Kinh nguyệt không ra được ở nữ giới phải làm sao?
Kinh nguyệt không ra được hay còn gọi là vô kinh, tắc kinh là hiện tượng bệnh kinh nguyệt thường xuất hiện ở một số nữ giới bởi không phải ai sinh ra cũng may mắn có được một vòng kinh đều đặn, khỏe mạnh. Vậy kinh nguyệt không ra được ở nữ giới phải làm sao? Hãy cùng theo dõi qua bài viết sau để hiểu rõ về vấn đề trên.
Tại Sao Kinh Nguyệt Không Ra Được?
Bình thường khi tới tuổi dậy thì nữ giới sẽ xuất hiện kinh nguyệt. Hiện tượng này có thể ra sớm hoặc muộn tùy thuộc vào cơ thể từng người, tuy nhiên nữ giới nếu đã 18 tuổi mà không có kinh hoặc đang có mà không xuất hiện nữa được gọi là không có kinh nguyệt.
Các bác sĩ đầu ngành Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ cho biết thêm biểu hiện của kinh nguyệt không ra là không có chu kỳ kinh, mọc nhiều lông trên mặt, đau đầu, rụng tóc…
Nguyên nhân kinh nguyệt không ra được
❖ Vô kinh nguyên phát
Là hiện tượng để chỉ trường hợp nữ giới quá 18 tuổi nhưng vẫn chưa xuất hiện kinh nguyệt do không có tử cung, không có âm đạo, màng trinh không thủng, teo buồng trứng bẩm sinh, rối loạn nội tiết, bất thường trong nhiễm sắc thể, teo tuyến yên bẩm sinh…
❖ Vô kinh thứ phátkhong ra
Là hiện tượng đang có kinh nguyệt bình thường nhưng do một nhân tố nào đó dẫn đến kinh nguyệt không ra được trong vòng 3 chu kỳ trở lên. Nguyên nhân của vô kinh thứ phát chủ yếu là do:
Dính buồng trứng, nạo phá thai, mãn kinh sớm, rối loạn hoạt động nội tiết, suy giảm tuyến giáp…
Sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm, thần kinh, thuốc tránh thai… gây rối loạn hormone ảnh hưởng tới chu kì kinh nguyệt.
Căng thẳng mệt mỏi kéo dài, tăng cân đột ngột, vận động mạnh quá nhiều…
Từng trải qua phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng, cắt bỏ tử cung thì việc kinh nguyệt không ra được là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Chức năng sinh sản suy giảm, buồng trứng hoạt động kém, hành kinh hàng tháng không còn ổn định, trễ dần và mất hẳn với phụ nữ cao tuổi.
Khi mang thai, kinh nguyệt của phụ nữ gần như biến mất cũng là nguyên nhân gây vô kinh.
Kinh Nguyệt Không Ra Được Phải Làm Sao?
Hiện tượng bệnh kinh nguyệt không ra là hiện tượng cảnh báo sức khỏe của chị em đang gặp vấn đề do bẩm sinh hoặc chịu tác động nào đó như trên. Các chuyên gia sản phụ khoa tại phòng khám đa khoa Phượng Đỏ cho biết, khi gặp phải hiện tượng kinh nguyệt không đều, các chị em phái đẹp cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:
Phương pháp hỗ trợ điều trị không có kinh nguyệt
► Nếu trường hợp vô kinh do lối sống thì có thể điều chỉnh chế độ sinh hoạt hợp lý, bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Đồng thời cân bằng dung hòa gia đình, công việc, nghỉ ngơi khoa học hoặc luyện tập thể dục thể thao đều đặn để ổn định lại chu kỳ kinh nguyệt.
► Nếu trường hợp vô kinh do buồng trứng đa nang hoặc suy giảm tuyến giáp có thể gặp bác sĩ để chẩn đoán và kê đơn thuốc.
► Nếu tình trạng không có kinh nguyệt kéo dài cần đi khám phụ khoa ngay để được bác sĩ chẩn đoán bệnh và có hướng điều trị thích hợp, tránh để tình trạng bệnh biến chứng nguy hiểm đe dọa sức khỏe sinh sản đặc biệt là vô sinh.
Các bác sĩ Đa Khoa Phượng Đỏ (498 Nguyễn Văn Linh, phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân, TP. Hải Phòng) cho biết nhiều người khi nói đến vấn đề phụ khoa thường vướng phải tâm lý sợ hãi, mặc cảm hoặc ngại ngùng mà khiến cho việc khám chữa bệnh trở nên không hiệu quả ở mức tối đa. Nên lời khuyên cho chị em là không nên giấu diếm bác sĩ điều gì vì điều này là rất bình thường với người phụ nữ.
Hy vọng với những chia sẻ về hiện tượng "Kinh nguyệt không ra được ở nữ giới phải làm sao?" có thể giúp chị em phụ nữ có cái nhìn khách quan và có cách điều trị hợp lí khi gặp tình trạng này. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề không ra kinh nguyệt hãy gọi tới đường dây nóng (0225) 369 9999 hoặc nhấn vào khung chat bên dưới để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Bài viết: Kinh nguyệt không ra được ở nữ giới phải làm sao?
Ngày: 14/11/2018
-
Cách tính ngày rụng trứng để mang thai có tác dụng với mọi người
-
[MỚI] Đau bụng kinh nên ăn cháo gì?
-
Rối loạn kinh nguyệt sau chọc hút noãn có nguy hiểm không?
-
Bạn có lo lắng về đau bụng kinh uống panadol được không?
-
Cách uống cao ích mẫu dạng nước: Thời điểm và liều lượng phù hợp