Giờ Khám Bệnh 8h00 - 20h00 - Tất cả các ngày

Phòng khám đa khoa phượng đỏ
Phòng khám đa khoa phượng đỏ
Phòng khám đa khoa phượng đỏ
Phòng khám đa khoa phượng đỏ
  • Được bộ y tế phê duyệt

  • Bác sĩ giỏi

  • Khám chữa tận tâm

  • Kỹ thuật thiết bị hiện đại

  • Chi phí tối ưu

Χ
Tư vấn trực tuyến Tư vấn

trực tuyến

Tư vấn trực tuyến Đặt lịch

hẹn khám

Yêu cầu gọi lại Yêu cầu

gọi lại

Tư vấn trực tuyến Bản đồ

chỉ dẫn

Dấu hiệu của bệnh nấm Candida ở nữ giới

Đánh giá: 5/ 5 ( 18 lượt)

Nấm Candida ở nữ giới là tình trạng viêm nhiễm thường gặp gây ra bởi một loại nấm có tên Candida Albicans chiếm hơn 90% nguyên nhân gây ra bệnh viêm âm đạo ở nữ.

Ở điều kiện bình thường, nấm Candida sẽ không gây bệnh, tuy nhiên khi gặp điều kiện thuận lợi nấm sẽ phát triển, gây tổn thương và dấu hiệu của bệnh nấm Candida ở nữ giới giúp chị em bảo vệ sức khỏe cho chính mình và kịp thời thăm khám và điều trị.

Bệnh nấm Candida ở nữ giới là gì

Nhiễm nấm Candida ở nữ giới hay còn gọi là nhiễm trùng nấm men là bệnh nhiễm trùng do nấm Candida Albicans gây ra. Chúng tăng sinh mạnh mẽ về số lượng và tổn thương cho nhiều bộ phận trên cơ thể, bao gồm cả bộ phận sinh dục.

Độ pH âm đạo nằm trong ngưỡng 3,8 đến 4,5 môi trường âm đạo ổn định, hệ vi sinh cân bằng nấm Candida trong âm đạo tồn tại lượng vừa đủ, không gây hại đến sức khỏe phụ khoa. Khi môi trường âm đạo thay đổi tạo điều kiện sinh sôi, lấn át vi khuẩn có lợi, gây viêm nhiễm âm đạo.

Nguyên nhân nhiễm nấm Candida ở nữ giới

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự phát triển và gây bệnh của nấm Candida ở nữ giới bao gồm:

Thay đổi hormone: Những Thay đổi hormone khi mang thai, cho con bú hoặc thời kỳ mãn kinh có thể thay đổi sự cân bằng trong âm đạo của nữ giới.

Hệ thống miễn dịch suy yếu: Khả năng đề kháng trước các tác nhân gây bệnh giảm đi, các đối tượng như phụ nữ mang thai, người mắc bệnh tiểu đường, người nhiễm HIV/AIDS.

Quan hệ tình dục: Mặc dù nấm Candida không được xếp vào nhóm lây truyền qua đường tình dục, tuy nhiên cũng có thể truyền từ người này sang người kia qua quan hệ tình dục.

Bệnh tiểu đường: Nếu bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt, sự gia tăng lượng đường trong màng nhầy âm đạo, có thể là nơi thuận lợi cho nấm phát triển.

Sử dụng thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh hoặc thuốc có chứa corticoid nếu sử dụng dài ngày làm mất cân bằng hệ vi sinh trong cơ thể, tiêu diệt nhiều vi khuẩn có lợi sống trong âm đạo.

Dấu hiệu của bệnh nấm Candida ở nữ giới

Nhiễm nấm Candida ở nữ giới có thể ở nhiều bộ phận trên cơ thể và kể cả cơ quan sinh dục. Tùy thuốc vào vùng nhiễm nấm và mức độ nhiễm mà có các dấu hiệu khác nhau.

Những dấu hiệu của bệnh nấm Candida ở nữ thường gặp là:

  • Dấu hiệu nhận biết trên bề mặt da

Khi nấm Candida xuất hiện trên da, nó hình thành nên những mảng đỏ hoặc trắng gây ngứa, rát, có thể gây sưng hoặc viêm.

  • Dấu hiệu nhận biết trên miệng và thực quản

Bệnh tưa miệng là căn bệnh được gọi chung khi nấm Candida xuất hiện tại khu vực vùng miệng, vòm họng và thực quản 

Bệnh có thể gây nên các đốm trắng như sữa nằm trên lưỡi, vòm họng hoặc quanh môi. Trên nướu có thể xuất hiện các mảng đỏ trắng, khi cao những mảng này sẽ gây nên chảy máu, có thể gây đau.

Nấm Candida xuất hiện ở khu vực thực quản có thể gây khó khăn khi nuốt hoặc đau khu vực phía sau xương ức.

  • Dấu hiệu nhận biết trên bộ phận sinh dục

Hơn 75% phụ nữ nhiễm nấm Candida ở bộ phận sinh dục, Một vài biểu hiện ở vùng âm đạo như:

+ Dịch âm đạo có màu trắng vón cục thành từng mảng dày dính vào thành âm đạo, không có mùi hôi.

+ Vùng âm đạo bị nhiễm nấm thường tấy đỏ, ngứa rát khiên bệnh nhân gãi nhiều làm nấm lan rộng tới hậu môn và các vùng lân cận.

+ Ra nhiều khí hư, đi tiểu nhiều, tiểu buốt.

+ Khi quan hệ tình dục, người bệnh có cảm giác đau đớn, khó chịu.

  • Dấu hiệu nhiễm nấm Candida vào máu

Khi nấm Candida lan vào máu, cơ thể có thể gặp phải đa dạng các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, nguy hiểm hơn có thể gây nên sốc và suy đa tạng.

  • Nấm Candida ở nữ giới điều trị như thế nào 

Việc điều trị nấm Candida ở nữ, bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc kháng nấm, gốm các loại thuốc sau để bệnh nhân sử dụng:

+ Clotrimazole 100mg: Đặt 1 viên thuốc âm đạo mỗi đêm trong 7 ngày hoặc đặt âm đạo 1 viên duy nhất

+ Econazole 150mg: Đặt âm đạo 1 viên/ đêm trong 3 ngày

+ Fluconazol 150mg: Uống 1 liều duy nhất hoặc uống 2 viên/ ngày trong 3 - 5 ngày 

+ Gentian 0,5%: Bôi tại chỗ, rửa bằng dung dịch betadin

Tùy theo mức độ nhiễm nấm Candida mà bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc. Tránh tự ý dùng thuốc có thể gây tác dụng phụ hoặc gây trầm trọng hơn tình trạng bệnh.

Cách phòng ngừa nấm Candida ở nữ giới thế nào cho hiệu quả

Để hạn chế sự phát triển quá mức của bào tử nấm Candida, chị em nên ứng dụng những biện pháp sau:

  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ tránh vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể

  • Tránh các dung dịch vệ sinh, các loại nước hoa không phù hợp với pH âm đạo, dễ kích ứng âm đạo

  • Không thụt rửa âm đạo khiến nấm dễ tấn công sâu hơn, lan đến các bộ phận khác

  • Quan hệ sử dụng biện pháp an toàn

  • Nếu bệnh tái đi tái lại, nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra, bởi có rất nhiều nguyên nhân khiến nấm Candida không thể trị dứt điểm.

Bài viết trên, phần nào giúp chị em có kiến thức hữu ích về bệnh nấm Candida. Khi bạn mắc phải những dấu hiệu của bệnh nấm Candida ở nữ giới, đến với Phòng khám Đa khoa Phượng Đỏ để được bác sĩ tư vấn và điều trị, thoát khỏi bệnh nấm Candida sớm nhất, hoàn toàn dứt điểm, hạn chế tái phát nhiều lần.

Tại Phòng khám Đa khoa Phượng Đỏ, hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại sẽ giúp bạn tìm ra đúng nguyên nhân bệnh, có hướng điều trị phù hợp.

 Thông Tin Liên Hệ Phòng_Khám_Đa_Khoa_Phượng_Đỏ

☎ Tư vấn miễn phí: 0255 369 9999 để gặp trực tiếp các BÁC SĨ.

???? Địa Chỉ: số 498 Nguyễn Văn Linh, phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân, TP Hải Phòng

Website: https://phongkhamdakhoaphuongdo.vn/

 

Hotline
0225 8831 239
Tư vấn
CHAT VỚI BÁC SĨ
Đăng ký
ĐẶT LỊCH KHÁM
Hỗ trợ
CHỈ DẪN ĐƯỜNG
da khoa hong phuc