Bệnh niêm mạc tử cung dày có mang thai được không? Niêm mạc tử cung đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình thụ thai của nữ giới, cho nên biết được mức độ dày thích hợp ở niêm mạc tử cung, sẽ giúp cho các nữ giới thuận lợi trong việc mang thai. Đây cũng là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ, nhất là các chị đang gặp phải một số vấn đề về niêm mạc tử cung dày. Để hiểu rõ vấn đề này, mời chị em tham khảo bài viết sau.
Niêm mạc tử cung dày (nội mạc tử cung) là một lớp bao phủ toàn bộ bề mặt phía bên trong của tử cung, đảm nhiệm vai trò quan trọng trong việc thụ thai và bảo vệ quá trình mang thai ở nữ giới.
Hình ảnh niêm mạc tử cung ở phụ nữ
Điều đó được thể hiện như sau:
Lớp niêm mạc tử cung dưới sự tác động của các hormone sinh dục nữ sẽ phát triển nhiều và dày lên nhằm tạo điều kiện cho quá trình làm tổ của trứng đã được thụ tinh trong tử cung.
+ Nếu niêm mạc tử cung quá mỏng (dưới 7 – 8 mm) thì trứng đã thụ tinh rất khó bám dính vào làm tổ. Dù có làm tổ được thì lớp niêm mạc này cũng không đủ khả năng để giữ thai nhi lại trong tử cung và khiến cho thai nhi dễ bị bong ra dẫn đến chết lưu.
+ Nếu niêm mạc tử cung dày (trên 20 mm) sẽ cản trở quá trình thụ thai do hàm lượng estrogen trong cơ thể dư thừa. Đồng thời bệnh niêm mạc tử cung dày sẽ dẫn tới các hệ lụy như rong kinh kéo dài, vô kinh thứ phát, hội chứng đa nang buồng trứng, rối loạn phóng noãn…
Muốn trả lời câu hỏi bệnh niêm mạc tử cung dày có mang thai được không chị em cần biết về niêm mạc tử cung dày theo các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt trung bình:
+ Giai đoạn đầu của các bệnh tử cung (được tính từ thời điểm sạch kinh): niêm mạc tử cung dày từ 3 - 4 mm.
+ Giai đoạn phát triển (gần thời điểm rụng trứng): niêm mạc tử cung dày khoảng 8 - 12 mm.
+ Giai đoạn chế tiết (trước lúc bắt đầu kinh nguyệt): độ dày niêm mạc tử cung khoảng 12 - 16 mm.
Có thể thấy trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, lớp niêm mạc sẽ dày dần lên từ lúc hết "đèn đỏ". Nó có nhiệm vụ tạo lớp lót để cho phôi làm tổ (nếu trứng được thụ tinh và phát triển).
Trong trường hợp trứng không được thụ tinh, lớp niêm mạc này sẽ tự bong ra tạo thành máu kinh và dẫn đến một chu kỳ kinh nguyệt mới. Cho nên kích thước dày mỏng của nội mạc tử cung đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình thụ thai cũng như nuôi dưỡng thai nhi phát triển.
Bệnh niêm mạc tử cung dày đều khó thụ thai
Trong trường hợp trứng đã thụ tinh và bám vào lớp niêm mạc để làm tổ, nếu lớp niêm mạc mỏng hơn 8 mm sẽ cản độ bám của phôi thai vào thành tử cung dẫn đến thai bị chết lưu. Nguyên nhân là do cơ thể nữ giới thiếu hàm lượng estrogen cần thiết, lòng tử cung bị dính hoặc nội mạc tử cung đã bị thương tổn.
Trường hợp niêm mạc tử cung dày trên 20 mm cũng làm cản trở khả năng thụ thai khi nó gây ra những rối loạn trong chu kỳ kinh nguyệt. Do sự tăng cao quá mức của hàm lượng estrogen trong cơ thể, buồng trứng đa nang, rối loạn hormone, rong kinh, vô kinh thứ phát kéo dài… dẫn đến.
Theo các chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ cho biết niêm mạc tử cung dày bao nhiêu là lý tưởng nhất để trứng làm tổ và phát triển thành thai nhi khỏe mạnh là từ 8 – 10 mm, tương ứng với thời kỳ phát triển của nội mạc trong chu kỳ kinh nguyệt. Nếu chấm dứt hành kinh trong tháng và lớp nội mạc tử cung nằm trong khoảng 8 – 14 mm kể cả sau ngày hành kinh thì đây là dấu hiệu cho thấy mẹ đã thụ thai thành công.
Hiện nay người mắc bệnh nội mạc tử cung dày thường được điều trị bằng hormone để tái thiết lập sự cân bằng estrogen – progesterone trong cơ thể nhằm gia tăng khả năng thụ thai.
Tuy nhiên chị em không nên tự chẩn đoán về tình trạng niêm mạc của mình để rồi dẫn đến những lo lắng không cần thiết. Chỉ qua hình ảnh siêu âm đối với từng giai đoạn kinh nguyệt, các bác sĩ mới chẩn đoán chính xác độ dày niêm mạc tử cung của chị em là bình thường hay bất thường. Bởi vậy, chị em không nên lo lắng quá.
Hy vọng với những chia sẻ về vấn đề "Bệnh niêm mạc tử cung dày có mang thai được không?" Sẽ mang đến cho quý bạn đọc những thông tin bổ ích. Mọi thắc mắc xin vui lòng gọi vào số hotline (0225) 369 9999 hoặc nhấn vào khung chat bên dưới để được tư vấn miễn phí