Bao Quy Đầu

Dài bao quy đầu

Hẹp bao quy đầu

Bệnh lý tinh hoàn

Đau tinh hoàn

Yếu sinh lý

Liệt Dương

Rối loạn cương dương

Bệnh tuyến tiền liệt

Thẩm mỹ dương vật

Kéo dài dương vật

Viêm nhiễm nam khoa

Viêm đường tiết niệu

Viêm niệu đạo nam giới

Viêm bàng quang

Tiểu buốt tiểu rắt

Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Rối loạn xuất tinh

Xuất tinh sớm

Xuất tinh ra máu

Viêm bao quy đầu

Cắt bao quy đầu

Địa Chỉ Khám Bệnh

Bệnh kinh nguyệt

Kinh Nguyệt Không Đều

Bệnh tử cung

Viêm cổ tử cung

Thẩm mỹ phụ khoa

Vá màng trinh

Thu hẹp âm đạo

Viêm nhiễm phụ khoa

Viêm vùng chậu

Khí hư bất thường

Viêm đường tiết niệu ở nữ giới

Viêm âm đạo

Viêm phần phụ

Địa Chỉ Khám Bệnh

Bệnh sùi mào gà

Bệnh lậu

Bệnh giang mai

Mụn rộp sinh dục

Hạ Cam

Bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ ngoại

Trĩ hỗn hợp

Apxe hậu môn

Polyp hậu môn

Rò hậu môn

Nứt kẽ hậu môn

Nạo hút thai

Phá thai bằng thuốc

Thắc mắc thai kỳ: Có thai ăn lựu được không?

Nhận được tin thử thai hai vạch, điều này đồng nghĩa cuộc sống của bạn dần chuyển sang một bước ngoặt lớn. Trong đó, dinh dưỡng khi mang thai cực kỳ quan trọng, là điều kiện cần và đủ để mẹ bầu và thai nhi khỏe mạnh. Trên các diễn đàn dành cho phái đẹp sẽ dễ dàng bắt gặp chủ đề có thai ăn lựu được không? hay mẹ bầu ăn lựu con có má lúm, ăn lựu gây sảy thai,… Vậy thực tế là như thế nào?

Lựu – Loại Qủa Mùa Hè Mang Lại Nhiều Lợi Ích

Quả lựu xuất hiện nhiều ở các nước Trung Đông từ tháng Tư đến tháng Tám là khoảng thời gian tốt nhất để mua và sử dụng lựu. Lựu chứa một số hợp chất phytochemical, đã được khẳng định là rất tốt cho sức khỏe.

➠Nước ép lựu: Chứa nhiều axit amin và nguyên tố vi lượng, giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, chống viêm loét, làm mềm các mạch máu, ổn định huyết áp và lượng đường trong máu, giảm cholesterol.

➠Hạt lựu: Hạt lựu chín đỏ có giá trị dinh dưỡng cao có tác dụng chống vi khuẩn, chống oxy hóa. Nếu phơi khô rồi pha với nước uống sẽ có tác dụng chữa bệnh tiêu chảy.

➠Vỏ lựu: Chứa nhiều axit malic, tannin, alkaloids và các thành phần khác có hiệu quả đặc biệt điều trị tiêu chảy, kiết lỵ. Ngoài ra, các chất cơ bản của vỏ quả lựu còn có tác dụng kháng khuẩn, trị viêm rất tốt.

➠Hoa lựu: Có thể làm giảm những triệu chứng khó chịu ở mũi, điều trị nôn mửa. Khi bị té ngã trầy xước, lấy hoa lựu thả vào chậu nước ấm rồi dùng để rửa vết thương hoặc cho hoa vào bát nước ấm, áp sát mắt vào để xông cũng làm giảm mỏi mắt.

Quả lựu có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe

Phòng ngừa ung thư

Nhờ chất polyphenol và các hoạt chất chống oxy hóa khác trong quả lựu giúp cơ thể ức chế quá trình phát triển của tế bào ung thư.

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Lựu chứa nhiều polyphenol làm giảm quá trình sưng phù ở bệnh tim. Ngoài ra, lựu còn có thể làm giảm độ dày thành động mạch, giảm việc hình thành mảng bán và giảm cholesterol xấu trong cơ thể.

Tăng cường khả năng sinh dục và sinh sản

Testosterone ở cả nam và nữ sẽ tăng lên nếu dùng nước ép lựu mỗi ngày. Chứng bất lực và nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới cũng được cải thiện và ngăn chặn hiệu quả nhờ ăn lựu.

Ăn Lựu Khi Mang Thai: Cực Tốt Cho Mẹ Bầu

Không chỉ có tác dụng giúp ngăn ngừa rạn da khi mang thai, lựu còn cung cấp nhiều vitamin, dưỡng chất bổ dưỡng cho mẹ bầu và em bé trong bụng.

Giảm nguy cơ tiền sản giật

Trong thành phần của lựu chứa phytochemical giúp cân bằng huyết áp, rất tốt cho hệ tim mạch của thai phụ, nhờ vậy mà tình trạng tiền sản giật vào 3 tháng đầu và cuối thai kỳ sẽ được giảm thiểu một cách tối đa.

Nâng cao khả năng miễn dịch

Khi thai nhi đang dần phát triển, cơ thể người mẹ sẽ tập trung dưỡng chất vào quá trình này mà quên đi nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe. Lúc này, vitamin C sẽ là một chất không thể thiếu để nâng cao khả năng miễn dịch, tiêu diệt vi khuẩn, virus tấn công.

Ăn lựu khi đang mai thai rất tốt cho mẹ bầu

Tốt cho xương của mẹ và thai nhi

Ăn lựu trong giai đoạn mang thai còn có tác dụng rất tốt đối với hệ xương của mẹ bầu và thai nhi. Nhờ vậy, tình trạng nhức mỏi xương ở bà bầu sẽ được giảm đáng kể.

Chống rạn da

Lựu rất giàu chất chống oxy hóa, vì vậy được xem là giải pháp hoàn hảo để phòng tránh tình trạng rạn da do kích thước vòng bụng ngày càng to dần lên, giúp da sáng mịn.

Ổn định huyết áp

Bà bầu uống loại nước quả này liên tục mỗi ngày trong 2 tuần sẽ giúp giảm huyết áp cũng như lượng cholesterol trong máu.

Giảm ốm nghén

Vị chua chua, ngọt ngọt và hơi chát của lựu giúp giảm thiểu những cơn ốm nghén, đồng thời kích thích vị giác giúp bà bầu ăn ngon miệng hơn.

Cung cấp nguồn năng lượng dồi dào

Nước ép lựu cung cấp nhiều calo và bổ sung đa dạng nguồn năng lượng khiến mẹ bầu không bị thiếu hụt năng lượng trong giai đoạn mang thai.

Ăn Lựu Đẻ Con Có Má Lúm? Thực Hư Ra Sao

Con có má lúm đồng tiền là mong muốn của nhiều bà mẹ ngay từ khi đang mang bầu. Một số người quan niệm, để con có má lúm đồng tiền thì nên ăn lựu. Tuy nhiên, đây chỉ là kinh nghiệm dân gian và hoàn toàn không có căn cứ khoa học chứng minh.

Theo các chuyên gia, má lúm đồng tiền xuất hiện là do quá trình hình thành các cơ mặt từ trong thai kỳ và do di truyền. Dinh dưỡng không có khả năng tác động để tạo nên má lúm đồng tiền cho trẻ nhỏ.

Thực sự việc ăn lựu đẻ con má lúm

Cách tốt nhất để mẹ bầu ăn lựu là cắt đôi, tách hạt ra khỏi vỏ. Sau đó ép nước hạt lựu bằng một cái muỗng. Phần nước ép này có thể uống riêng hoặc ăn kèm sữa chua hoặc những loại nước ép khác. Ngoài ra, bà bầu cũng có thể rắc hạt lựu lên món salad hoặc tráng miệng đều rất ngon.