Tinh hoàn giữ vai trò vô cùng quan trọng trong cấu tạo cơ quan sinh dục của nam giới giúp tiết ra nội tiết tố và tham gia sản xuất tinh trùng duy trì chức năng sinh sản. Tuy nhiên nhiều nam giới chẳng may khi gặp phải chứng tinh hoàn ẩn – nguyên nhân gây ra tình trạng vô sinh hiếm muộn và ung thư tinh hoàn cần được can thiệp y tế kịp thời.
Tinh hoàn ẩn hay còn gọi là tinh hoàn chưa đi xuống, dừng lại ở trên đường di chuyển từ bụng xuống bìu. Trong quá trình mang thai, tinh hoàn của trẻ thường nằm phía sau sát hai thận, khi thai nhi khoảng 8 tuần tuổi, tinh hoàn di chuyển qua ổ bụng để xuống bìu. Tinh hoàn ẩn ở trẻ sơ sinh là tình trạng một hoặc cả hai tinh hoàn không di chuyển xuống bìu trước khi trẻ được sinh ra.
Hiện tượng tinh hoàn ẩn sẽ được chia thành hai loại: Có thể dùng tay cảm nhận được hoặc không dùng tay sờ được, tuy nhiên có đến 80% trường hợp tinh hoàn ẩn không thể sờ được.
Tinh hoàn ẩn
Theo các bác sĩ chuyên khoa, tinh hoàn ẩn có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau đây:
- Trục hạ đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục bị rối loạn: Suy tuyến yên là nguyên nhân khiến cho dương vật nhỏ lại và tinh hoàn ẩn bởi do sự thiếu hụt Gonadotropin.
- Những sai lệch trong quá trình tổng hợp Testosteron khiến tinh hoàn không phát triển bình thường.
- Cuống mạch của tinh hoàn ngắn, xơ hóa vùng ống bẹn là những yếu tố cơ học cản trở sự di chuyển của tinh hoàn.
- Do sự phát triển bất thường của dây thần kinh chằng tinh hoàn khiến tinh hoàn không xuống được bìu mà treo lơ lửng trên cao.
- Ngoài ra, hiện tượng tinh hoàn ẩn ở trẻ em còn có thể là do người mẹ trong quá trình mang thai dùng Diethylstillbesterol, hay kháng Androgen gây cản trở sử di chuyển xuống của tinh hoàn.
Các chuyên gia cũng cho biết thêm, một số triệu chứng về tinh hoàn ẩn cụ thể như sau:
- Bìu xẹp: Không thấy đủ tinh hoàn khi sờ vào nhưng có thể nắn thấy tinh hoàn ở ống bẹn.
- Tinh hoàn ẩn có thể ẩn một bên hoặc ẩn cả hai bên.
- Một bên bình thường và một bên xẹp.
- Cả hai túi bìu nhỏ, xẹp.
- Tinh hoàn lúc có ở bìu, lúc bị co lên ống bẹn.
Theo các bác sĩ chuyên nam khoa, tình trạng tinh hoàn ẩn xảy ra khi trẻ trước 1 tuổi thì không có gì đáng lo ngại vì lúc này tinh hoàn có thể tiếp tục phát triển và di chuyển đến đúng vị trí của nó.
Tuy nhiên, nếu nam giới trong độ tuổi trưởng thành mà vẫn còn gặp phải hiện tượng tinh hoàn ẩn thì nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và có các biện pháp can thiệp kịp thời bởi tinh hoàn ẩn có thể khiến nam giới chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe đặc biệt là khả năng sinh sản. Chẳng hạn như:
Tinh hoàn ẩn gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới
- Có nguy cơ bị ung thư tinh hoàn gấp 40 lần so với người bình thường.
- Dễ bị vô sinh, hiếm muộn do tình trạng tinh hoàn ẩn thường có các đường ống sinh tinh nhỏ, mức độ sơ hóa tinh hoàn cao nên dễ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới.
- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc quan hệ tình dục do sự thiếu hụt nội tiết tố.
Nếu tinh hoàn bị ẩn một bên thì vẫn có khả năng có con, tuy nhiên, nam giới vẫn phải đối mặt với nguy cơ bị ung thư bên tinh hoàn ẩn.
Vi vậy việc hỗ trợ điều trị tinh hoàn ẩn khi trẻ còn nhỏ là vô cùng cần thiết, nhằm hạn chế các ảnh hưởng không mong muốn về sau.
Hiện nay, tại các cơ sở y tế, để kiểm tra tình trạng tinh hoàn ẩn, các bác sĩ thường tiến hành siêu âm bụng, chụp cắt lớp vi tính ổ bụng hay nội soi ổ bụng có thể xác định vị trí của tinh hoàn ẩn.
Ngoài ra, còn có thể phát hiện những bất thường khác của tinh hoàn như u tinh hoàn, vôi hóa nhu mô tinh hoàn.
Nghiệm pháp HCG: là một nghiệm pháp được sử dụng để xác định xem tinh hoàn có hay không có trong trường hợp cả hai tinh hoàn đều không sờ thấy.
Xét nghiệm nội tiết tố: LH, FSH, prolactin, estradiol và testosteron để chẩn đoán tinh hoàn ẩn.
► Hỗ trợ điều trị bằng nội khoa: Sử dụng thuốc
► Hỗ trợ điều trị bằng ngoại khoa: Thường được chỉ định trong trường hợp việc dùng thuốc không mang lại hiệu quả. Đối với người trưởng thành thì cần tiến hành phẫu thuật nhằm đưa tinh hoàn ra ngoài ổ phúc mạc, đóng ổ phúc mạc, bóc tách để kéo dài cuống tinh hoàn và đưa tinh hoàn xuống bìu.
Nếu chẳng may nam giới bị tinh hoàn ẩn gây ung thư tinh hoàn thì cần cắt bỏ tinh hoàn.
Để ngăn ngừa tinh hoàn ẩn ở trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai cần thường xuyên kiểm tra thăm khám thai định kì, để việc quản lý thai nghén tốt, không nên sử dụng các loại thuốc kháng androgen trong thời kì thai nghén.
Nếu các bé trai sinh ra bị thiếu cân sinh non, sinh đôi thì phụ huynh cần chú ý đưa trẻ đến các đơn vị y tế để kiểm tra xem có bị tinh hoàn ẩn hay không. Nếu có thì có các biện pháp can thiệp kịp thời.
Tại Hải Phòng, nam giới có thể đến Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ tại địa chỉ 498 Nguyễn Văn Linh, phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân, Tp. Hải Phòng để thăm khám, kiểm tra sức khỏe định kì cũng như phát hiện tinh hoàn ẩn. Vì đây là cơ sở y tế có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, nhiều năm kinh nghiệm trong việc thăm khám và điều trị, chú trọng đầu tư các trang thiết bị dụng cụ y khoa hiện đại, chi phí điều trị hợp nên phái mạnh có thể yên tâm điều trị tại đây
Trên đây là bài viết về " Tinh hoàn ẩn là gì? " giúp bạn kham khảo thêm cũng như dễ đưa ra quyết định chọn địa chỉ khám uy tín. Mọi thắc mắc xin vui lòng gọi vào số hotline (0225) 369 9999 hoặc nhấn vào khung chat bên dưới để được tư vấn miễn phí.