Lí do gì khiến chúng ta ngủ chập chờn?
Lí do gì khiến chúng ta ngủ chập chờn? Giấc ngủ chập chờn làm cho cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, dẫn đến nhiều ảnh hưởng trong sinh hoạt và suy giảm năng suất làm việc. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin nhé.
Lí do gì khiến chúng ta ngủ chập chờn?
Giấc ngủ góp phần quan trọng đối với một ngày làm việc. Do đó, vấn đề ngủ chập chờn gây ra không ít phiền toái cho mọi người và những lí do gây ra giác ngủ chập chờn có thể kể đến như:
Căng thẳng: Melatonin giúp bạn dễ ngủ và ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, thường xuyên căng thẳng và áp lực từ công việc hoặc những vấn đề khác trong cuộc sống, dẫn đến lượng Testosterone chuyển hóa thành Melatonin giảm xuống và làm cho khó ngủ hơn bình thường. Trường hợp ngưởi bị tự kỷ, trầm cảm cũng rất dễ mất ngủ do căng thẳng thần kinh gây ra giảm lượng Melatonin làm cho mất ngủ, ngủ không ngon giấc trong thời gian dài.
Thay đổi nội tiết tố: Trong giai đoạn mang thai, tiền mãn kinh, cơ thể nữ giới có sự thay đổi về nội tiết tố. Các thay đổi này là nguyên nhân chính dẫn tới tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp, luôn trong trạng thái mệt mỏi, căng thẳng gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ phổ biến nhất là khó ngủ hay ngủ không sâu giấc.
Lí do gì khiến chúng ta ngủ chập chờn?
Do tuổi tác: Người lớn tuổi thời gian ngủ càng ít. Bên cạnh đó, cũng làm tăng nguy cơ gặp phải chứng rối loạn giấc ngủ như: Khó vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc,...
Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Thói quen sinh hoạt có thể kể đến như: Ăn đêm, thức ăn dầu mỡ, thường xuyên dùng điện thoại trước khi ngủ.
Bệnh lý: Thiểu năng tuần hoàn não làm cho giảm lượng máu lên não. Vì vậy, não tiếp nhận không đủ lượng oxy và dưỡng chất, dẫn đến suy nhược hệ thần kinh trung ương, mất ngủ.
Làm sao để có thể cải thiện giấc ngủ chập chờn?
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi với những giấc ngủ chập chờn, hãy tham khảo một số biện pháp nhằm có được một giấc ngủ ngon hơn:
Thói quen ngủ khoa học: Ngủ đúng giờ và thức dậy vào một giờ cố định. Bên cạnh đó, cần tuân thủ chế độ sinh hoạt khoa học góp phần nâng cao chất lượng giấc ngủ.
Không thức khuya: Dù vì lý do gì, cũng không nên thức khuya vì có thể gây ra rối loạn nhịp sinh học, dẫn đến khó ngủ, ngủ không sâu. Theo các chuyên gia, ngủ trong thời gian từ 21 đến 22 giờ là tốt nhất.
Không dậy trễ: Hãy dậy sớm để rèn luyện sức khỏe, ăn sáng đúng giờ, làm những việc mình thích. Đây là thói quen tốt cho sức khỏe, giúp ngày mới luôn tràn đầy năng lượng.
Không ngủ trưa quá lâu: Ngủ trưa có thể giúp bạn có một buổi chiều làm việc hiệu quả. Tuy nhiên, chỉ nên ngủ trong thời gian ngắn. Không ngủ quá nhiều tránh tình trạng khó ngủ vào buổi tối.
Làm sao để có thể cải thiện giấc ngủ chập chờn?
Hạn chế dùng điện thoại trước khi đi ngủ: Vì ánh sáng xanh từ thiết bị di động sẽ làm ảnh hưởng đến não bộ, dẫn đến não bộ tỉnh táo hơn từ đó làm cho khó vào giấc ngủ hơn bình thường.
Rèn luyện thân thể: Thói quen tập luyện thể dục thường xuyên giúp bạn khỏe mạnh hơn và phòng tránh được nhiều bệnh tật. Không những vậy, rèn luyện thể dục còn giúp dễ ngủ hơn và ngủ ngon hơn. Vận động vào buổi tối còn giúp tăng lượng Endorphin chuyển hóa thành Melatonin giúp giấc ngủ được hoàn thiện hơn.
Tuyết đối không sử dụng chất kích thích: Những loại chất này không khiến bạn dễ ngủ mà làm cho bạn đau đầu và khó ngủ hơn. Vì thế 4 tiếng trước khi ngủ bạn không nên sử dụng những thực phẩm có chữa chất kích thích.
Giảm căng thẳng: Khi căng thẳng, suy nghĩ nhiều cũng dẫn đến mất ngủ, ngủ chập chờn. Một vài cách giúp bạn loại bỏ căng thẳng có thể kể đến như: Yoga, nghe nhạc, thiền, đọc sách,... Khi tinh thần được thoải mái, không áp lực bạn sẽ ngủ dễ dàng và sâu giấc hơn.
Bài viết trên là những thông tin bổ ích về " Lí do gì khiến chúng ta ngủ chập chờn? " Nếu các bạn còn thắc mắc hay muốn được TƯ VẤN thêm thì hãy liên hệ đến Hotline: (0225) 8831 239 để được hỗ trợ hoàn toàn MIỄN PHÍ. Hoặc có thể trực tiếp đến Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ tại địa chỉ 498 Nguyễn Văn Linh, phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân, TP. Hải Phòng.
Báo chí nói về chúng tôi:
https://thanhnien.vn/chi-phi-kham-chua-benh-phong-kham-phuong-do-tai-hai-phong-post1477185.html
Bài viết: Lí do gì khiến chúng ta ngủ chập chờn?
Ngày: 07/12/2022