Khi bị rối loạn kinh nguyệt nên uống thuốc gì?
Rối loạn kinh nguyệt nên uống thuốc gì là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ khi gặp phải hiện tượng này. Bởi trên thực tế khi phát hiện mình bị rối loạn kinh nguyệt chị em thường có xu hướng tự mua thuốc chữa tại nhà nhưng không biết loại thuốc nào hiệu quả. Mời chị em cùng tham khảo bài viết sau.
Thế Nào Là Rối Loạn Kinh Nguyệt?
Trước khi trả lời cho câu hỏi rối loạn kinh nguyệt nên uống thuốc gì, các chuyên gia sản phụ Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ cho biết chu kỳ kinh nguyệt bình thường ở nữ giới sẽ kéo dài trong khoảng 28 - 32 ngày và hành kinh từ 3 - 5 ngày với lượng máu dao động mỗi chu kỳ là từ 40 - 80ml có màu đỏ sẫm, lỏng, hơi dính.
Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng chu kỳ kinh không tuân theo quy luật trên như chậm kinh, vô kinh, rong kinh với các biểu hiện như mệt mỏi, đau lưng, đau bụng, lượng máu ra quá ít hoặc quá nhiều có tính chất bất thường màu đỏ tươi, màu cà phê, màu vàng, màu đen, vừa dính vừa đông đặc hoặc trong suốt như nước hay kết thành hòn máu to và cứng.
Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của nữ giới như suy giảm trí nhớ, thiếu máu, mất ngủ, da dẻ xanh xao, thiếu tự tin trong “chuyện ấy” và có thể dẫn đến các bệnh ác tính như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, polyp buồng trứng… đe dọa nguy hiểm đến tính mạng.
Bị Rối Loạn Kinh Nguyệt Nên Uống Thuốc Gì?
Bị rối loạn kinh nguyệt nên uống thuốc gì? Các chuyên gia cho biết hiện nay có hai loại thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt là thuốc Đông y và thuốc Tây y. Tuy nhiên trước khi sử dụng thuốc các chị em cần lưu ý tới những vấn đề sau:
❖ Điều trị bằng thuốc Tây y
Thuốc điều hòa kinh nguyệt theo Tây y thực chất là các viên uống chứa một lượng nội tiết tố nhất định có tác dụng bổ sung và cân bằng hàm lượng nội tiết trong cơ thể để ổn định chu kỳ kinh nguyệt.
Thuốc Tây điều trị rối loạn kinh nguyệt
Về cơ bản các loại thuốc này có thể mang lại hiệu quả với những bệnh nhân bị rối loạn kinh nguyệt ở mức độ nhẹ và do nội tiết tố bị thiếu hụt hoặc dư thừa.
Ngoài ra, nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt do bệnh phụ khoa gây ra thì thuốc hoàn toàn không mang lại tác dụng. Bên cạnh đó lạm dụng thuốc điều hòa kinh nguyệt còn gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
❖ Điều trị bằng thuốc Đông y
Thuốc điều hòa kinh nguyệt của Đông y lại chú trọng vào việc tăng cường bổ huyết, ích khí, hoạt huyết, thanh nhiệt… Mặc dù được đánh giá khá cao về tính hiệu quả nhưng những bài thuốc này chỉ có tác dụng đối với những chị em bị rối loạn kinh nguyệt mức độ nhẹ và không do tổn thương thực thể.
Chữa rối loạn kinh nguyệt bằng Đông y
Trong khi đó, hiện tượng rối loạn kinh nguyệt do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bao gồm mất cân bằng hormone, suy nhược cơ thể, bệnh phụ khoa… Đồng thời một trong những nguyên tắc điều trị cơ bản của tất cả các bệnh lý và hiện tượng bất thường trong cơ thể chính là điều trị theo nguyên nhân. Vậy nên lạm dụng thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt mà không căn cứ vào nguyên nhân sẽ khiến bệnh không những không khỏi mà còn xảy ra nhiều biến chứng do tác dụng phụ của thuốc.
Chưa kể nhiều trường hợp chị em còn rỉ tai nhau sử dụng thuốc tránh thai để điều hòa kinh nguyệt dẫn đến những tác dụng phụ như cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn rất nguy hiểm cho sức khỏe nên chị em cần hết sức chú ý.
Đối với câu hỏi bị rối loạn kinh nguyệt nên uống thuốc gì, các chuyên gia cho biết không có một bài thuốc hoặc loại dược phẩm nào có thể áp dụng được cho tất cả các trường hợp bị rối loạn kinh nguyệt. Chính vì vậy nữ giới tuyệt đối không nên lạm dụng các loại thuốc đó mà cần phải điều trị dưới sự chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa tại những địa chỉ khám phụ khoa uy tín.
Bên cạnh đó chị em cũng cần phải xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học, lành mạnh và đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp để góp phần vào việc ổn định chu kỳ kinh nguyệt của mình.
Trên đây là chia sẻ về " Khi bị rối loạn kinh nguyệt nên uống thuốc gì", nếu muốn được tư vấn thêm chị em hãy gọi điện đến số (0225) 369 9999 hoặc nhấn vào khung chat bên dưới để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Bài viết: Khi bị rối loạn kinh nguyệt nên uống thuốc gì?
Ngày: 22/11/2018