Thành bàng quang dày báo hiệu bệnh gì?
Bàng quang (bọng đái) là cơ quan thuộc hệ tiết niệu có nhiệm vụ chính là lưu trữ nước tiểu từ thận sang. Thực chất, bộ phận này có cấu tạo dạng rỗng với dung tích trung bình khoảng 250 – 350 ml đối với người trưởng thành. Ở nam, bàng quang có thể chứa nước tiểu 350 – 750 ml thì có nhu cầu đào thải, ở nữ thì 250 – 550 ml. Do là bộ phận quan trọng nên bất kể vấn đề nào liên quan đến bàng quang đều cần phải được kiểm tra cẩn thận, điển hình là tình trạng thành bàng quang dày.
Khi Nào Nhận Định Thành Bàng Quang Dày Hơn Bình Thường?
Thành bàng quang dày khoảng 3mm khi bàng quang căng cứng, chứa đầy nước tiểu bên trong. Cấu tạo bởi 4 lớp: lớp niêm mạc, lớp dưới niêm mạc, lớp cơ và lớp thanh mạc.
Tình trạng dày thành bàng quang xảy ra khi các lớp phát triển lớn hơn kích thước trung bình, phổ biến nhất là thành bàng quang dày 4mm, 7mm và 8mm. Bệnh nhân có thể nhận biết dấu hiệu sớm của tình trạng này thông qua hiện trạng tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm.
Thực tế cho thấy dày thành bàng quang hiện chưa phải là bệnh lý nguy hiểm, đe dọa tính mạng nhưng nếu để lâu sinh ra nhiều biến chứng khác thì khoan vội kết luận.
Kích thước dày thành bàng quang tỉ lệ thuận với mức độ nặng nhẹ, cụ thể là kích thước nhỏ thì bệnh nhẹ, con số càng cao chứng tỏ bệnh đang trong giai đoạn nặng.
Thành Bàng Quang Dày Là Bệnh Gì?
Sự dày lên của thành bàng quang báo hiệu cơ thể đang mắc phải bệnh lý nào đó ở hệ niệu, cần phải thăm khám, xét nghiệm để có kết luận. Vì bàng quang nằm bên trong cơ thể, cho nên bệnh nhân sẽ không tự mình kiểm tra được mà phải tìm đến cơ sở y tế chuyên khoa.
Theo như nghi vấn của các bác sĩ, thành bàng quang dày là dấu hiệu của các bệnh lý sau:
➤ Viêm đường tiết niệu
Chủ yếu là do vi khuẩn, vi nấm phát triển gây ra. Bệnh nhân có cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên nhưng lượng chất lỏng thải ra rất ít, bụng có cảm giác ọc ạch kèm theo đó là cơn đau bụng dưới lan sang lưng.
Nguyên nhân gây bệnh là do bệnh nhân không có thói quen vệ sinh “vùng kín” cẩn thận, nhịn tiểu lâu hay đang mắc phải các bệnh xã hội lây lan qua con đường tình dục như lậu, giang mai…
➤ Viêm bàng quang
Bệnh lý này xuất hiện ở nam và nữ do vi khuẩn E.Coli gây nên. Bệnh nhân thường xuyên có cảm giác rùng mình, ớn lạnh. Rối loạn tiểu tiện (tiểu khó, nước tiểu lẫn máu, tiểu có mủ) kèm theo đó là mùi hôi, mùi khai nặng.
Nguyên nhân khởi phát bệnh là do nam giới, nữ giới thường xuyên nhịn tiểu, quan hệ tình dục không an toàn. Một vài trường hợp là do người bệnh đang uống thuốc kháng sinh liều mạnh.
➤ Sỏi bàng quang
Sỏi bàng quang thường không dễ dàng phát hiện bởi triệu chứng nghèo nàn cho đến khi bệnh nhân đau bụng dưới, đau vùng hạ vị liên tục. Nước tiểu sẫm màu, để lâu ở môi trường ngoài sẽ thấy lớp váng, màng bọc trên bề mặt chất lỏng.
Thường thì bệnh lý này xảy ra chủ yếu do bệnh nhân bị sỏi thận rơi xuống, một vài trường hợp khác thì do thói quen sinh hoạt không tốt như nhịn tiểu, uống nước không lọc cặn, một số bộ phận suy giảm chức năng.
➤ Ung thư bàng quang
Ung thư bàng quang được xem như là biến chứng cuối cùng của các bệnh lý liên quan hệ niệu không được chữa trị sớm. Mặt khác, bệnh còn do thói quen hút thuốc, dùng thuốc kháng sinh liều mạnh, xạ trị, tiếp xúc hóa chất.
Các triệu chứng cơ bản thể hiện rõ nhất đó là có máu trong nước tiểu, đau lưng, rối loạn tiểu tiện (tiểu đau, tiểu rắt, són tiểu). Bệnh nhân luôn cảm thấy mệt mỏi và dễ dàng mắc phải các bệnh lý khác.
Muốn nhận biết sớm tình trạng này, bệnh nhân nên tham gia siêu âm dày thành bàng quang tại các cơ sở y tế hợp pháp. Nếu bạn không biết đâu là địa chỉ siêu âm cho ra kết quả chính xác.
Điều Trị Thành Bàng Quang Dày Bằng Cách Nào?
Dày thành bàng quang không phải là bệnh lý, mà là triệu chứng của nhiều căn bệnh hệ niệu cần được kiểm tra lâm sàng, cận lâm sàng. Nếu bạn cảm thấy không cần thiết phải chữa trị mà có thể chấp nhận sống chung với nó thì hãy xem thử các biến chứng có “thân thiện” hay không.
✘ Suy thận mãn tính, viêm bể thận, nhiễm trùng thận.
✘ Xuất huyết bàng quang, cơ thể thiếu máu trầm trọng.
✘ Tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn ở nam và nữ.
✘ Nhiễm trùng đi trực tiếp vào máu và lan sang các tạng khác.
✘ Khối u ác tính (ung thư) phát triển liên tục và nhanh hơn ở giai đoạn gần cuối, đe dọa tính mạng người bệnh.
Quay trở lại vấn đề chữa trị hay không, nếu đã xem qua các biến chứng nêu trên, người sẽ không dám dùng tính mạng của mình mang ra “đùa giỡn” đúng không nào!
Hiện nay, thành bàng quang dày không được xếp vào chứng bệnh hiểm nghèo bởi các bác sĩ đã nghiên cứu và cho ra nhiều phương thức chữa trị. Khi tham gia điều trị thành bàng quang dày, bác sĩ Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ sẽ chỉ định trực tiếp kỹ thuật hỗ trợ.
✚ Điều trị nội khoa
- Dùng thuốc kháng sinh dành cho trường hợp bệnh nhẹ để chống lại các vi khuẩn trú ngụ bên trong gây nhiễm trùng.
- Liệu pháp đông tây y hoặc cách điều trị thành bàng quang dày bằng dân gian như gừng, nam việt quất, tỏi, baking soda, đu đủ…
✚ Điều trị ngoại khoa
- Phẫu thuật khi xảy ra tình trạng tắc nghẽn do sỏi quá lớn bên trong bàng quang.
- Chiếu tia xạ trong và ngoài để ngăn chặn sự phát triển của tế bào ác tính.
- Liệu pháp sinh học nâng cao miễn dịch của bệnh nhân theo cơ chế tự nhiên chống lại mầm mống gây bệnh.
Người bệnh cần lưu ý tuyệt đối không tự ý tham gia điều trị từ hai nơi và kết hợp thuốc lại với nhau hoặc bỏ bớt vì cảm thấy thừa thãi. Bạn không có trình độ chuyên môn như bác sĩ thì đừng bao giờ “bác bỏ” cách chữa trị của họ bằng sự hiểu biết hạn hẹp của mình.
► Chi phí siêu âm và điều trị thành bàng quang dày bao nhiêu?
Muốn biết chính xác số tiền phải chi trả cho quá trình siêu âm và điều trị thành bàng quang dày rất khó, bởi mức phí còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như thể trạng nam giới, nữ giới, bệnh lý nào, mức độ nặng nhẹ, phương pháp chữa trị ra sao, tay nghề bác sĩ, đơn vị y tế thực hiện…
Với những thông tin tahfnh bàng quang dày báo hiệu bệnh gì trên đây, hy vọng các bạn sẽ nắm rõ tình trạng của riêng mình và có sự lựa chọn đúng đắn nhằm khắc chế biến chứng nguy hiểm. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào liên quan chưa được đề cập trong bài viết, vui lòng gọi vào hotline (0225) 369 9999 hoặc bấm vào khung chat bên dưới để các bác sĩ Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ trực tiếp hỗ trợ!.
Bài viết: Thành bàng quang dày báo hiệu bệnh gì?
Ngày: 16/04/2019