Mắc bệnh giang mai khi mang thai: Mẹ bầu và thai nhi sẽ ra sao? Phụ nữ mang thai mắc phải bệnh giang mai có nguy cơ bị sẩy thai, lưu thai, sinh non và thậm chí trẻ tử vong khi vừa chào đời. Nếu sống sót thì trẻ sẽ mang căn bệnh giang mai bẩm sinh với nhiều vấn đề nghiêm trọng như câm điếc, mù lòa, viêm màng não và tuổi thọ không cao. Để hiểu rõ hơn, mời bạn cùng các chuyên gia của Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay.
Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến hiện nay, do xoắn khuẩn có tên Treponema pallidum gây ra.
Nếu mắc bệnh giang mai khi mang thai và không điều trị kịp thời, đúng cách thì xoắn khuẩn sẽ lây lan sang cho thai nhi thông qua nhau thai.
Đa phần các trường hợp nhiễm bệnh, xoắn khuẩn giang mai sẽ lây từ mẹ sang con trong thời gian mang thai. Quá trình lây truyền thường diễn ra từ 4 – 5 tháng.
Bệnh giang mai khi mang thai
Khi mang thai, do nhau thai mỏng đi nên máu của mẹ và thai nhu dễ dàng trao đổi. Xoắn khuẩn có cơ hội xâm nhập vào cơ thể của thai nhi và phát triển gây bệnh.
Ngoài ra, người mẹ còn thể lây truyền bệnh giang mai cho con trong quá trình sinh thường (sinh qua ngã âm đạo). Vì đây là nơi ký sinh lý tưởng nhất của xoắn khuẩn, nếu em bé tiếp xúc với chúng thì nguy cơ nhiễm bệnh rất cao. Khi trẻ sinh ra đã mắc bệnh giang mai thì được gọi là giang mai bẩm sinh.
Mặt khác, mẹ cũng cần lưu ý đến việc cho con bú khi đang nhiễm bệnh, xoắn khuẩn sẽ lây sang em bé khi trên vú có vết thương hở.
Bệnh này vốn đã là một mối lo ngại rất lớn với người bình thường, với chị em mắc bệnh giang mai khi mang thai thì sự lo lắng này sẽ tăng lên nhiều lần, vì nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ còn ảnh liên lụy đến cả đứa trẻ.
Những sự ảnh hưởng có thể kể đến như:
Ngoài ra, còn có trường hợp trẻ được sinh ra chưa có dấu hiệu bệnh. Sau khoảng vài tuần đến khoảng 3 tháng sau thì mới bắt đầu có các biểu hiện bất thường như khóc khàn tiếng, sốt phát ban, bỏ bú, vàng da,…
Đồng thời còn có các dấu hiệu bên trong như suy đa tạng, viêm thận, sưng lá lạch,… cũng chứng tỏ là trẻ đã nhiễm bệnh giang mai từ mẹ.
Vì vậy, nếu mắc bệnh giang mai khi mang thai, các mom cần có biện pháp điều trị và phòng ngừa để hạn chế nguy cơ lây nhiễm sang thai nhi theo sự chỉ định cụ thể từ bác sĩ.
Những trường hợp nhiễm bệnh giang mai khi mang thai thường rất khó nhận ra triệu chứng, ngay cả người bình thường cũng không có biểu hiện bệnh một cách rõ rệt.
Do đó, các bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu nên tiến hành sàng lọc giang mai định kỳ trong suốt 3 tháng đầu của thai kỳ. Nếu nghi ngờ có nguy cơ cao thì nên xét nghiệm giang mai thêm vào 3 tháng cuối.
>>> Xem thêm: Xét nghiệm giang mai bao nhiêu tiền?
Đồng thời, sàng lọc trước sinh bổ sung đối với các bà bầu sống trong cộng đồng có nguy cơ mắc bệnh cao vào các thời điểm:
Theo các bác chuyên khoa Bệnh Xã hội của Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ thì bệnh giang mai có thể được, trong trường hợp bệnh nhân phát hiện sớm, xoắn khuẩn giang mai chưa phá hủy nội tạng, tấn công vào tim mạch và hệ thần kinh cùng với phác đồ điều trị đúng đắn.
Với người mắc bệnh giang mai nói chung và cả phụ nữ nhiễm bệnh giang mai khi mang thai thì đều có phương pháp điều trị duy nhất đó chính là sử dụng kháng sinh Penicillin G. Việc sử dụng Penicillin điều trị giang mai sẽ giúp mẹ giảm bớt nguy cơ nhiễm trùng nhau thai, gây ảnh hưởng đến đứa trẻ.
Phương án điều trị giang mai khi mang thai duy nhất
Đồng thời, người bố cũng nên tiến hành điều trị trong trường hợp đã xác định mắc bệnh nhằm ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm cho mẹ và bảo vệ sức khỏe cho con trẻ về sau.
Tuy nhiên, nếu xoắn khuẩn đã xâm nhập vào thai nhi thì sẽ không thể khắc phục được vấn đề này nữa. Cho nên, thai phụ cần sàng lọc giang mai nếu nghi ngờ bản thân hoặc chồng nhiễm bệnh trước và trong khi mang thai càng sớm càng tốt.
Trường hợp, mẹ bầu dị ứng với Penicillin thì không có sự lựa chọn thay thế nào cho việc điều trị giang mai khi mang thai. Nếu có tiền sử dị ứng thì nên giải mãn cảm và sau đó điều trị bằng Penicillin.
>>> Xem thêm: Những thông tin cần lưu ý khi điều trị giang mai ở phụ nữ có thai
Do đó, thai phụ cần test lấy da với kháng sinh Peniciilin trước khi tiến hành điều trị nhằm xác định xem có nguy cơ dị ứng cấp tính với thuốc hay không.
Ngoài ra, các mẹ cần tránh các loại kháng sinh như:
Có thể thấy, giang mai và thai kỳ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của thai nhi lẫn thai phụ. Do đó, người mẹ và cả bố cần có các biện pháp phòng giang mai. Một số biện pháp có thể áp dụng:
Trên đây là một số thông tin có thể giúp bạn đọc hiểu hơn về bệnh giang mai khi mang thai. Trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên xét nghiệm và sàng lọc các bệnh lây qua đường tình dục. Điều này rất cần thiết đối với sự an toàn của cả mẹ và bé. Nếu mẹ nhiễm giang mai thì nên tiến hành điều trị ngay để giam nguy cơ lây lan sang thai nhi cũng như lưu thai, sinh non, ảnh hưởng đến sự phát triển của con trẻ. Hãy gọi ngay đến Hotline {sodienthoai} của Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ để được hỗ trợ thêm mọi vấn đề thắc mắc về bệnh giang mai cũng như các bệnh lây qua đường tình dục khác nhé.
Nguồn tham khảo: Vinmec