Ngứa hậu môn khi mang thai: Nguyên nhân và Cách xử lý
Ngứa hậu môn khi mang thai là hiện tượng không quá hiếm gặp. Dù không gây ảnh hưởng đến thai nhi nhưng nó lại khiến các mom cảm thấy khó chịu vô cùng. Từ đó, tâm lý khi mang thai của mẹ cũng bị tác động. Chính vì thế, vấn đề này được không ít thai phụ tìm kiếm lâu nay. Để giải đáp một số thắc mắc của chị em, hãy xem ngay bài viết sau đây.
Nguyên nhân gây ngứa hậu môn khi mang thai
Ngứa hậu môn khi mang thai là hiện tượng vùng da quanh hậu môn trở nên ngứa ngáy, đau rát và sưng tấy đỏ. Ban đầu chỉ có những cơn ngứa thoáng qua, diễn ra chóng vánh.
Nhưng càng để lâu thì hiện tượng này càng nặng hơn và đôi khi đi kèm với những triệu chứng khác như rách hậu môn, đau nhức dữ dội, chảy máu sau khi đi đại tiện,…
Cường độ và tần suất ngứa hậu môn khi mang thai của mỗi người là khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra. Trong đó, có 9 nguyên nhân mà nhiều chị hay gặp phải, đó là:
1. Mắc bệnh trĩ trong thai kỳ
Phụ nữ mang thai là nhóm đối tượng thường có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao. Nguyên nhân là do sự gia tăng kích thước tử cung để phù hợp với sự phát triển của thai nhi, từ đó gây áp lực lên trực tràng – hậu môn.
Nguyên nhân gây ngứa hậu môn khi mang thai
Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai quá nhiều đạm, thiếu chất xơ sẽ gây ra hiện tượng táo bón. Từ đó, hình thành nên bệnh trĩ. Khi này, các búi trĩ sẽ tăng tiết dịch nhiều hơn, các vi khuẩn có cơ hội phát triển nên hậu môn xuất hiện các cơn ngứa ngáy khó chịu.
2. Bị rò hậu môn khi đang mang thai
Rò hậu môn khi mang thai cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ngứa hậu môn khi mang thai. Bởi lẽ, căn bệnh này khiến hậu môn luôn trong trạng thái ẩm ướt, vi khuẩn có điều kiện thuận lợi tấn công và làm gia tăng các cơn ngứa.
Ngoài ra, còn có một vài bệnh ở hậu môn cũng khiến mẹ bầu bị ngứa hậu môn như polyp hậu môn, nứt kẽ hậu môn, ápxe hậu môn,…
3. Do tử cung tăng áp lực lên ổ bụng
Tử cung là cơ quan nằm ở vùng bụng dưới. Khi thai nhi phát triển thì tử cung sẽ giãn nở để phù hợp với kích thích của chúng. Quá trình giãn nở này đôi khi có thể làm tăng áp lực lên ổ bụng, dạ dày đường ruột và hậu môn. Vì thế, trong quá trình thai kỳ, các mom dễ bị ợ chua, đau thượng bì, chán ăn, đầy hơi, ngứa hậu môn,…
4. Táo bón lâu ngày
Hầu hết các bà bầu đều bị táo bón. Nguyên nhân là do chế độ ăn uống không cân bằng chất dinh dưỡng, ít chất xơ và khoáng chất nên quá trình tiêu hóa bị chậm lại.
Chất thải trở nên khô cứng và đọng lại trong thành ống hậu môn. Lâu ngày, vi khuẩn có cơ hội phát triển và gây tổn thương niêm mạc hậu môn, khiến vùng da này bị kích thích, dẫn đến cơn ngứa ngáy, sưng đau.
5. Không vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Càng gần cuối thai kỳ, áp lực từ ổ bụng càng tăng nên các mẹ thường mệt mỏi và gặp không ít khó khăn trong vấn đề vệ sinh vùng kín. Nếu không vệ sinh sạch sẽ, thì đây chính là cơ hội thuận lợi để các hại khuẩn tấn công và gây ngứa ngáy hậu môn.
Không vệ sinh vùng kín khiến vi khuẩn lan sang hậu môn và gây ngứa
6. Nồng độ estrogen bị thay đổi
Quá trình mang thai sẽ khiến nồng độ estrogen bị thay đổi. Sự thay đổi này có thể khiến chức năng của dây thần kinh hậu môn bị rối loạn, từ đó gây ra nhữung cơn ngứa ngáy và đau rát.
Sở dĩ như thế là do hormone estrogen có tham gia vào quá trình sản xuất axit hyaluronic – chất làm mềm và bôi trơn. Khi nồng đồ này giảm đi, quá trình sản xuất cũng giảm dẫn đến khô da và đay rát.
7. Bị dồn ứ mật trong gan
Đây chính là nguyên nhân chủ yếu gây ngứa hậu môn khi mang thai. Thế nhưng, nhiều chị em chỉ nghĩ đơn giản là do sự phát triển của thai nhi nên da mới bị rạn và ngứa.
Nhưng thực tế là do mật kém lưu thông, bị dồn ứ trong gian khiến da khô và ngứa. Nguyên nhân khiến bầu bị ngứa hậu môn này còn kem theo các cơn mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt, ăn không ngon,… thậm chí là vàng da.
8. Viêm nang lông
Viêm nang lông thường xuất hiện vào 3 tháng cuối thai kỳ. Ngoài triệu chứng ngứa hậu môn thì bà bầu còn có hiện tượng nổi mụn mủ ở nang lông, sưng và khá đau.
9. Viêm da do dị ứng
Ngứa hậu môn khi mang thai còn có thể là dấu hiệu của viêm da dị ứng. Vùng niêm mạc hậu môn vốn có cấu trúc mỏng và vô cùng nhạy cảm. Thế nên, khi tiếp xúc với chất tẩy rửa mạnh hay chất liệu vải không thoải mái sẽ lập tức khiến vùng da này bị kích ứng và gây ngứa.
10. Nhiễm giun kim hoặc ký sinh trùng khác
Khi đại tiện, phân thường ứ đọng trong nếp gấp của hậu môn. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, có thể sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và ký sinh trùng, trong đó chủ yếu là giun kim xâm nhập và phát triển gây bệnh. Khi này, người bệnh sẽ có các cơn ẩm ướt, ngứa ngáy khó chịu ở hậu môn.
Ngứa hậu môn khi đang mang thai do nhiễm ký sinh trùng
11. Một số nguyên nhân khác
Ngứa hậu môn khi mang thai còn có thể là do hậu môn bị nhiễm khuẩn, lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục, viêm gan, tiểu đường, béo phì,… Để tránh tình trạng này, cần phải tìm hiểu nguyên nhân là gì và áp dụng biện pháp xử lý phù hợp.
Ngứa hậu môn khi mang thai có ảnh hưởng đến em bé không?
Nếu chỉ ngứa ở mức độ nhẹ thì triệu chứng này gần như không ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé cũng như của mẹ. Tuy nhiên, trẻ có nguy cơ bị lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh từ mẹ.
Vì thế, việc điều trị và kiểm soát triệu chứng ngứa hậu môn khi mang thai là rất cần thiết để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ.
Bên cạnh đó, tình trạng này còn gây một số tác động đến tâm sinh lý bà bầu như:
- Mệt mỏi và dẫn đến suy nhược cơ thể.
- Mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc.
- Nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo,…
- Nguy cơ gây biến chứng nặng như viêm hậu môn, hẹp hậu môn, nhiễm trùng máu, hoại tử, thậm chí ung thư hậu môn.
Cách xử lý khi bà bầu bị ngứa hậu môn
Thời gian mang thai, ai cũng muốn mình có sức khỏe để thai nhi được phát triển toàn diện. Nhưng nếu không may bị ngứa hậu môn thì mẹ nên can thiệp xử lý ngay và phòng ngừa để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình mang thai. Một số biện pháp giảm ngứa cho các mẹ:
- Ngâm hậu môn với nước muối: Pha 2 lít nước ấm với 2 thìa muối, rồi ngâm hậu môn trong 10 – 15 phút sẽ thấy giảm ngứa khá nhanh.
- Ngâm hậu môn với dung dịch lá diếp cá: Đun trực tiếp lá diếp cá, sau đó chắt lấy nước và chờ cho nguội thì ngâm hậu môn trong khoảng 10 phút. Cách làm này sẽ giúp mẹ giảm ngứa khá hiệu quả.
- Dùng thuốc kháng sinh, thuốc bôi trị ngứa ngoài da, kháng histamin theo sự chỉ định từ bác sĩ.
- Chiếu plasma lên hậu môn để diệt vi khuẩn, giảm ngứa và viêm,…
Tuy nhiên, các mom cần lưu ý đó là mỗi trường hợp ngứa hậu môn có nguyên nhân khác nhau nên việc điều trị cũng khác. Tốt nhất là các mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn biện pháp giảm ngứa hiệu quả, an toàn cho cả mẹ và bé.
Làm sao để không bị ngứa hậu môn khi mang thai?
Các mom có thể áp dụng những biện pháp sau để không bị ngứa hậu môn khi mang thai nhé.
- Vệ sinh hậu môn và vùng kín sạch sẽ, nhẹ nhàng sau khi đi vệ sinh cũng như khi tắm rửa.
- Hạn chế sử dụng sản phẩm tẩy rửa mạnh cho vùng da nhạy cảm, vì chúng có thể làm kích ứng, dị ứng và gây ngứa.
- Dùng giấy vệ sinh không mùi, có thành phần tự nhiên để lau thấm khô hậu môn sau khi đi vệ sinh.
- Chọn đồ lót mềm mại, thấm hút tốt để vùng kín luôn khô ráo và thoải mái.
- Bổ sung nhiều chất xơ trong bữa ăn để tránh táo bón và tiêu chảy. Hạn chế dùng đồ uống có thể gây ngứa hậu môn như sữa, thực phẩm chay, nước ngọt có gas, cafein,…
- Uống nhiều nước, tối thiểu 2 lít/ngày để gia tăng sự nhuận tràng, tránh bị táo bón.
- Khi ngứa hạn chế gãi hoặc cọ xát mạnh vào hậu môn để không làm tổn thương.
Nếu tình trạng ngứa này kéo dài với mức độ nặng hơn thì hãy đến ngay trung tâm y tế hoặc đơn cử như Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ để được bác sĩ thăm khám cụ thể, vì cũng có thể ngứa hậu môn khi mang thai là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Mong rằng với những thông tin chia sẻ về tình trạng ngứa hậu môn khi mang thai trên đây sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu còn thắc mắc cần giải đáp cụ thể, hãy gọi điện đến Hotline 0225 8831 239 hoặc nếu ngại thì có thể nhắn tin trao đổi qua khung chat, đội ngũ chuyên gia y tế của Phòng Khám luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
Bài viết: Ngứa hậu môn khi mang thai: Nguyên nhân và Cách xử lý
Ngày: 18/03/2024