Nguyên nhân kinh nguyệt ra nhiều và cách khắc phục
Nhiều chị em hoang mang khi đến kỳ kinh nguyệt lại thấy máu ra nhiều hơn bình thường và không biết lý do vì sao. Vậy nguyên nhân kinh nguyệt ra nhiều là do đâu? Bệnh có ảnh hưởng đến sức khỏe, quá trình sinh sản hay không? Cùng tìm các thông tin này thông qua bài viết dưới đây nhé.
Kinh nguyệt ra nhiều có bị sao không
Chu kỳ kinh nguyệt của người bình thường kéo dài từ 28 - 35 ngày và lượng máu dao động từ 50 - 70ml một tháng. Tuy nhiên, có nhiều nữ giới có chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn và lượng máu cũng sẽ nhiều hơn so với mức bình thường. Gây tràn băng, mất nhiều máu,..
Vậy khi kinh nguyệt ra nhiều có bị sao không?
Dấu hiệu kinh nguyệt ra nhiều
-
Như đã nói trên, kinh nguyệt có từ 3 - 7 ngày, nhưng nếu kinh nguyệt trên 7 ngày được gọi là kinh nguyệt ra nhiều - rong kinh.
-
Nữ giới thay băng thường xuyên: 2 - 3 tiếng/lần.
-
Đau bụng dữ dội
-
Xuất hiện cục máu đông trong máu kinh nguyệt
-
Máu kinh cũng nhiều hơn mức bình thường: 80ml trở lên
Kinh nguyệt ra nhiều có nguy hiểm không
Tùy vào lượng máu ra của mỗi người, nhưng nếu như máu kinh ra nhiều sẽ gây tình trạng mất máu, chóng mặt, mệt mỏi, da mặt xanh xao,..Nếu như gặp tình trạng này cần tìm đến các phòng khám để thăm khám và điều trị ngay nhé
Nguyên nhân kinh nguyệt ra nhiều
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt ra nhiều, một số nguyên nhân chủ yếu khiến cho kinh nguyệt ra nhiều:
Mất cân bằng hormone
Cân bằng hormone trong cơ thể là điều vô cùng cần thiết và quan trọng cho nữ giới. Nếu như hormone bị mất cân bằng, lớp niêm mạc sẽ phát triển quá mức và gây tình trạng rong kinh - kinh nguyệt ra nhiều
Nguyên nhân gây mất cân bằng hormone: hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh lý tuyến giáp, béo phì,...
Rối loạn chức năng buồng trứng
Vào chu kỳ kinh nguyệt nếu không rụng trứng, cơ thể phụ nữ sẽ không sản xuất ra hormone Progesterone như chu kỳ kinh nguyệt bình thường làm mất cân bằng hormone và gây nên tình trạng kinh nguyệt ra nhiều - rong kinh.
U xơ tử cung
Những khối u xơ tử cung có thể gây đau đớn và chảy máu, khiến cho người bệnh xuất ra nhiều máu.
Lạc nội mạc tử cung
Tình trạng lạc nội mạc tử cung có thể gây đau đớn, chảy nhiều máu khiến cho bệnh nhân lo sợ và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Polyp tử cung
Trường hợp polyp lành tính chỉ làm cho lớp niêm mạc bị chảy máu và không gây hại nhiều cho bệnh nhân.
Đặt vòng tránh thai
Việc đặt vòng tránh thai sẽ an toàn cho các chị em muốn an toàn không dính thai trong quan hệ tình dục. Nhưng vòng tránh thai sẽ có những tác dụng phục và gây rong kinh ra nhiều máu ở chị em.
Mang thai
Theo các thông tin đã nói trên, sẽ có nhiều nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt ra máu, chúng ta không thể chẩn đoán tại nhà được mà phải tìm đến các phòng khám để được bác sĩ thăm khám. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần biết được cách hạn chế kinh nguyệt ra nhiều.
Cách hạn chế kinh nguyệt ra nhiều
Điều chỉnh lối sống khoa học
Điều chỉnh lối sống khoa học là điều đầu tiên các chị em cần làm
-
Nên nghỉ ngơi hợp lý, không vận động mạnh
-
Tinh thần luôn thoải mái không suy nghĩ stress
-
Đảm bảo giấc ngủ không nhiều cũng không quá ít (8 tiếng/ngày)
-
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và thay băng 4 tiếng/lần để giảm tối đa vi khuẩn phát triển và gây tình trạng kinh nguyệt ra nhiều
Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý
-
Không nên đồ có chứa nhiều dầu mỡ, chất béo
-
Ăn rau củ quả tươi để ổn định đường huyết, cân bằng nội tiết tố của nữ giới
-
Bổ sung các dưỡng chất có trong cá, thịt và các loại trái cây: cá hồi, thịt đỏ, cam, quýt
-
Không sử dụng các chất kích thích, rượu bia
-
Không ăn nhiều món cay nóng
Thăm khám phụ khoa định kỳ
Bệnh nhân nên chọn cho mình 1 phòng khám uy tín để thăm khám định kỳ hằng tháng. thông qua thông khám mà bệnh nhân cũng sẽ theo dõi được sức khỏe, biết được tình trạng bệnh của mình sớm nhất để không bị ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình sinh sản của nữ giới.
Thông Tin Liên Hệ Phòng_Khám_Đa_Khoa_Phượng_Đỏ
Tư vấn miễn phí: 0255 369 9999 để gặp trực tiếp các BÁC SĨ.
Địa Chỉ: số 498 Nguyễn Văn Linh, phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân, TP Hải Phòng
Website: https://phongkhamdakhoaphuongdo.vn/
Bài viết: Nguyên nhân kinh nguyệt ra nhiều và cách khắc phục
Ngày: 20/04/2023
-
Cách tính ngày rụng trứng để mang thai có tác dụng với mọi người
-
[MỚI] Đau bụng kinh nên ăn cháo gì?
-
Rối loạn kinh nguyệt sau chọc hút noãn có nguy hiểm không?
-
Bạn có lo lắng về đau bụng kinh uống panadol được không?
-
Cách uống cao ích mẫu dạng nước: Thời điểm và liều lượng phù hợp