành tử cung thì không có phương pháp nào đưa trở lại. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến thai nhi thiếu oxy và chất dinh dưỡng gây biến chứng sảy thai, khiến thai phụ bị mất máu nặng, sinh non.

Có bầu bị tức bụng dưới dấu hiệu của bong nhau non

 

Bong nhau non gây ra những cơn đau tức bụng dưới khi mang thai

➤ Sảy thai sớm

    Sảy thai sớm thường gặp vào 3 tháng đầu của thai kỳ. Khoảng ½ các trường hợp bị sảy thai sớm là do quá trình thụ tinh phôi thai nhận được một số lượng nhiễm sắc thể bất thường. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy thai phụ hít hoặc hút thuốc, uống rượu, tiêu thụ nhiều cafein có nguy cơ cao sảy thai sớm.

    Dù là thai bị sảy tự nhiên nhưng có thể sẽ còn một số mô thai trong tử cung cần phải được loại bỏ. Vì thế, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp, phòng tránh một số rủi ro có thể xảy ra như nhiễm trùng, mất máu nặng làm ảnh hưởng đến sức khỏe nữ giới và khả năng mang thai sau này.

➤ Thai ngoài tử cung

    Mang thai ngoài tử cung thường gây chảy máu nghiêm trọng ở giữa tuần thứ 6 và tuần thứ 10 của thai kỳ.

    Thai ngoài tử cung là khi trứng thụ tinh, làm tổ và phát triển ở một vị trí khác nội mạc tử cung .

    Thai ngoài tử cung sẽ được chẩn đoán qua siêu âm, xét nghiệm máu, thăm khám vùng chậu. Nếu không được can thiệp kịp thời có thể dẫn đến sảy thai qua loa; thoái triển tự nhiên; trường hợp nguy hiểm sẽ vỡ ống dẫn trứng gây xuất huyết trong ổ bụng, đe dọa đến tính mạng nữ giới nếu không được phẫu thuật kịp thời.

➤ Tiền sản giật

    Tiền sản giật thường xảy ra trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Thai phụ có huyết áp cao và thường có lượng protein trong nước tiểu nếu không được chữa trị sẽ dẫn đến co giật gọi là sản giật. Phụ nữ bị tiền sản giật có nguy cơ bị bệnh tim và tai biến sau này.

    40% thai phụ đẻ non, 10% thai nhi hoặc em bé sau sinh bị tử vong, thai chết lưu; thai phụ bị xuất huyết não - màng não, suy thận cấp, suy tim và suy phổi cấp, rối loạn đông - chảy máu... là những nguy hiểm có thể xảy ra khi mẹ bầu bị tiền sản giật. 

Thai chết lưu biểu hiện qua dấu hiệu tức bụng dưới

➤ Thai chết lưu

    Thai chết lưu là mất em bé sau 20 tuần mang thai hoặc trong khi sinh.

    Thai chết lưu thường xuất phát từ các nguyên nhân như biến chứng sinh non, mang đa thai, đau đẻ; nhau thai không cung cấp máu cho bé; thai nhi có khuyết tật bẩm sinh về cấu trúc di truyền; nhiễm trùng ở thai nhi hoặc mẹ có bệnh lý nhiễm trùng nghiêm trọng; dây rốn bị thắt nút, bị vắt; mẹ bị tăng huyết áp; biến chứng bệnh lý từ người mẹ.

➤ Viêm ruột thừa

    Viêm ruột thừa sẽ không loại trừ khi mang thai, đặc biệt quá trình mang thai tử cung phát triển ruột thừa bị đẩy lệch vị trí khiến việc chẩn đoán khó hơn. Đây chính là nguyên nhân khiến thai phụ có nguy cơ cao tử vong khi bị viêm ruột thừa. 

☟ Thai phụ có thắc mắc, bấm vào khung chat bên dưới để được bác sĩ tư vấn!

bác sĩ tư vấn miễn phí

Có Bầu Bị Tức Bụng Dưới Phải Làm Sao? 

    Mẹ bầu nên thử các mẹo sau để giảm cơn tức bụng: 

➢ Tập một số bài tập nhẹ nhàng và đi bộ xung quanh để giảm đau.

➢ Dùng nước ấm để tắm (chú ý không được tắm khi nước còn nóng).

➢ Cơ thể mất nước là nguyên nhân gây nên các cơn gò Braxton - Hicks khiến thai phụ bị tức bụng dưới, vì thế hãy bổ sung nước đầy đủ.

➢ Nằm xuống nhẹ nhàng và uốn cong người về phía cơn đau tức bụng.

Có bầu bị tức bụng dưới phải làm thế nào

    Thai phụ nên tuân thủ các lưu ý sau để phòng tránh đau tức bụng dưới khi mang thai:

✔ Bổ sung canxi, vitamin, chất xơ, khoáng chất và chất béo cần thiết.

✔ 3 tháng đầu mang thai, thai phụ nên chú ý không sử dụng nước dừa, rau má, rau sam, rau ngót, rau răm... để phòng tránh sảy thai sớm.

✔ Không sử dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá trong quá trình mang thai.

✔ Không bỏ lỡ cuộc hẹn khám thai nào.

✔ Chú ý trong việc đi đứng không để té ngã.

✔ Nên sử dụng thức ăn tự nấu tại nhà để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

➪ Khi nào thai phụ cần gặp bác sĩ?

    Có bầu bị tức bụng dưới xuất phát từ những nguyên nhân thông thường như cơn gò Braxton - Hicks, tử cung phát triển, táo bón, đau dây chằng tròn, chế độ ăn không cân bằng, bé đạp, dấu hiệu sắp sinh... Tuy nhiên, mẹ bầu không nên chủ quan hãy đến gặp ngay bác sĩ để kiểm tra khi bị tức bụng dưới kèm các triệu chứng sau:

✘ Bụng dưới xuất hiện cơn đau dữ dội đột ngột hoặc kéo dài.

✘ Âm đạo bị chảy máu, phần hông lưng đau âm ỉ không chịu nổi.

✘ Sốt, ớn lạnh, mê sảng, đau đầu.

✘ Buồn nôn và ói mửa.

✘ Chuột rút liên tục.

    Tại Hải Phòng, chị em có thể đến với Chuyên khoa Sản - Phòng khám Phượng Đỏ để được bác sĩ hơn 20 năm kinh nghiệm công tác tại bệnh viện Phụ sản Hải Phòng thăm khám. Với trang thiết bị siêu âm hiện đại đảm bảo mang lại kết quả chính xác và nhanh chóng cho thai phụ. 

    Đồng thời, với kiến thức y khoa chuyên sâu và dày dặn kinh nghiệm, bác sĩ sản khoa tại Phượng Đỏ sẽ giúp thai kỳ của chị em diễn ra an toàn, khoẻ mạnh. Chị em có thể hoàn toàn an tâm khi lựa chọn thăm khám tại đây. 

    Hy vọng các thông tin trên đây sẽ giúp ích được cho chị em với thắc mắc "Phải làm sao khi có bầu bị tức bụng dưới?". Nếu có thắc mắc hoặc chị em đang gặp tình trạng trên đừng ngần ngại gọi về hotline (0225) 369 9999 để được tư vấn và hướng dẫn đặt lịch khám với bác sĩ giỏi trang thiết bị y tế tiên tiến tại Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ.

bác sĩ tư vấn miễn phí

Hotline
0225 8831 239
Tư vấn
CHAT VỚI BÁC SĨ
Đăng ký
ĐẶT LỊCH KHÁM
Hỗ trợ
CHỈ DẪN ĐƯỜNG
da khoa hong phuc