Giờ Khám Bệnh 8h00 - 20h00 - Tất cả các ngày

Phòng khám đa khoa phượng đỏ
Phòng khám đa khoa phượng đỏ
Phòng khám đa khoa phượng đỏ
Phòng khám đa khoa phượng đỏ
  • Được bộ y tế phê duyệt

  • Bác sĩ giỏi

  • Khám chữa tận tâm

  • Kỹ thuật thiết bị hiện đại

  • Chi phí tối ưu

Χ
Tư vấn trực tuyến Tư vấn

trực tuyến

Tư vấn trực tuyến Đặt lịch

hẹn khám

Yêu cầu gọi lại Yêu cầu

gọi lại

Tư vấn trực tuyến Bản đồ

chỉ dẫn

Đừng để bệnh tử cung nhi hóa ngăn cản ước mơ làm mẹ của chị em

Đánh giá: 5/ 5 ( 2 lượt)

“Chào bác sĩ! Năm nay em 28 tuổi, cách đây 10 năm em có kinh một lần rồi không có nữa, khi đi khám thì được chẩn đoán là mắc bệnh tử cung nhi hóa nhưng bác sĩ nói lúc nào lập gia đình thì điều trị. Cho em hỏi tử cung nhi hóa có thể có con không? Sau này lập gia đình mới điều trị thì có sao không?”

  Bích Ngân (Quảng Ninh)

  Chào Bích Ngân!

Đầu tiên cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thắc mắc tới chuyên mục tư vấn sức khỏe sản phụ khoa của Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ. Về băn khoăn đừng để bệnh tử cung nhi hóa ngăn cản ước mơ làm mẹ của Bích Ngân chúng tôi sẽ giải đáp rõ  vấn đề  trong bài viết dưới đây.

Chị Em Đã Biết Gì Về Bệnh Tử Cung Nhi Hóa?

Theo các chuyên gia cho biết, hiện nay có khá nhiều trường hợp chị em đến tuổi sinh đẻ như Bích Ngân mà tử cung vẫn nhỏ như thời bé gái được gọi là bệnh tử cung nhi hóa.

Các bé gái khi đến tuổi dậy thì, nội tiết tố nữ sẽ có vai trò giúp cho hệ sinh dục phát triển trở thành phụ nữ. Để đạt được thiên chức làm mẹ thì tử cung phải có kích thước đường kính trước và sau là từ 35 – 45 mm bao gồm đầy đủ lớp thanh mạc, lớp cơ tử cung và lớp niêm mạc.

Hình thể tử cung phát triển là nhờ vai trò của nội tiết tố estrogen và progesterone đồng thời cũng tùy thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt và tình trạng thai nghén. Nếu không có estrogen và progesterone thì tử cung phụ nữ không thể lớn lên được và vẫn duy trì trạng thái rất nhỏ như lúc còn bé gái.

Siêu âm giúp đo kích thước tử cung bình thường hay nhi hóa  

Siêu âm giúp đo kích thước tử cung bình thường hay nhi hóa

Cách xác định bệnh tử cung nhi hóa chủ yếu dựa vào kết quả đo đạc đường kính trước sau của tử cung trên siêu âm (dưới 30 mm) kèm theo vô kinh, kinh thưa, kinh không đều hay lập gia đình sau một năm mà không có thai. Với trường hợp của Bích Ngân cách đây mười năm đã có kinh một lần và sau đó không có kinh nữa thì khả năng mắc bệnh kèm vô kinh là rất cao.

Nhân đây, bác sĩ cũng khuyến cáo chị em để phát hiện bệnh cần tiến hành khám phụ khoa để xác định hệ sinh dục (bao gồm âm hộ, âm đạo, tử cung và hai phần phụ) có bất thường hay không. Trường hợp tử cung nhỏ hơn bình thường hay không có tử cung bẩm sinh thì siêu âm mới chẩn đoán chính xác được.

bác sĩ tư vấn miễn phí

Tại Sao Chị Em Lại Mắc Bệnh Tử Cung Nhi Hóa?

Nguyên nhân dẫn đến bệnh tử cung nhi hóa là do nội tiết tố giảm hay cơ thể chị em tiết nội tiết tố dưới mức nhu cầu cần thiết, tuy cấu trúc giải phẫu hoàn toàn bình thường nhưng dễ dàng nhận biết được qua chu kỳ kinh không đều (khoảng 2 - 3 tháng mới có một lần). Hoặc những phụ nữ đã có tiền sử phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng 2 bên do khối u hay suy buồng trứng sớm.

Bệnh tử cung nhi hóa cũng có thể gặp ở trường hợp sinh ra đã không có tử cung hoặc tử cung rất nhỏ, biểu hiện lâm sàng là vô kinh nguyên phát, còn gọi là hội chứng Rokitansky - Kuster – Hauser: có hai buồng trứng, không có tử cung, không có âm đạo, âm hộ bình thường, do bất thường ống Muller.

Ngoài ra, bệnh có thể do hội chứng Morris biểu hiện bằng thiếu thụ cảm hay do đột biến gene mã hóa các thụ cảm của Androgen làm cho chúng không hoạt động dẫn đến không có tử cung, buồng trứng và vòi trứng.

Tất cả những nguyên nhân trên làm cho tử cung không không có khả năng tạo ra kinh nguyệt và không thể thụ thai được.

Phương Pháp Điều Trị Bệnh Tử Cung Nhi Hóa Hiệu Quả

Theo bác sĩ sản phụ khoa Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ cho biết, để đưa ra phương pháp điều trị bệnh tử cung nhi hóa thích hợp còn phải căn cứ vào từng nguyên nhân cụ thể:

Điều trị bệnh tử cung nhi hóa tại Đa Khoa Phượng Đỏ  

Điều trị bệnh tử cung nhi hóa tại Đa Khoa Phượng Đỏ

❖ Đối với những trường hợp xác định có tử cung và tử cung nhỏ, xét nghiệm nội tiết tố nữ giảm có thể dùng thuốc nội tiết tố từ 3 - 6 tháng song song với việc theo dõi sự lớn lên của tử cung cũng như chu kỳ kinh nguyệt.

Đối với những chị em bị suy buồng trứng sớm hay đã cắt bỏ buồng trứng hai bên cần duy trì thuốc nội tiết tố lâu dài. Nếu muốn có thai phải có sự hỗ trợ sinh sản, xin trứng và thụ tinh trong ống nghiệm sau đó sẽ cấy vào tử cung để nuôi dưỡng thai nhi phát triển. Trong trường hợp không thể cấy được vào tử cung có thể nhờ người mang thai hộ theo quy định của pháp luật.

Đối với những phụ nữ bẩm sinh không có tử cung hay tử cung rất nhỏ cần làm một số xét nghiệm về nhiễm sắc thể, từ đó tùy theo mức độ thực hiện phẫu thuật tạo hình tử cung.

Đối với những phụ nữ mắc bệnh tử cung nhi hóa kèm theo không có buồng trứng hay âm đạo (rất thường gặp) thì không thể sinh con do không thụ thai và mang thai được.

Trường hợp của Ngân cần đến bệnh viện hoặc phòng khám sản phụ khoa để thực hiện các xét nghiệm xem ngoài bệnh tử cung nhi hóa và ngực kém phát triển, các cơ quan sinh dục khác có gì bất thường như bác sĩ đã mô tả ở trên? Đồng thời tìm nguyên nhân xem có phải là do thiếu hụt về nội tiết, do suy buồng trứng sớm hay buồng trứng đa nang gây rối loạn nội tiết… hay không thì mới có thể biết được chính xác khả năng mang thai là bao nhiêu phần trăm?

Ngân hãy tự tin đi khám và không nên mặc cảm vì chuyện đó mà không lập gia đình, bác sĩ sản phụ khoa sẽ giúp Ngân tìm ra nguyên nhân và đưa ra hướng điều trị thích hợp. Thông thường, bác sĩ sẽ bổ sung thuốc nội tiết là tử cung có thể lớn bình thường để mang thai.

Hy vọng với những chia sẻ về vấn đề "Đừng để bệnh tử cung nhi hóa ngăn cản ước mơ làm mẹ của chị em" Mọi thắc mắc xin vui lòng gọi vào số hotline (0225) 369 9999 hoặc nhấn vào khung chat bên dưới để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

bác sĩ tư vấn miễn phí

Hotline
0225 8831 239
Tư vấn
CHAT VỚI BÁC SĨ
Đăng ký
ĐẶT LỊCH KHÁM
Hỗ trợ
CHỈ DẪN ĐƯỜNG
da khoa hong phuc