Bao Quy Đầu

Dài bao quy đầu

Hẹp bao quy đầu

Bệnh lý tinh hoàn

Đau tinh hoàn

Yếu sinh lý

Liệt Dương

Rối loạn cương dương

Bệnh tuyến tiền liệt

Thẩm mỹ dương vật

Kéo dài dương vật

Viêm nhiễm nam khoa

Viêm đường tiết niệu

Viêm niệu đạo nam giới

Viêm bàng quang

Tiểu buốt tiểu rắt

Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Rối loạn xuất tinh

Xuất tinh sớm

Xuất tinh ra máu

Viêm bao quy đầu

Cắt bao quy đầu

Địa Chỉ Khám Bệnh

Bệnh kinh nguyệt

Kinh Nguyệt Không Đều

Bệnh tử cung

Viêm cổ tử cung

Thẩm mỹ phụ khoa

Vá màng trinh

Thu hẹp âm đạo

Viêm nhiễm phụ khoa

Viêm vùng chậu

Khí hư bất thường

Viêm đường tiết niệu ở nữ giới

Viêm âm đạo

Viêm phần phụ

Địa Chỉ Khám Bệnh

Bệnh sùi mào gà

Bệnh lậu

Bệnh giang mai

Mụn rộp sinh dục

Hạ Cam

Bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ ngoại

Trĩ hỗn hợp

Apxe hậu môn

Polyp hậu môn

Rò hậu môn

Nứt kẽ hậu môn

Nạo hút thai

Phá thai bằng thuốc

Nguyên nhân và cách giảm đau lưng khi mang thai

Đau lưng là biểu hiện sinh lý bình thường ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, một số trường hợp việc đau lưng dai dẳng khiến thai phụ không dễ chịu chút nào, đồng thời tình trạng kéo dài còn gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Thế nhưng chị em đã biết cách khắc phục tình trạng này hay chưa?

Lý Giải Nguyên Nhân Khiến Sản Phụ Đau Lưng Khi Mang Thai

Đau lưng chính là một trong những biểu hiện thường gặp khi mang thai, theo thống kê có tới 60% thai phụ gặp phải tình trạng này. Với các kiểu đau phổ biến như: Đau vùng ngang lưng, đau khớp nối giữa xương cùng và xương chậu, đau lưng về đêm. Tình trạng này thường gặp sau tam cá nguyệt thứ 2 và có thể kéo dài đến tháng thứ 6 sau sinh.

Theo bác sĩ chuyên lĩnh vực sản phụ khoa phụ nữ mang thai bị đau lưng do các nguyên nhân sau:

➢ Căng cơ lưng

Ở những tháng cuối thai kỳ, trọng lượng thai nhi tăng dần nhưng chỉ tập trung ở phía trước bụng. Để giữ thăng bằng, mẹ bầu buộc phải thay đổi tư thế bằng cách nghiêng mình ngược về phía sau. Điều này khiến cơ lưng hoạt động nặng hơn dẫn đến tình trạng căng cơ lưng gây nhức mỏi, co cứng và đau lưng.

➢ Cơ bụng yếu

Quá trình mang thai khiến các cơ ở vùng bụng trở nên căng ra và bị yếu đi. Trong khi đó, cơ bụng có nhiệm vụ hỗ trợ cột sống và đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của vùng lưng. Khi cơ bụng yếu thai phụ sẽ bị đau lưng, nhất là khi vận động.

➢ Thay đổi hormone

Để chuẩn bị tốt cho quá trình sinh nở cơ thể mẹ tiết ra hormone relaxin nhằm giúp nới lỏng dây chằng ở khớp xương chậu. Tuy nhiên, nếu các khớp quá lỏng lẻo sẽ làm các cơ dây chằng vùng lưng dưới không đủ mạnh để đảm bảo sự giãn nở dẫn đến căng cơ, căng dây chằng và gây đau lưng.

➢ Tăng cân

Bên cạnh sự phát triển của thai nhi, cân nặng của thai phụ cũng ngày càng tăng. Cột sống và khung xương chậu phải gánh chịu sức nặng này khiến vùng lưng mẹ bầu bị đau.

Ngoài ra, việc thai phụ căng thẳng sẽ khiến các cơ không có cơ hội thư giãn, hồi phục và luôn phải chịu trạng thái căng cứng lâu dần khiến mẹ bị đau lưng. Vì thế, chị em hãy giữ cho mình một tâm trạng thoải mái để tốt cho sự phát triển của bé và giảm tình trạng đau lưng ở mẹ.

Các nguyên nhân trên chỉ là biểu hiện bình thường khi mang thai. Tuy nhiên, đề phòng trường hợp đau lưng do thần kinh tọa hoặc động thai... Các mẹ nên đến gặp bác sĩ khi có các triệu chứng sau:

Đau lưng liên tục và không có dấu hiệu thuyên giảm.

Đau lưng kèm theo sốt, chảy máu âm đạo, đau buốt khi tiểu tiện.

Dù đã dùng thuốc giảm đau theo sự hướng dẫn của bác sĩ nhưng cũng không giúp bạn dễ chịu.

Cách Giúp Mẹ Bầu Khắc Phục Tình Trạng Đau Lưng Nhanh Chóng

Chế độ sinh hoạt đúng cách sẽ giúp thai phụ giảm được tình trạng đau lưng. Vì thế, chị em bị đau lưng khi mang thai nên:

✔ Tập thể dục: Các bài tập thể dục có thể thực hiện tại nhà như đi bộ, yoga, bơi lội... không chỉ giúp các mẹ giảm đau lưng mà còn hỗ trợ cho quá trình sinh nở sau này được dễ dàng hơn.

✔ Chỉnh sửa tư thế đúng: Mẹ bầu nên chỉnh sửa tư thế đi đứng đúng bằng cách hạ mông xuống, kéo thẳng vai về phía sau, đứng thẳng, vươn người lên cao. Khi ngồi vai xuôi xuống, nên có đệm lót tựa lưng, ngồi thẳng, đặt chân lên ghế. Nằm nghiêng bên trái khi ngủ để giảm áp lực đè lên vùng lưng, thắt lưng và xương chậu.

✔ Chườm nóng hoặc lạnh: Thai phụ có thể dùng túi chườm nóng/ chườm lạnh vùng thắt lưng hoặc tắm bằng nước ấm để giảm tình trạng đau lưng.

✔ Massage: Phương pháp massage trị liệu vùng lưng và toàn thân cho bà bầu sẽ giúp máu lưu thông, cơ lưng và chân được co giãn, tạo độ đàn hồi nhờ đó giúp chị em giảm đi triệu chứng đau lưng.

✔ Bổ sung canxi, magie: Canxi và magie không chỉ giúp mẹ bầu khắc phục đau lưng mà còn hữu ích cho sự phát triển của bé. Vì thế mẹ nên bổ sung cho mình canxi và magie thông qua rau xanh, các loại đậu, sữa hoặc thuốc/ thực phẩm chức năng cho bà bầu.

✔ Chế độ ăn uống cân đối: Thai phụ nên thực hiện chế độ ăn uống cân đối tránh tình trạng tăng cân quá gây đau lưng. Nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ, bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và bé.

✔ Những lưu ý khác: Thai phụ không nên mang vác vật nặng; nên đi giày đế thấp, rộng và mềm; mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát; nên sử dụng đai đỡ bụng cho bà bầu từ tháng thứ 7... để giúp tình trạng đau lưng được cải thiện.

Tập yoga giúp cải thiện tình trạng đau lưng khi mang thai

☞ CẢNH BÁO: Để không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi tốt nhất mẹ bầu không nên tự ý dùng thuốc hay miếng dán giảm đau khi chưa có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt, khi bị đau mẹ bầu không nên dùng tay đấm lưng để tránh gây ra những ảnh hưởng không mong muốn cho sức khỏe người mẹ.

Nếu đau lưng diễn ra dai dẳng dù đã áp dụng mọi cách mẹ nên đến tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để cải thiện tình trạng. Tại Hải Phòng, thai phụ có thể đến Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ để được bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trọng lĩnh vực sản phụ khoa thăm khám tìm ra nguyên nhân và tư vấn cách khắc phục hiệu quả.

Mẹ bầu có thể đặt lịch khám trước qua số hotline 0225 369 9999 để được khám bệnh ngoài giờ hành chính, kể cả chủ nhật mà không cần phải xếp hàng chờ đợi, lược bỏ một số thủ tục khám bệnh rườm rà như ở bệnh viện.

Qua những thông tin trên, hy vọng có thể giúp thai phụ năm rõ "Nguyên nhân và cách giảm đau lưng khi mang thai". Nếu có vấn đề thắc mắc chị em có thể bấm vào khung chat bên dưới để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn.