Trễ kinh là tín hiệu đáng tin cậy cho biết bạn mang thai. Trễ kinh bao lâu thì có thai, nhiều chị em thắc mắc mắc về vấn đề này. Cùng Phòng khám Phượng Đỏ tham khảo bài viết sau.
Không chỉ là dấu hiệu nhận biết có thai hữu hiệu, khi trễ kinh còn là một trong những vấn đề sức khỏe sinh sản quan trọng mà chị em phụ nữ cần theo dõi.
Chi em phụ nữ thường quan tâm, trễ kinh bao lâu thì có thai nhưng đa số lại không tìm hiểu rõ lý do dẫn đến tình trạng trễ kinh.
Đối với nhiều phụ nữ, trễ kinh có nhiều nguyên nhân chủ yếu là do nồng độ hormone trong cơ thể thay đổi và điều hòa không tốt. Những nguyên nhân có thể kể đến:
Chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ bình thường có chu kỳ 28 - 32 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người không giống nhau tùy vào cơ địa của từng người.
Trên thực tế, trễ kinh bao lâu thì có thai rất khó có thể xác định chính xác. Mỗi chu kỳ kinh nguyệt sẽ có thời gian rụng trứng nhất định, trứng và tinh trùng gặp nhau thành công sẽ tạo nên hợp tử.
Thông thường, chậm kinh tư 5 ngày đến 7 ngày trong chu kỳ có quan hệ là có khả năng có thai.
Hợp tử này di chuyển qua ống dẫn trứng và đi vào tử cung. Trong quá trình này tạo ra một loại hormone có tên HCG, chỉ xuất hiện ở phụ nữ có thai.
Trễ kinh được tính khi:
Chu kỳ kinh nguyệt của bạn bình thường đều đặn và ngày hành kinh đến muộn khoảng 3 ngày so với chu kỳ trước đó.
Chu kỳ kinh nguyệt không đều và chu kỳ kinh nguyệt hiện tại kéo dài hơn chu kỳ trước 5 - 10 ngày.
Dấu hiệu có thai không chỉ duy nhất là trễ kinh, chúng ta còn có một số biểu hiện khác xuất hiện đầu thai kỳ có thể phát hiện tại nhà như sau:
Tâm trạng thay đổi đột ngột
Trong thai kỳ, phụ nữ phải đối mặt với thay đổi nội tiết tố đột ngột nên tâm lý dễ xáo động, chất dẫn truyền xung thần kinh trở nên áp lực hơn. Nhận được những tín hiệu không mấy dễ chịu, sẽ biểu hiện thất thường ra bên ngoài.
Đầy hơi, táo bón
Biểu hiện này cũng là do tác động của việc thay đổi nội tiết tố khiến cho phụ nữ mang thai bị đầy hơi và táo bón. Sự gia tăng của hormone progesterone khiến thức ăn bị kéo chậm lại trong quá trình tiêu hóa ở ruột gây tình trạng táo bón.
Thường xuyên mắc tiểu
Tốc độ lưu thông máu khiến cho hệ bài tiết và bàng quang của sản phụ hoạt động tích cực hơn khiến cho việc buồn tiểu đến nhanh và cảm thấy mắc tiểu nhiều lần trong ngày.
Đau tức ngực
Tình trạng dễ bắt gặp nhất là ngực bị sưng và nhạy cảm tương tự như trong giai đoạn hành kinh do lượng hormone thay đổi. Tuy nhiên đau tức ngực khi có dấu hiệu mang thai kéo dài mà không có sự xuất hiện của kinh nguyệt.
Mệt mỏi kéo dài
Nồng độ hormone progesterone tăng cao, tình trạng mệt mỏi xuất hiện thường xuyên kèm cảm giác buồn ngủ, ngủ không đủ giấc. Đặt biệt, sản phụ gặp phải tình trạng ốm nghén, hay tiểu vào ban đêm.
Chảy máu âm đạo
Khi trứng được thụ tinh cấy sâu vào niêm mạc tử cung bong ra và xuất hiện tình trạng chảy máu âm đạo. Thực tế, khoảng 30% phụ nữ mang thai bị chảy máu trong vài ngày đầu của thai kỳ.
Buồn nôn
Đây là dấu hiệu đặc trưng của sản phụ mang thai trong thời gian đầu, biểu hiện này thường tới sớm, trong vòng 1 - 3 tuần đầu tiên. Triệu chứng này giảm khi đến tam cá nguyệt thứ 2, một số thai phụ bị chứng buồn nôn kéo dài đến lúc sinh.
Nhiệt độ cơ thể tăng
Lượng hormone progesterone tiết ra khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao. Tuy nhiên, dấu hiệu này cũng khó nhận thấy nếu chúng ta không thường xuyên chú ý đến vấn đề thân nhiệt.
Kết quả thử thai dương tính
Để nghi vấn trễ kinh có phải mang thai hay không, việc sử dụng que test thử thai giúp bạn có được kết quả sớm nhất. Khi kết quả test dương tính thì rất có thể khả năng cao bạn đã mang thai. Tuy nhiên để kết quả đúng hơn, bạn nên sử dụng test trong nhiều thời điểm khác nhau.