Bệnh mụn rộp sinh dục ở nữ là một trong những bệnh ly nhiễm khuẩn đường sinh dục thường gặp. Bệnh gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày của chị em. Đồng thời, tiềm ẩn mối nguy hại về sức khỏe sinh sản.
Bệnh mụn rộp sinh dục ở nữ lây truyền phổ biến qua đường tình dục. Herpes Simplex Virus (HSV) là tác nhân chính gây bệnh.
- Nhiễm trùng HSV có thể gây ra các nốt phồng rộp và vết loét quanh môi, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn. Đôi khi, nhiễm HSV không có triệu chứng hoặc chị em bị nhiễm HSV nhưng không phát hiện.
- Herpes sinh dục được xếp vào dạng bệnh khó điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, một số loại thuốc kháng virus có thể giảm thiểu thời gian tái phát của mụn rộp. Đồng thời, giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của các tổn thương và giúp tăng cường hệ miễn dịch.
⎆Nữ giới bị bệnh mụn rộp sinh dục do đâu?
HSV có hai chủng, là HSV1 và HSV2. Hai loại virus này là tác nhân ra bệnh mụn rộp sinh dục. Trong đó:
+HSV1: Lây truyền qua tiếp xúc gần da, da kề da. Đồng thời, cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng bộ phận sinh dục khi quan hệ bằng miệng. Hầu hết ca nhiễm HSV1 đều có tổn thương từ eo trở lên, như: Ngực, cánh tay,...
+HSV2: Lây truyền qua da tiếp xúc da và đường quan hệ tình dục không an toàn. Chủng virus này có khả năng lây nhiễm rất cao, dù người bệnh có triệu chứng hoặc không. Các ca nhiễm HSV2 thường có tổn thương dưới vùng thắt lưng, như: Mông, vùng kín, chân...
- Do đối tượng là nữ giới, vì tỉ lệ nhiễm các bệnh đường dục ở nữ cao hơn nam, bao gồm cả HSV.
- Quan hệ tình dục với nhiều người, không sử dụng biện phá an toàn. Hoặc quan hệ tình dục vào thời điểm mụn rộp đang bùng phát.
Bệnh mụn rộp sinh dục ở nữ sẽ có những triệu chứng khác nhau theo từng giai đoạn.
1. Giai đoạn mụn rộp bộc phát
- Đây là giai đoạn chị em mới nhiễm HSV. Người bệnh có thể sẽ xuất hiện một số triệu chứng, như: Nổi hạch, nhức đầu, sốt nhẹ... Do đó, dễ nhầm lẫn với các bệnh cúm.
2. Giai đoạn mụn rộp bùng phát
- Là thời điểm sau khi nhiễm HSV khoảng 2 đến 7 ngày. Chị em sẽ thấy các nốt phồng rộp xuất hiện ở âm đạo, âm hộ, cổ tử cung hoặc trên mông, háng và hậu môn.
- Các mụn nước dần xuất hiện dày đặc hơn, chúng mọc thành chùm, vỡ ra, chảy dịch và tạo thành nhiều ổ viêm loét. Chị em có cảm giác đau rát , ngứa ngáy khó chịu tại vùng bệnh.
Vì môi trường âm đạo rất phù hợp để virus tồn tại nên rất khó điều trị bệnh mụn rộp sinh dục ở nữ dứt điểm. Theo đó, bệnh có thế tái phát hàng tháng hoặc hàng năm, với chu kỳ và không có dấu hiệu báo trước.
⎆Bệnh mụn rộp sinh dục ở nữ có gây ảnh hưởng đến thai kỳ?
Chị em đang mang thai và bị nhiễm HSV, virus có thể lây truyền thai nhi khi sinh thường (mụn rộp bùng phát ở vùng kín).
Trường hợp có vết loét hoặc dấu hiệu cảnh báo bệnh bùng phát tại thời điểm sinh nở, chị em sẽ được đề nghị chuyển sang sinh mổ, nhằm giảm nguy cơ nhiễm trùng.
HSV không thể truyền sang con trẻ qua sữa mẹ. Tuy nhiên, em bé có thể sẽ bị nhiễm bệnh khi chạm vào vết đau trên cơ thể người mẹ.
- Vì vậy, khi bế bé và cho bú, người mẹ cần chă chén các vết thường cẩn thận, để đảm bảo an toàn cho bé.
- Trước và sau khi cho con ăn, chị em hãy rửa tay bằng xà phòng. Nếu có vết loét trên vú, chị em không nên cho con bú bên vú này.
⎆Cách điều trị và phòng ngừa bệnh mụn rộp sinh dục ở nữ giới
Chuyên gia: Nền y học hiện tại vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị mụn rộp dứt điểm. Vì vậy, virus HSV sẽ tồn tại trong cơ thể người bệnh suốt đời.
1. Phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh
- Trong khám chữa, khi bị nhiễm HSV, người bệnh sẽ được chỉ định dùng một vài loại thuốc kháng virus. Tác dụng của thuốc giúp các vết loét nhanh lành hơn và hạn chế tần suất bệnh tái phát.
2. Phòng ngừa mụn rộp sinh dục ở nữ
- Có lối sống tình dục lành mạnh, chung thủy và sử dụng bao cao su khi giao hợp.
- Luôn giữ vệ sinh cá nhân, vùng kín sạch sẽ. Nhất là trước và sau khi quan hệ tình dục.
- Nếu 01 trong 02 người đang ở giai đoạn phát bệnh thì không nên quan hệ tình dục với bất kì hình thức nào.
- Khi nhận thấy dấu hiệu bệnh, hãy chủ động đi khám sớm. Bác sĩ sẽ kiểm tra, chẩn đoán và có hướng can thiệp kịp thời hiệu quả.
Với các thông tin cơ bản về bệnh mụn rộp sinh dục ở nữ giới trong bài viết. Mong rằng, chị em đã hiểu hơn về bệnh. Từ đó, biết cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.