Giờ Khám Bệnh 8h00 - 20h00 - Tất cả các ngày

Phòng khám đa khoa phượng đỏ
Phòng khám đa khoa phượng đỏ
Phòng khám đa khoa phượng đỏ
Phòng khám đa khoa phượng đỏ
  • Được bộ y tế phê duyệt

  • Bác sĩ giỏi

  • Khám chữa tận tâm

  • Kỹ thuật thiết bị hiện đại

  • Chi phí tối ưu

Bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không? Sản phụ nên làm gì?

Đánh giá: 5/ 5 ( 13 lượt)

Bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không? Bệnh trĩ sau sinh có thể đến từ nhiều nguyên nhân như táo bón, rặn nhiều khi sinh… Hầu hết các trường hợp không can thiệp điều trị kịp thời thì bệnh trĩ sẽ nặng hơn chứ không thể tự khỏi. Vậy phải can thiệp bằng phương pháp nào tốt nhất lúc này? Mời bạn tham khảo những chia sẻ từ chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ.

bác sĩ tư vấn miễn phí

Bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không?

Bệnh trĩ là căn bệnh xảy ra từ quá trình giãn nở quá mức của các đám rối tĩnh mạch ở hậu môn. Khi các tĩnh mạch này giãn tức là nó đang trở nên ứ máu và phình to.

Đây là căn bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi khác nhau, trong đó nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc phải đó là phụ nữ mang thai và sau sinh, nguyên nhân được cho là do quá trình mang thai ăn uống thiếu chất dẫn đến bị táo bón hoặc do quá trình chuyển da và sinh em bé. Vậy, bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không?

Theo các bác sĩ, bệnh trĩ sau sinh không hoàn toàn là một vấn đề nghiêm trọng nếu được điều trị sớm. Trong hầu hết các trường hợp bệnh nhẹ, bệnh trĩ sau sinh có thể tự khỏi khi thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt, đồng thời sử dụng thuốc bổ hoặc các thực phẩm chức năng hỗ trợ tiêu hóa.

Bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không?

Bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không?

Song trên thực tế, do tâm lý chủ quan mà có nhiều mom cố gắng chịu đựng để bệnh trĩ tự khỏi. Cho đến khi, các triệu chứng bệnh trĩ sau sinh trở nặng, cơn đau tăng lên nhiều hơn thì mới đi khám. Lúc đó, bệnh đã nặng và có thể xảy ra một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Sa nghẹt búi trĩ: Điều này sẽ làm tắc nghẽn mạch máu, khiến bệnh nhân luôn cảm thấy đau khi chỉ chạm nhẹ vào búi trĩ, rất khó khăn khi đi đại tiện.
  • Rối loạn co thắt hậu môn: Khi búi trĩ ngày càng lớn sẽ gây sức ép lên các cơ vòng hậu môn, làm ảnh hưởng đến khả năng co thắt khiến cho việc đào thải phân bị mất kiểm soát.
  • Thiếu máu: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất khi bệnh ở giai đoạn nặng, búi trĩ sẽ ra nhiều máu liên tục gây thiếu máu, mất máu nên người bệnh có nguy cơ tử vong cao.
  • Hoại tử búi trĩ: Tình trạng viêm nhiễm lâu ngày sẽ khiến búi trĩ liên tục tiết dịch ra ngoài, cùng với quá trình đào thải phân khiến tình trạng này càng nặng nề. Lúc này, nếu không kịp thời điều trị thì búi trĩ có thể bị lở loét và thậm chí hoại tử.
  • Gây ra các bệnh phụ khoa: Vì hậu môn và cửa âm đạo nằm gần nhau nên vi khuẩn có hại ở hậu môn có thể lây sang âm đạo, từ đó gây ra nhiều bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm đường tiết niệu…

Từ những mối nguy hiểm tiềm ẩn này, có thể thấy bệnh trĩ sau sinh không nên để tự khỏi mà tốt nhất là nên sắp xếp thời gian đi thăm khám và điều trị ngay khi phát hiện dấu hiệu của bệnh.

Sản phụ nên làm gì sau khi sinh bị trĩ?

Sau sinh, bệnh trĩ là căn bệnh khó phòng tránh tuyệt đối. Tuy nhiên, các chị em cũng có thể áp dụng nhiều biện pháp khác để giảm cảm giác khó chịu cũng như xử lý tốt căn bệnh này như sau:

1. Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học

Phương pháp này thường được ưu tiên lựa chọn để tránh làm ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ. Sau đây là những thói quen sinh hoạt cần xây dựng:

  • Duy trì chế độ ăn uống có nhiều chất xơ để giúp cho việc tiêu hóa dễ dàng và làm mềm phần để không bị táo bón.
  • Bổ sung vào các bữa ăn hằng ngày với sữa cuha hoặc thức uống men vi sinh để tăng lợi khuẩn cho đường ruột.
  • Uống nhiều nước để làm mềm phân, giúp đi đại tiện dễ dàng hơn.
  • Vận động cơ thể với một vài bài tập hay bộ môn thể thao phù hợp với sức khỏe.
  • Không nên nhịn đi đại tiện, ngồi bồn cầu đi đại tiện quá lâu.
  • Thỉnh thoảng nên đứng dậy đi lại nhẹ nhàng để kích thích nhu động ruột co bóp, giúp thức ăn tiêu hóa nhanh.
Điều nên làm sau khi sinh bị trĩ
Điều nên làm sau khi sinh bị trĩ

2. Cách làm giảm sự khó chịu của bệnh trĩ

Một số mẹo giúp làm giảm sự khó chịu của bệnh trĩ mà các mẹ bỉm có thể tham khảo:

  • Cách 1: Ngâm hậu môn trong nước ấm để búi trĩ co lại. Mỗi lần nên ngâm khoảng 15 phút và thực hiện 2 – 3 lần/ ngày.
  • Cách 2: Cho thêm một ít muối hột vào nước ấm và ngâm hậu môn khoảng 30 phút/ lần và 3 lần/ ngày. Công thức pha nước muối ấm là 100gr muối hòa tan với 3 lít nước ấm khoảng 35 – 37 độ.

3. Điều trị theo chỉ định bác sĩ

Để tránh những nguy hiểm tiềm ẩn từ bệnh trĩ sau sinh, những phương pháp điều trị thường đường bác sĩ ưu tiên chỉ định.

Trong đó, kể đến phương pháp bảo tồn đó là nội khoa. Trên thị thường ngày nay, có rất nhiều loại thuốc giúp làm mềm phân, bôi trĩ, nhuận tràng… Tuy nhiên, sản phụ và nhất là chị em đang đang cho con bú thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho nguồn sữa mẹ.

Nếu như bệnh đã diễn biến nặng, xuất hiện các biến chứng như chảy máu búi trĩ, hoại tử búi trĩ, tắc mạch… thì buộc phải tiến hành phẫu thuật cắt.

Tuy nhiên, việc phẫu thuật có thể làm tắc sữa, gây ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Do đó, phương pháp này thường được chỉ định khi em bé đã được 6 tháng tuổi.

Như vậy, bài viết này đã giải đáp hết những thông tin quan trọng về câu hỏi bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với các chị em đang chăm sóc con yêu của mình. Mọi thắc mắc liên quan, bạn vui lòng liên hệ Hotline 0225 8831 239 hoặc nhắn tin trực tiếp tại đây để được hỗ trợ miễn phí và bảo mật tuyệt đối.

bác sĩ tư vấn miễn phí

Bài viết: Bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không? Sản phụ nên làm gì?

Được đăng bởi: Chuyên viên tư vấn Hằng

Ngày:

Hotline
0225 8831 239
Tư vấn
CHAT VỚI BÁC SĨ
Đăng ký
ĐẶT LỊCH KHÁM
Hỗ trợ
CHỈ DẪN ĐƯỜNG
Χ
Tư vấn trực tuyến Tư vấn

trực tuyến

Tư vấn trực tuyến Đặt lịch

hẹn khám

Yêu cầu gọi lại Yêu cầu

gọi lại

Tư vấn trực tuyến Bản đồ

chỉ dẫn

da khoa hong phuc