Giờ Khám Bệnh 8h00 - 20h00 - Tất cả các ngày

Phòng khám đa khoa phượng đỏ
Phòng khám đa khoa phượng đỏ
Phòng khám đa khoa phượng đỏ
Phòng khám đa khoa phượng đỏ
  • Được bộ y tế phê duyệt

  • Bác sĩ giỏi

  • Khám chữa tận tâm

  • Kỹ thuật thiết bị hiện đại

  • Chi phí tối ưu

Những bệnh lý gây đau tinh hoàn

Đánh giá: 5/ 5 ( 14 lượt)

  Những bệnh lý gây đau tinh hoàn. Đau tinh hoàn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vì vậy, ngay khi phát hiện triệu chứng bất thường, người bệnh nên liên hệ sớm với bác sĩ để được theo dõi, chẩn đoán và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

  bác sĩ tư vấn miễn phí

Những bệnh lý gây đau tinh hoàn

  Bên cạnh nguyên nhân rõ ràng do bị chấn thương hoặc tai nạn, cơn đau tinh hoàn cũng có thể xuất phát từ những yếu tốt sau: Viêm tinh hoàn:

  Tình trạng viêm tinh hoàn xuất hiện với cảm giác sưng, nóng, đỏ, đau ở một hoặc cả hai tinh hoàn có thể là do nhiễm vi khuẩn hoặc virus. Ở trẻ em, virus quai bị cũng là một trong những yếu tố gây bệnh hàng đầu. Trong trường hợp này, dấu hiệu sưng tấy thường bắt đầu xuất hiện từ 4 – 6 ngày sau khi bắt đầu mắc quai bị.

  Thoát vị bẹn (bẹn):

  Thoát vị bẹn xảy ra khi một phần ruột hoặc mạc nối bị đẩy qua một phần yếu của cơ thành bụng để đi xuống bìu. Tình trạng này thường không gây nguy hiểm nhưng đem đến cảm giác đau tức khó chịu. Một vài trường hợp có thể phải phẫu thuật khẩn cấp như thoát vị bẹn nghẹt

  Viêm mào tinh hoàn:

  Mào tinh hoàn là một nhóm ống mỏng cuộn tròn, thực hiện nhiệm vụ mang tinh trùng từ tinh hoàn đến ống dẫn tinh và phóng ra ngoài cơ thể. Khi tình trạng viêm xảy ra, nam giới sẽ có cảm giác đau, bìu sưng, nóng khi chạm vào, mào tinh viêm to, rắn cứng. Các triệu chứng viêm mào tinh hoàn thường kéo dài vài ngày đến vài tuần, trường hợp mãn tính sẽ hơn 6 tuần.

Những bệnh lý gây đau tinh hoàn

Những bệnh lý gây đau tinh hoàn

  Nang mào tinh hoàn:

  Đây là một không gian chứa đầy dịch, có thể hình thành bên trong mào tinh gần tinh hoàn. Những u nang này không phải là ung thư và thường không gây đau đớn nhưng đôi khi sẽ phát triển thành kích thước lớn, gây khó chịu cho người bệnh.

  Tràn dịch màng tinh hoàn:

  Tình trạng này xảy ra rất phổ biến, xuất hiện khi dịch tích tụ xung quanh tinh hoàn, đôi khi gây đau và nhiễm trùng.

  Khối tụ máu:

  Tình trạng này xảy ra khi máu bao quanh tinh hoàn, thường là kết quả của chấn thương.

  Giãn tĩnh mạch thừng tinh:

  Đây là tình trạng một nhóm các tĩnh mạch lớn xuất hiện bất thường gần tinh hoàn. Điều này gây cảm giác khó chịu âm ỉ, gây cản trở rất lớn đến hoạt động hàng ngày. Cơn đau thường có xu hướng thuyên giảm khi nằm xuống. Trong nhiều trường hợp, giãn tĩnh mạch thừng tinh còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, phần lớn phải được điều trị bằng phẫu thuật.

  Xoắn tinh hoàn:

  Xoắn tinh hoàn là hiện tượng xoắn đường cung cấp máu cho tinh hoàn, dẫn đến đau dữ dội. Tình trạng này có thể xảy ra mọi lúc, yêu cầu cần được phẫu thuật ngay lập tức để tránh nguy cơ hoại tử tinh hoàn.

  Sỏi thận:

  Sỏi thận xảy ra phổ biến hơn khi cơ thể bị mất nước. Lúc này, sỏi có thể mắc kẹt trong niệu quản (ống dẫn nước tiểu từ thận vào bàng quang), gây đau lưng, đau lan xuống bộ phận sinh dục ngoài hoặc hố chậu. Tùy vào kích thước, viên sỏi sẽ tự trôi ra ngoài hoặc phải can thiệp phẫu thuật.

  Hội chứng đau sau thắt ống dẫn tinh:

  Nam giới sau khi bị thắt ống dẫn tinh đôi khi sẽ có cảm giác đau tinh hoàn. Cơn đau này thường xuất phát do áp lực trong ống dẫn tinh hoặc mào tinh tăng lên.

  Nhiễm trùng đường tiết niệu:

  Vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu, bao gồm niệu đạo, bàng quang và thận, có thể dẫn đến nhiễm trùng đường sinh dục. Một trong những triệu chứng thường thấy của tình trạng này là đau tinh hoàn kèm theo đái buôt, đái dắt, đái máu. Nhiễm trùng có thể tự khỏi hoặc cần dùng kháng sinh tùy vào từng mức độ nghiêm trọng.

  Ung thư tinh hoàn:

  Ung thư tinh hoàn xuất hiện phổ biến nhất ở nam giới trong độ tuổi từ 15 – 35. Đôi khi, triệu chứng gặp phải là cảm giác đau âm ỉ ở bẹn bìu, tinh hoàn, sưng tinh hoàn, đau vùng bụng dưới,… Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định thêm những xét nghiệm chuyên sâu như chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm tế bào để đưa ra kết luận chính xác nhất.

Hỗ trợ khắc phục tình trạng đau tinh hoàn

  Tùy theo từng mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị đau tinh hoàn phù hợp. Cụ thể như sau:

  Điều trị tại nhà:

  Chườm đá vào vị trí đau.

  Đặt một chiếc khăn cuộn dưới bìu khi nằm.

  Tắm nước ấm.

  Dùng thuốc:

  Nếu các biện pháp điều trị tại nhà không mang lại hiệu quả, nam giới có thể được chỉ định dùng thuốc, bao gồm:

Hỗ trợ khắc phục tình trạng đau tinh hoàn

Hỗ trợ khắc phục tình trạng đau tinh hoàn

  Thuốc giảm đau: Acetaminophen, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), bao gồm Aspirin, Ibuprofen và Naproxen, có thể giúp giảm đau. Những loại này thường được kê đơn trong trường hợp cơn đau xuất hiện do chấn thương hoặc viêm tinh hoàn.

  Thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống nhiễm trùng: Những loại thuốc này thường được chỉ định đối với trường hợp đau do viêm tinh hoàn và viêm mào tinh.

  Thuốc chống trầm cảm ba vòng, chẳng hạn như Amitriptyline có thể được sử dụng để điều trị đau tinh hoàn do tổn thương dây thần kinh.

  Phẫu thuật:

  Tình trạng đau tinh hoàn thường không cần phẫu thuật, ngoại trừ trường hợp khẩn cấp như xoắn tinh hoàn hoặc ung thư tinh hoàn. Cụ thể như sau:

  Phẫu thuật đối với tình trạng xoắn tinh hoàn: Bác sĩ sẽ tiến hành tháo xoắn thừng tinh và khôi phục lưu lượng máu đến tinh hoàn. Bước tiếp theo là khâu các mũi xung quanh tinh hoàn để tránh tình trạng tổn thương lặp lại, kể cả bên đối diện.

  Phẫu thuật sửa chữa thoát vị: Thủ tục này được thực hiện nếu khối thoát vị không thể đẩy trở lại vào ổ bụng hoặc thu nhỏ kích thước.

  Cắt bỏ mào tinh hoàn: Bác sĩ phẫu thuật có thể cắt bỏ mào tinh nếu xuất hiện dấu hiệu đau mãn tính mà không đáp ứng với thuốc điều trị.

  Nối lại ống dẫn tinh: Đây là phương pháp được chỉ định trong trường hợp nam giới đau tinh hoàn do bị thắt ống dẫn tinh. Tuy nhiên, lựa chọn điều trị này hiếm khi được tiến hành, nếu có sẽ thường thực hiện như phẫu thuật ngoại trú.

  Tán sỏi bằng sóng xung kích: Đây là thủ thuật xâm lấn tối thiểu sử dụng sóng xung kích để phá vỡ sỏi thận.

  Phương pháp MDSC: Thao tác này được thực hiện thông qua hình thức gây mê. Cụ thể, bác sĩ phẫu thuật sẽ sử dụng kính hiển vi phẫu thuật để mổ và cắt các dây thần kinh đi qua thừng tinh, nhằm mục đích chữa khỏi hoặc giảm đau tinh hoàn.

  Cắt bỏ tinh hoàn: Đây là phương pháp cuối cùng nhưng hiếm khi xảy ra, chỉ thực hiện trong trường hợp cơn đau không thể điều trị hiệu quả bằng thuốc hoặc các thủ thuật ít xâm lấn.

  Sau bất kỳ phẫu thuật nào, điều quan trọng là phải chăm sóc vết thương đúng cách và kỹ lưỡng để ngăn ngừa nhiễm trùng. Đối với vấn đề này, nam giới nên trao đổi kỹ với bác sĩ để được hướng dẫn chỉ tiết. Ngoài ra, người bệnh cũng cần tái khám định kỳ để được theo dõi và kiểm tra thường xuyên nhằm tránh các vấn đề không mong muốn có thể xảy ra.

Báo chí nói về chúng tôi:

Phòng khám Đa Khoa Phượng Đỏ - Chất lượng đi kèm niềm tin

Chi phí khám chữa bệnh Phòng khám Phượng Đỏ tại Hải Phòng

  bác sĩ tư vấn miễn phí

Bài viết: Những bệnh lý gây đau tinh hoàn

Được đăng bởi: Chuyên viên tư vấn Hằng

Ngày:

Hotline
0225 8831 239
Tư vấn
CHAT VỚI BÁC SĨ
Đăng ký
ĐẶT LỊCH KHÁM
Hỗ trợ
CHỈ DẪN ĐƯỜNG
Χ
Tư vấn trực tuyến Tư vấn

trực tuyến

Tư vấn trực tuyến Đặt lịch

hẹn khám

Yêu cầu gọi lại Yêu cầu

gọi lại

Tư vấn trực tuyến Bản đồ

chỉ dẫn

da khoa hong phuc