Bao Quy Đầu

Dài bao quy đầu

Hẹp bao quy đầu

Bệnh lý tinh hoàn

Đau tinh hoàn

Yếu sinh lý

Liệt Dương

Rối loạn cương dương

Bệnh tuyến tiền liệt

Thẩm mỹ dương vật

Kéo dài dương vật

Viêm nhiễm nam khoa

Viêm đường tiết niệu

Viêm niệu đạo nam giới

Viêm bàng quang

Tiểu buốt tiểu rắt

Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Rối loạn xuất tinh

Xuất tinh sớm

Xuất tinh ra máu

Viêm bao quy đầu

Cắt bao quy đầu

Địa Chỉ Khám Bệnh

Bệnh kinh nguyệt

Kinh Nguyệt Không Đều

Bệnh tử cung

Viêm cổ tử cung

Thẩm mỹ phụ khoa

Vá màng trinh

Thu hẹp âm đạo

Viêm nhiễm phụ khoa

Viêm vùng chậu

Khí hư bất thường

Viêm đường tiết niệu ở nữ giới

Viêm âm đạo

Viêm phần phụ

Địa Chỉ Khám Bệnh

Bệnh sùi mào gà

Bệnh lậu

Bệnh giang mai

Mụn rộp sinh dục

Hạ Cam

Bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ ngoại

Trĩ hỗn hợp

Apxe hậu môn

Polyp hậu môn

Rò hậu môn

Nứt kẽ hậu môn

Nạo hút thai

Phá thai bằng thuốc

Chẩn đoán khuẩn Chlamydia thế nào?

  Chẩn đoán khuẩn Chlamydia thế nào? Bởi đây là một căn bệnh truyền nhiễm với tốc độ lây lan cao và nhiều biểu hiện bất thường, nếu không được phát hiện sớm sẽ vô tình tạo điều kiện cho mức độ bệnh nâng cao. Từ đó, việc chẩn đoán chuẩn xác khuẩn Chlamydia thế nào? Là điều vô cùng cần thiết. không làm mất thêm thời gian của mọi người, xin vui lòng hãy tham khảo các thông tin bổ ích tại bài viết sau.

  

Tìm hiểu về khuẩn Chlamydia là gì?

  Chlamydia là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến (STI) do vi khuẩn gây ra. Những người mắc bệnh chlamydia thường không có các triệu chứng trong giai đoạn đầu. Do đó, rất nhiều người không phát hiện ra bệnh. Tuy nhiên, chlamydia có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe sau này, bao gồm ảnh hưởng đến khả năng mang thai hoặc thậm chí gây nguy hiểm trong thai kỳ.

  Nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn với người nghi ngờ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, hãy làm xét nghiệm chlamydia và các bệnh lây truyền khác. Bạn nên làm xét nghiệm mỗi lần bạn nghi ngờ mình phơi nhiễm.

  Bệnh cũng lây truyền khi quan hệ tình dục bằng miệng hoặc hậu môn. Nếu mẹ bầu nhiễm chlamydia trong khi mang thai có thể truyền bệnh cho trẻ sơ sinh.

  Trong các trường hợp hiếm, bạn có thể mắc chlamydia ở mắt do tiếp xúc với miệng hoặc bộ phận sinh dục.

Chẩn đoán khuẩn Chlamydia thế nào?

  Bạn sẽ có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác nếu bị nhiễm chlamydia. Do đó, bạn nên làm các xét nghiệm tầm soát bệnh nếu cho rằng mình có nguy cơ. Các đối tượng có thể làm xét nghiệm chlamydia gồm:

  - Phụ nữ từ 25 tuổi trở xuống có quan hệ tình dục. Phụ nữ trong độ tuổi này thường có nguy cơ cao hơn nhiễm chlamydia, vì vậy họ nên kiểm tra tầm soát hàng năm. Ngay cả khi bạn đã làm xét nghiệm, hãy kiểm tra một lần nữa nếu bạn có bạn tình mới.

  - Phụ nữ mang thai. Bạn nên làm xét nghiệm chlamydia trong lần khám thai đầu tiên. Nếu bạn có nguy cơ nhiễm trùng cao – do thay đổi bạn tình hoặc nhiễm trùng từ người bạn đời – hãy kiểm tra lại trong thai kỳ.

  - Phụ nữ và nam giới có nguy cơ cao. Hãy làm xét nghiệm chlamydia thường xuyên nếu bạn có nhiều bạn tình, không mang bao cao su khi quan hệ tình dục hoặc nếu bạn quan hệ tình dục đồng giới nam. Các nguy cơ cao khác là có một nhiễm trùng lây qua đường tình dục khác và tiếp xúc với người bị bệnh lây truyền qua đường tình dục.

  Các xét nghiệm chẩn đoán và tầm soát bệnh chlamydia tương đối đơn giản, bao gồm:

  - Xét nghiệm nước tiểu. Bác sĩ sẽ phân tích mẫu nước tiểu trong phòng thí nghiệm để phát hiện sự hiện diện của nhiễm trùng này.

  - Xét nghiệm bằng miếng gạc. Đối với phụ nữ, bác sĩ dùng một miếng gạc để lấy dịch từ cổ tử cung nhằm kiểm tra môi trường hoặc kháng nguyên cho chlamydia. Điều này có thể được thực hiện trong xét nghiệm Pap định kỳ. Một số phụ nữ có thể đề nghị tự lấy dịch từ cổ tử cung theo chỉ dẫn của bác sĩ.

  - Đối với nam giới, bác sĩ sẽ chèn một miếng gạc mỏng vào miệng niệu đạo để lấy mẫu xét nghiệm. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể lấy mẫu ở hậu môn.

  - Nếu đã được điều trị nhiễm chlamydia ban đầu, bạn nên làm xét nghiệm lại sau khoảng 3 tháng.

Ảnh hưởng của bệnh và cách phòng ngừa Chlamydia

  Nếu không điều trị nhiễm chlamydia, bạn có nguy cơ mắc một số vấn đề về sức khỏe:

  Đối với phụ nữ. Nếu không được điều trị, nhiễm chlamydia có thể gây bệnh viêm vùng chậu, dẫn đến tổn thương ống dẫn trứng (các ống nối buồng trứng với tử cung) hoặc thậm chí gây vô sinh (không có con). Nhiễm chlamydia không được điều trị cũng có thể làm tăng nguy cơ thai ngoài tử cung. Hơn nữa, bệnh có thể gây sinh non (sinh quá sớm) và nhiễm trùng truyền từ mẹ sang con trong khi sinh, dẫn đến nhiễm trùng mắt, mù lòa hoặc viêm phổi ở trẻ sơ sinh.

  Đối với nam giới. Chlamydia có thể gây ra viêm niệu đạo không do lậu (NGU) – nhiễm trùng niệu đạo, viêm mào tinh hoàn hoặc viêm trực tràng.

  Với các thông tin như đã nêu trên về chủ đề Chẩn đoán khuẩn Chlamydia thế nào? để đặt lịch khám và chữa trị tình trạng tinh trùng yếu cùng các chuyên gia đầu ngành tại Đa Khoa Phượng Đỏ quý khách vui lòng liên hệ: 0225 8831 239.