Những dạng mụn cóc khác nhau và nguyên nhân dẫn đến? Chính là thắc mắc của không ít những ai mắc phải. Ngoài ra, mụn cóc là loại bệnh gây nên rất nhiều sự khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần, sức khỏe của bệnh nhân. Vì vậy, nhằm có thể cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích, xin mời quý độc giả hãy vui lòng tham khảo bài viết dưới đây
Mụn cóc thông thường
Mụn cóc thông thường có hình giống cây súp lơ, ranh giới rõ ràng, thô ráp, cứng, tròn hoặc bờ không đều, đường kính từ 2 - 10mm, thường xuất hiện trên bàn tay, ngón tay, khớp ngón tay và khuỷu tay. Chúng có thể ở dạng một chấm đen hoặc sẫm màu do đông máu ở mạch máu. Loại mụn cóc này thường gây ra bởi virus HPV 1, 2, 4, 27, 29. Mụn cóc thông thường là một tình trạng nhiễm trùng ở lớp trên của da, cần được điều trị ngay để tránh trường hợp tình trạng càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Mụn cóc sinh dục
Mụn cóc sinh dục còn gọi là sùi mào gà - là một triệu chứng phổ biến của bệnh lây truyền qua đường tình dục, gây ra chủ yếu bởi HPV 16 và HPV 18. Mụn cóc sinh dục giống như cây súp lơ, có dạng sẩn phẳng, bề mặt bóng mịn hoặc thô ráp, mọc ở vùng cơ quan sinh dục, có thể gây đau và khó chịu.
Mụn cóc phẳng
Mụn cóc phẳng có biểu hiện là nhẵn, phẳng, xuất hiện ở vùng mặt và cổ. Loại mụn cóc này thường có màu vàng, xám, hồng hoặc nâu nhạt, thường xuất hiện với số lượng nhiều (từ 20 - 100 cái). Mụn cóc phẳng thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên, gây ra bởi HPV 3, 10, 28 và 49. Mụn cóc phẳng có thể lây lan nhanh chóng trên mặt do cạo râu (vì chúng thường nằm dọc theo những vết xước trên mặt). Mụn cóc phẳng thường không gây ra triệu chứng nhưng tương đối khó điều trị.
Mụn cóc miệng
Mụn cóc miệng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng như môi, lưỡi, nướu,... Chúng có thể xuất hiện ở dạng tổn thương đơn lẻ hoặc mọc thành một cụm, gây khó chịu và đau đớn khi nhai nuốt. Mụn cóc miệng hình thành do virus HPV gây ra do quan hệ tình dục đường miệng. Nguy cơ nhiễm HPV tỷ lệ thuận với số lượng bạn tình.
Khi đi khám, bạn có thể được bác sĩ chỉ định một số biện pháp điều trị mụn cóc như sau:
Sử dụng acid salicylic:
Hầu hết các loại kem, gel và thuốc trị mụn cóc không kê đơn đều có chứa acid salicylic. Khi sử dụng thuốc bôi, bạn chú ý bảo vệ vùng da xung quanh mụn bởi acid salicylic có thể phá hủy làn da khỏe mạnh. Bác sĩ sẽ khuyến cáo bạn không nên sử dụng chất này trên mặt. Để tăng hiệu quả điều trị thì trước khi thoa thuốc bạn nên ngâm mụn cơm trong nước khoảng 5 phút, sử dụng thuốc mỗi ngày trong khoảng 3 tháng; nếu da bị đau thì ngừng điều trị;
Liệu pháp áp lạnh:
Bác sĩ phun nitơ lên mụn cơm để phá hủy các tế bào. Với mụn lớn, bác sĩ có thể sẽ cần gây tê cục bộ, phun nitơ vài lần;
Phẫu thuật:
Nếu các phương pháp điều trị mụn cóc khác không hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân thực hiện phẫu thuật. Trong thủ thuật này, người bệnh được gây tê tại chỗ, bác sĩ dùng dao loại bỏ mụn cóc. Sau khi phẫu thuật, người bệnh được chỉ định bôi kem tại chỗ để loại bỏ hoàn toàn mụn cơm. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể sử dụng chùm tia laser để đốt mụn cóc.
Bài viết đã chia sẻ cho bạn những thông tin cần biết về nguyên nhân và cách điều trị căn bản cho các loại mụn cóc. Bạn cần chú ý tuân thủ đúng hướng dãn của bác sĩ trong quá trình điều trị mụn cơm và phòng ngừa nguy cơ các nốt mụn lây lan ra những vùng da xung quanh hoặc lây cho người khác.
Với các thông tin như đã nêu trên về chủ đề
Với các thông tin như đã nêu trên về chủ đề Những dạng mụn cóc khác nhau và nguyên nhân dẫn đến? để đặt lịch khám và chữa trị cùng các chuyên gia đầu ngành tại Đa Khoa Phượng Đỏ quý khách vui lòng liên hệ: 0225 8831 239.
Báo chí nói về chúng tôi:
https://thanhnien.vn/chi-phi-kham-chua-benh-phong-kham-phuong-do-tai-hai-phong-post1477185.html