Khoảng gần 75% phụ nữ trưởng thành bị nhiễm nấm âm đạo một lần trong đời và đa phần gặp ở phụ nữ mang thai, chúng gây ra những triệu chứng khó chịu cho thai phụ.
Vậy nên, nhiều mẹ bầu đang lo lắng nấm âm đạo khi mang thai có nguy hiểm không. Thông qua bài viết sau giúp mẹ bầu sẽ hiểu hơn về mức độ nguy hiểm của căn bệnh này.
Ỏ bất kỳ giai đoạn nào của quá trình mang thai mẹ bầu đều có thể bị nấm âm đạo. Thông thường những trường hợp bị nấm âm đạo khi mang thai sẽ xuất hiện nhiều ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ.
Vùng âm đạo của mẹ bầu xuất hiện các cơn đau rát, nóng ran và ngứa ngáy
Rối loạn khí hư, lượng khí hư tiết ra nhiều hơn bình thường, có mùi hôi khó chịu, có màu trắng đục hoặc có màu sắc lạ khác.
Có hiện tượng tiểu buốt, tiểu rát hoặc són tiểu
Cơ thể mệt mỏi khó chịu, đau nhức vùng lưng
Đau rát khi quan hệ
Tình trạng nấm âm đạo khi mang thai chủ yếu do sự thay đổi của pH trong âm đạo tạo điều kiện cho nấm có cơ hội sản sinh và phát triển và sự tăng quá mức estrogen trong thai kỳ gây ra.
Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ khác có thể kể đến như:
Sự tăng sinh quá mức của nấm Candida trong âm đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển trên diện rộng, gây nên hiện tượng nhiễm nấm.
Sự xâm nhập của vi khuẩn, nấm do thay đổi độ pH gây mất cân bằng trong môi trường âm đạo, đặc biệt trong giai đoạn mang thai tạo môi trường phát triển thuận lợi, nhất đối với trường hợp thai phụ bị tiểu đường thai kỳ.
Giai đoạn mang thai dịch âm đạo tăng tiết nhiều, luôn trong trạng thái ẩm ướt. Điều này khiến nấm sinh sôi với số lượng lớn, gây các triệu chứng khó chịu cho mẹ bầu.
Ngoài ra, nhiễm nấm âm đạo do hệ miễn dịch yếu, dùng steroid hoặc trải qua hóa trị khi mang thai có thể khiến nấm xâm nhập
Tình trạng nấm âm đạo khi mang thai tuy không ảnh hưởng đến tính mạng người mẹ và thai nhi nhưng mang đến những biến chứng, những căn bệnh rắc rối cho mẹ và bé
Trong quá trình sinh thường qua ngã âm đạo, các bé có nguy cơ bị các vấn đề về da liễu, hô hấp hay tiêu hóa bởi sự tiếp xúc của nấm dính vào niêm mạc.
Hơn nữa, có không ít trường hợp trẻ bị sinh non bởi nấm âm đạo phát triển quá nhanh gây viêm màng ối và thậm chí làm vỡ ối.
Nấm âm đạo gây ngứa ngáy, đau nhức tạo cảm giác khó chịu cho mẹ bầu, không chỉ ảnh hưởng về mặt tinh thần mà còn có thể gây các biến chứng như các bệnh lý nguy hiểm: viêm nhiễm âm đạo, viêm vùng chậu, viêm tử cung…
Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị nấm âm đạo khi mang thai hiệu quả. Một trong số đó là dùng thuốc đặt trị nấm tại vị trí nấm xâm nhập, được chứng minh an toàn cho mẹ và thai nhi.
Đây là nhóm thuốc tác dụng tại chỗ, rất an toàn và hiệu quả với phụ nữ mang thai bị nấm âm đạo. Thời gian điều trị với thuốc khoảng từ 7 - 14 ngày tùy theo khả năng đáp ứng thuốc.
Đây là dạng thuốc đặt âm đạo, thuốc tác dụng tại chỗ giúp tiêu diệt nấm và ít hấp thụ toàn thân nên rất an toàn cho sức khỏe của thai nhi cũng như mẹ bầu. Có thể dùng điều trị cho phụ nữ mang thai trong tam cá nguyệt thứ nhất. Thời gian điều trị khoảng 7 ngày. Tuy nhiên chăm sóc và kiểm soát sau đó vẫn cần thiết để tránh bệnh tái phát.
Đây cũng là dạng thuốc đặt âm đạo để trị nấm tại chỗ, không gây hại đến thai nhi và thường sử dụng điều trị cho thai phụ ở tam cá nguyệt thứ 2 và thứ ba. Thời gian điều trị của 1 liệu trình cũng là 7 ngày, tuy nhiên nếu tái phát sẽ cần điều trị kéo dài đến 14 ngày.
Việc chăm sóc, vệ sinh cá nhân trong suốt thời gian thai kỳ rất quan trọng, giúp mẹ bầu điều trị và phòng ngừa nấm âm đạo.
Chọn đồ lót chất liệu thoáng mát và thấm mồ hôi tốt
Vệ sinh đồ lót kỹ, phơi dưới nắng hoặc nhiệt để tiêu diệt vi khuẩn
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, tránh thụt rửa âm đạo
Hạn chế quan hệ tình dục
Theo các bác sĩ Phòng khám Đa khoa Phượng Đỏ đánh giá, nấm âm đạo khi mang thai tuy không quá nguy hiểm nhưng chúng gây nhiều mệt mỏi, khó chịu. Vì thế, khi mẹ bầu có những dấu hiệu bất thường, nên đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.