[Góc bầu bí] Có thai ăn mít được không?
Trong giai đoạn mang thai, thai phụ cần thận trọng với bất kỳ loại thực phẩm nào và quả mít cũng không ngoại lệ. Nhiều người cho rằng ăn mít trong thời gian mang thai dễ gây sẩy thai, nhưng sự thật có đúng như lời đồn? Vậy có thai ăn mít được không? Hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây để trang bị cho mình những thông tin hữu ích.
Quả Mít- Vị Thuốc Qúy Ít Người Bít Đến
Có tên khoa học là Artocarpus heterophyllus, mít là một loài cây họ dâu và cùng ngành với cây sa kê là loại trái cây có nguồn gốc ở các nước Đông Nam Á, rất được ưu chuộng bởi vị ngọt thanh và mùi hương dễ chịu.
Dù có ngoại hình không bắt mắt, nhưng thực tế theo các chuyên gia, giá trị dinh dưỡng mà mít đem lại là vô cùng to lớn. Nhiều bộ phận của cây mít được dùng làm thuốc theo dân gian.
- Vỏ thân mít 20g, chẻ nhỏ, phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm 1 lần trong ngày có tác dụng an thần. Phụ nữ có thai không được dùng vì dễ gây sẩy thai.
- Nhựa trích từ thân cây mít, dùng ngay trộn với ít giấm, bôi hằng ngày chữa mụn nhọt, sưng tấy.
Tác dụng của quả mít
- Lá mít già 20-30g thái nhỏ, sao vàng, nấu nước uống, chữa tiểu ra cặn trắng ở trẻ em. Lá non rửa sạch, nhai nuốt nước dần dần, bỏ bã chữa hóc xương. Lá mít với lá mía, than tre uống chữa hen suyễn, kết hợp với rễ cây đa lông, mã đề, rễ cỏ tranh, râu mèo hoặc râu ngô uống chữa sỏi thận. Lá mít tươi giã đắp mụn nhọt làm giảm sưng đau hoặc lá phơi khô, nấu thành cao mềm bôi chữa lở loét.
- Cụm hoa đực (dái mít) hoặc quả mít non 30-50g, sắc uống làm thuốc tăng tiết sữa.
- Thịt mít chín chứa 11-15% đường glucose, fructose, sucrose, 1,6% protid, 0,2-0,8% chất béo, muối khoáng, caroten, các vitamin A, B2, C,... Do đó, thịt mít được coi như một loại thức ăn dinh dưỡng, vị thuốc long đờm.
- Hạt mít chứa 70% tinh bột, 5,2% protid, 0,62% chất béo, 1,4% muối khoáng có tác dụng bổ trung, ích khí, thông tiểu, gây trung tiện làm cho dễ tiêu.
Có Thai Nên Ăn Mít Được Không?
Theo chuyên gia dinh dưỡng thì việc bà bầu ăn nhiều mít có thể dẫn đến sảy thai là một lời đồn vô căn cứ. Thực chất, mẹ bầu có thể ăn hầu hết các loại trái cây với tỷ lệ vừa phải, trong đó có cả mít.
Thậm chí, nếu được hỏi có thai ăn mít được không thì các bác sĩ có thể khẳng định rằng phụ nữ đang mang thai có thể ăn mít ở trong cả 3 giai đoạn thai kỳ mà không sợ gây hại gì.
Có bầu ăn mít được không?
- Tăng cường miễn dịch: Mít rất giàu vitamin C giúp cải thiện khả năng miễn dịch và giúp cơ thể thai phụ chống lại một số bệnh thường gặp khi mang thai hiệu quả.
- Điều chỉnh nội tiết tố: Quả mít có khả năng điều chỉnh, điều hòa lại hormone giúp bà bầu tránh được nhiều bệnh lý, cả về thể chất và tinh thần.
- Giải tỏa căng thẳng: Nhiều nghiên cứu cho rằng mít có khả năng chống lại cảm giác căng thẳng, giải tỏa lo âu, stress và giúp mẹ bầu có tinh thần thoải mái trong quá trình mang thai.
- Tốt cho sự phát triển của thai nhi: Trong quả mít có chứa hàm lượng cao các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu như vitamin A, C, E, K, sắt, mangan, magie,… giúp thai nhi phát triển một cách khỏe mạnh và toàn diện.
- Cải thiện chức năng tiêu hóa: Mít có lợi cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa ung thư ruột kết, ung thư khoang miệng, giảm tình trạng táo bón, ngăn ngừa triệu chứng loét dạ dày và dạ dày nhạy cảm ở mẹ bầu.
- Bổ sung năng lượng: Quả mít cung cấp rất nhiều năng lượng cho những ngày mẹ bầu rơi vào tình trạng mệt mỏi nghiêm trọng.
- Điều hòa huyết áp: Mít có hàm lượng muối và chất béo no thấp, song song đó là một lượng kali khá dồi dào có tác dụng kiểm soát nhịp tim và huyết áp, ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
Mẹ Bầu Ăn Mít Như Thế Nào Là Đúng?
Có thể thấy mít là loại trái cây bổ dưỡng, tốt cho thai kỳ. Tuy nhiên, trong mít chứa nhiều đường nên cần phải có chế độ và định lượng hợp lý để tránh gây béo phì, tiểu đường sau sinh.
Ăn mít như thế nào là đúng?
1. Chỉ ăn một lượng vừa phải
Để không gây hại cho cơ thể, bà bầu chỉ nên tiêu thụ 80 - 100gr mít/ngày. Nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa, hàm lượng chất xơ trong mít có thể gây đau bụng khó chịu. Ngoài ra, ăn nhiều làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường ở phụ nữ mang thai
2. Bị rối loạn đông máu không nên ăn mít
Nếu mẹ bầu mắc chứng rối loạn máu, ăn mít có thể làm nhanh đông máu và gây ra những phản ứng gây nguy hiểm tính mạng.
3. Suy thận nên tránh ăn mít
Nếu bà bầu bị các vấn đề về thận như suy thận thì nên tránh các loại thức ăn giàu kali như mít.
__________❖❖❖❖❖__________
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: 498 Nguyễn Văn Linh, phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân, Tp. Hải Phòng.
- Thời gian: 8h - 20h hàng ngày, kể cả chủ nhật và ngày lễ, Tết.
- Trang web: phongkhamdakhoaphuongdo.vn
- Số điện thoại: 0225.369.9999
Bài viết: [Góc bầu bí] Có thai ăn mít được không?
Ngày: 03/07/2020