Giờ Khám Bệnh 8h00 - 20h00 - Tất cả các ngày

Phòng khám đa khoa phượng đỏ
Phòng khám đa khoa phượng đỏ
Phòng khám đa khoa phượng đỏ
Phòng khám đa khoa phượng đỏ
  • Được bộ y tế phê duyệt

  • Bác sĩ giỏi

  • Khám chữa tận tâm

  • Kỹ thuật thiết bị hiện đại

  • Chi phí tối ưu

Nguyên nhân viêm đường tiết niệu thường gặp và cách phòng tránh hiệu quả

Đánh giá: 5/ 5 ( 22 lượt)

Viêm đường tiết niệu là một trong những bệnh lý phổ biến nhất ở cả nam và nữ, vì nó có thể gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt và dễ tái phát nếu không điều trị đúng nguyên nhân. Trong bài viết dưới đây, đội ngũ chuyên gia tại Phòng khám Đa khoa Phượng Đỏ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các nguyên nhân viêm đường tiết niệu và những yếu tố làm bệnh dễ quay trở lại. Đừng bỏ qua nếu bạn đang có dấu hiệu bất thường khi tiểu tiện!

bác sĩ tư vấn miễn phí

1. Viêm đường tiết niệu là gì?

Viêm đường tiết niệu là tình trạng vi khuẩn hoặc vi nấm xâm nhập vào hệ tiết niệu và gây viêm nhiễm. Bệnh có thể ảnh hưởng đến một hoặc nhiều bộ phận trong hệ tiết niệu như niệu đạo, bàng quang, niệu quản và thận. Tùy vào vị trí viêm, mức độ triệu chứng và biến chứng có thể khác nhau.

Trong đó, niệu đạo và bàng quang là hai khu vực dễ bị viêm nhất do đây là nơi tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn từ bên ngoài. Khi viêm lan lên đến thận, bệnh sẽ nghiêm trọng hơn và có nguy cơ gây tổn thương lâu dài nếu không điều trị đúng cách.

Các triệu chứng thường gặp của viêm tiết niệu bao gồm:

  • Tiểu buốt, nóng rát khi đi tiểu
  • Tiểu rắt, tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu ít
  • Cảm giác đau âm ỉ vùng bụng dưới hoặc hông lưng
  • Nước tiểu đục, đôi khi có mùi hôi hoặc kèm máu
  • Có thể kèm sốt nếu viêm lan rộng lên thận
Viêm đường tiết niệu là gì?

Viêm đường tiết niệu là gì?

Nếu bạn đang băn khoăn tại sao bị viêm đường tiểu dù đã vệ sinh cẩn thận, thì có thể bạn chưa nắm rõ những nguyên nhân thật sự gây bệnh – sẽ được phân tích chi tiết ở phần tiếp theo.

2. Nguyên nhân viêm đường tiết niệu phổ biến

Thực tế, việc nắm rõ nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc điều trị đúng hướng và ngăn ngừa tái phát hiệu quả. 

Nhiều người thắc mắc vì sao bị viêm đường tiết niệu, hoặc lý do bị viêm đường tiết niệu là gì, trong khi đã vệ sinh sạch sẽ và uống nhiều nước. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất được bác sĩ chuyên khoa ghi nhận:

2.1. Vi khuẩn xâm nhập

Nguyên nhân viêm đường tiết niệu phổ biến nhất là do vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn E.coli – thường trú trong hậu môn. Trong nhiều trường hợp, vi khuẩn này di chuyển ngược dòng từ hậu môn sang niệu đạo, sau đó lan lên bàng quang và các cơ quan tiết niệu khác. Đây là nguyên nhân viêm tiết niệu điển hình, dễ tái phát nếu không kiểm soát tốt thói quen sinh hoạt.

Ngoài ra, một số vi khuẩn khác như Klebsiella, Enterococcus, Staphylococcus… cũng có thể gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu, đặc biệt ở người có hệ miễn dịch kém.

2.2. Quan hệ tình dục không an toàn

Việc quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp bảo vệ, hoặc vệ sinh vùng kín không sạch sẽ sau khi quan hệ có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. 

Nguyên nhân viêm đường tiết niệu

Nguyên nhân viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu ở nữ giới thường xảy ra sau khi quan hệ do niệu đạo ngắn, vi khuẩn dễ di chuyển. Ở nam giới, nguy cơ tăng lên nếu có quan hệ với nhiều bạn tình hoặc mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục.

2.3. Nhịn tiểu thường xuyên

Thói quen nhịn tiểu kéo dài khiến nước tiểu ứ đọng trong bàng quang – môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Bên cạnh đó, nước tiểu lâu ngày sẽ gây kích thích niêm mạc bàng quang, dễ gây viêm nhiễm.

Đây là nguyên nhân âm thầm nhưng rất phổ biến ở nhân viên văn phòng, tài xế đường dài hoặc người làm công việc không tiện đi vệ sinh.

2.4. Vệ sinh vùng kín không đúng cách

Nhiều người có thói quen dùng dung dịch vệ sinh có tính sát khuẩn mạnh, xịt thẳng vào sâu bên trong hoặc lau vùng kín từ sau ra trước. Những hành động này vô tình đẩy vi khuẩn từ hậu môn sang niệu đạo hoặc làm mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín – tạo điều kiện cho viêm nhiễm.

Đây là nguyên nhân gây ra viêm đường tiết niệu thường gặp ở cả nam và nữ, đặc biệt là nữ giới trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc thời kỳ mang thai.

2.5. Tác nhân từ bệnh lý khác

Một số bệnh lý nền có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm đường tiết niệu hoặc làm tình trạng tái phát nhiều lần, bao gồm:

  • Sỏi đường tiết niệu: Sỏi làm cản trở dòng chảy nước tiểu và tạo chỗ trú ngụ cho vi khuẩn.
  • Tiểu đường: Đường trong nước tiểu là nguồn dinh dưỡng lý tưởng cho vi khuẩn.
  • Phì đại tuyến tiền liệt: Gây chèn ép niệu đạo, làm tiểu khó, tiểu rắt – nguy cơ viêm nhiễm cao hơn.
  • Hẹp niệu đạo bẩm sinh hoặc do chấn thương: Gây ứ đọng nước tiểu và dễ nhiễm khuẩn.
Viêm đường tiết niệu do đâu?

Viêm đường tiết niệu do đâu?

   Xem thêm: Cách điều trị viêm đường tiết niệu tốt nhất hiện nay

3. Các yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh

Bên cạnh các nguyên nhân bị viêm đường tiết niệu trực tiếp như nhiễm khuẩn hay vệ sinh không đúng cách, còn có một số yếu tố nguy cơ khiến bạn dễ mắc bệnh hơn – đặc biệt nếu không chú ý chăm sóc sức khỏe đúng cách.

3.1 Cấu tạo của đường niệu đạo

Nữ giới có nguy cơ mắc viêm đường tiết niệu cao hơn nam giới, do cấu trúc giải phẫu đặc biệt. Niệu đạo của nữ ngắn và nằm gần hậu môn nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập hơn. Đây chính là lý do vì sao phần lớn bệnh nhân tìm hiểu về nguyên nhân viêm đường tiết niệu ở nữ đều liên quan đến yếu tố cơ địa.

Bên cạnh đó, viêm đường tiết niệu nữ nguyên nhân thường gắn liền với các thời điểm như sau quan hệ tình dục, mang thai, hoặc thời kỳ tiền mãn kinh – khi nội tiết tố thay đổi làm suy yếu đề kháng vùng kín.

3.2 Nam giới bị viêm tuyến tiền liệt, hẹp bao quy đầu

Mặc dù tỷ lệ mặc bệnh ít nhưng nguyên nhân viêm đường tiết niệu ở nam thì thường liên quan đến bệnh lý. Những người bị viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt hoặc hẹp bao quy đầu thường có nguy cơ cao hơn do dòng chảy nước tiểu bị cản trở, dễ gây ứ đọng và nhiễm khuẩn.

Đây là nhóm đặc biệt cần chú ý vì viêm đường tiết niệu nam nguyên nhân thường phức tạp hơn và dễ trở thành mãn tính nếu không điều trị triệt để. Một số trường hợp còn là dấu hiệu cảnh báo các bệnh nam khoa tiềm ẩn.

Nam giới bị hẹp bao quy đầu càng làm tăng tỷ lệ viêm đường tiết niệu

Nam giới bị hẹp bao quy đầu càng làm tăng tỷ lệ viêm đường tiết niệu

3.3 Tuổi cao, bệnh lý nền, thói quen sinh hoạt

Người cao tuổi, người mắc bệnh tiểu đường, bệnh thận mãn tính hoặc hệ miễn dịch suy yếu rất dễ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Ngoài ra, những ai có thói quen uống ít nước, thường xuyên nhịn tiểu hoặc vệ sinh không đúng cách cũng là lý do viêm đường tiết niệu tái phát nhiều lần.

4. Viêm đường tiết niệu có thể do nhiễm trùng hay nhiễm khuẩn?

Nhiều người hay nhầm lẫn giữa khái niệm nhiễm trùng và nhiễm khuẩn khi nói về viêm đường tiết niệu. Tuy hai thuật ngữ này liên quan chặt chẽ với nhau, nhưng thực tế lại có sự khác biệt:

  • Nhiễm khuẩn: là giai đoạn đầu khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và bắt đầu phát triển.
  • Nhiễm trùng: xảy ra khi vi khuẩn đã gây ra phản ứng viêm – tức là cơ thể bắt đầu có biểu hiện bệnh lý rõ ràng như sốt, đau, sưng, mủ…

Trong trường hợp viêm đường tiết niệu nguyên nhân khởi phát hầu hết là nhiễm khuẩn tiết niệu, nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ tiến triển thành nguyên nhân nhiễm trùng đường tiết niệu – gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn.

Một số nguyên nhân nhiễm khuẩn đường tiết niệu phổ biến gồm:

  • Vi khuẩn E.coli (chiếm hơn 80% trường hợp): thường sống trong ruột già và có thể di chuyển từ hậu môn sang niệu đạo.
  • Chlamydia, lậu cầu: gây viêm nhiễm niệu đạo, đặc biệt sau quan hệ tình dục không an toàn.
  • Klebsiella, Proteus, Enterococcus: thường gặp ở người cao tuổi, bệnh nhân đặt ống thông tiểu.

Hiểu rõ sự khác biệt và nguyên nhân nhiễm khuẩn tiết niệu sẽ giúp người bệnh có hướng xử lý sớm, tránh biến chứng sang nhiễm trùng nặng hơn.

5. Làm gì khi nghi ngờ mắc viêm đường tiết niệu?

Khi có các triệu chứng như tiểu buốt, tiểu rắt, đau bụng dưới hoặc nước tiểu đục, hôi…, bạn tuyệt đối không nên chủ quan. Việc chậm trễ hoặc tự ý dùng thuốc kháng sinh có thể khiến bệnh trở nặng và dễ tái phát về sau.

Đi khám khi bị viêm đường tiết niệu

Đi khám khi bị viêm đường tiết niệu

Các bước nên làm khi nghi ngờ viêm đường tiết niệu:

  • Đi khám sớm tại cơ sở chuyên khoa: Việc thăm khám giúp xác định chính xác mức độ viêm, loại vi khuẩn gây bệnh và có hướng điều trị phù hợp.
  • Không tự ý mua thuốc kháng sinh uống: Sử dụng sai thuốc không chỉ làm bệnh không khỏi mà còn dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh rất nguy hiểm.
  • Thực hiện xét nghiệm nước tiểu, siêu âm hệ tiết niệu nếu cần: Đây là bước quan trọng để chẩn đoán chính xác và phân biệt với các bệnh lý khác như sỏi thận, viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt…

Nếu bạn đang sinh sống tại Hải Phòng và có dấu hiệu nghi ngờ viêm đường tiết niệu, bạn có thể tìm đến Phòng khám Đa khoa Phượng Đỏ (498 Nguyễn Văn Linh, Lê Chân) để được hỗ trợ kịp thời. 

Đây là một trong những địa chỉ y tế uy tín chuyên sâu trong điều trị bệnh lý hệ tiết niệu – nam khoa – phụ khoa, với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, luôn tận tâm đồng hành cùng người bệnh. 

Môi trường khám chữa bệnh sạch sẽ, bảo mật thông tin cá nhân, cùng chính sách chi phí rõ ràng, minh bạch cũng là lý do khiến nhiều người tin tưởng lựa chọn. Đặc biệt, phòng khám làm việc cả ngoài giờ hành chính, rất thuận tiện cho người bận rộn hoặc cần thăm khám ngoài giờ.

6. Cách phòng tránh bệnh viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu có thể phòng ngừa được nếu bạn chú ý duy trì những thói quen sinh hoạt lành mạnh. Dưới đây là những cách đơn giản nhưng hiệu quả để hạn chế nguy cơ mắc bệnh:

  • Uống đủ nước mỗi ngày: Việc cung cấp đủ lượng nước giúp cơ thể đào thải vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu một cách tự nhiên, giảm nguy cơ nhiễm trùng.
  • Không nhịn tiểu: Thói quen nhịn tiểu khiến vi khuẩn có cơ hội phát triển trong bàng quang, từ đó tăng nguy cơ gây viêm nhiễm.
  • Vệ sinh vùng kín đúng cách: Cần rửa nhẹ nhàng, lau khô từ trước ra sau (đặc biệt ở nữ), tránh dùng dung dịch có tính tẩy rửa mạnh hoặc thụt rửa sâu.
  • Quan hệ tình dục an toàn: Sử dụng bao cao su và vệ sinh sạch sẽ trước – sau khi quan hệ để hạn chế vi khuẩn lây lan qua đường tình dục.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Việc kiểm tra thường xuyên sẽ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu viêm tiết niệu cũng như các bệnh lý liên quan, từ đó có hướng điều trị kịp thời.

7. Kết luận

Viêm đường tiết niệu là một bệnh lý do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Việc nhận biết sớm và điều trị đúng cách là chìa khóa để hạn chế tái phát và tránh các biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng thận, suy thận hay viêm toàn bộ hệ tiết niệu.

Nếu bạn đang gặp các dấu hiệu bất thường như trên thì đừng ngần ngại nhấn vào [khung chat tại đây] hoặc gọi  Hotline 0225 8831 239  để được chuẩn đoán nguyên nhân viêm đường tiết niệu và tư vấn điều trị càng sớm càng tốt.  

bác sĩ tư vấn miễn phí

Bài viết: Nguyên nhân viêm đường tiết niệu thường gặp và cách phòng tránh hiệu quả

Được đăng bởi: Chuyên viên tư vấn Hằng

Ngày:

Bài viết liên quan

Hotline
0225 8831 239
Tư vấn
CHAT VỚI BÁC SĨ
Đăng ký
ĐẶT LỊCH KHÁM
Hỗ trợ
CHỈ DẪN ĐƯỜNG
Χ
Tư vấn trực tuyến Tư vấn

trực tuyến

Tư vấn trực tuyến Đặt lịch

hẹn khám

Yêu cầu gọi lại Yêu cầu

gọi lại

Tư vấn trực tuyến Bản đồ

chỉ dẫn

da khoa hong phuc