Buồng tử cung bị dính là gì? Chính là vấn đề mà rất nhiều cánh chị em quan tâm trong thời điểm hiện nay. Sở dĩ như thế, bởi các trường hợp mắc phải tình trạng buồng tử cung bị dính dần tăng cao, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe sinh lý nữ giới.
tử cung là cơ quan vô cùng quan trọng, thực hiện chức năng sinh sản của người phụ nữ. Tử cung có cấu tạo gồm lớp thanh mạc, lớp cơ và lớp nội mạc. Trong đó, lớp nội mạc tử cung gồm 2 lớp, lớp nằm phía trên là lớp chức năng, lớp nằm phía dưới là lớp đáy.
Thông thường, vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt, lớp chức năng sẽ bong ra và bị thải ra ngoài gọi là hiện tượng hành kinh, còn lớp đáy sẽ thực hiện nhiệm vụ tái tạo lại lớp nội mạc chức năng sau mỗi khi hành kinh.
Khi bị dính buồng tử cung, do lớp nội mạc đáy bị viêm nhiễm hoặc tổn thương do nạo hút, do can thiệp phẫu thuật trong buồng tử cung làm cho thành tử cung ở hai mặt trước và sau dính lại với nhau, dẫn đến quá trình tái tạo lớp nội mạc chức năng sau khi kết thúc chu kỳ kinh gặp nhiều khó khăn, gây cản trở quá trình làm tổ của trứng đã thụ tinh.
Nếu tình trạng này kéo dài mà không được điều trị hiệu quả, dính buồng tử cung có thể gây vô sinh ở phụ nữ, tước mất khả năng mang thai và thiên chức làm mẹ của người phụ nữ.
Kinh nguyệt không đều
Đây là biểu hiện điển hình nhất của bệnh. Thông thường, vào mỗi chu kỳ kinh, lớp nội mạc chức năng sẽ bong ra tạo thành máu kinh. Tuy nhiên, khi bị dính buồng tử cung, lớp nội mạc này không thể tăng sinh hoặc tăng sinh ít, dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt không đều. Lượng máu kinh sẽ phụ thuộc vào mức độ dính của buồng tử cung. Cụ thể:
Buồng tử cung bị dính một phần: Vẫn xuất hiện kinh nguyệt đúng chu kỳ, tuy nhiên số ngày hành kinh và lượng máu kinh ít đi.
Buồng tử cung bị dính hoàn toàn: Sau thủ thuật, hoặc phẫu thuật buồng tử cung có thể thấy kinh nguyệt xuất hiện lượng ít, giảm dần và sau đó không thấy kinh nữa.
Đau bụng dưới
Khoảng một tháng sau nạo phá thai hoặc bất kỳ thủ thuật liên quan ở tử cung, nếu chị em thấy đau râm ran ở bụng dưới thường xuyên và ngày càng trầm trọng, chị em cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ Sản Phụ khoa thăm khám, xác định có dính buồng tử cung hay không để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Không có thai mặc dù không sử dụng biện pháp tránh thai
Sau một thời gian ngưng sử dụng các biện pháp tránh thai, nếu chị em vẫn không có thai nên đến cơ sở y tế để được chụp tử cung vòi trứng, chẩn đoán tình trạng buồng tử cung. Bởi theo thống kê, khoảng 1,5% trường hợp vô sinh nữ có liên quan đến hiện tượng này.
Mức độ ảnh hưởng lên khả năng sinh sản của dính buồng tử cung phụ thuộc vào mức độ dính, thời điểm can thiệp cũng như hiệu quả của phương pháp điều trị được áp dụng.
Chia sẻ thêm về vấn đề này, bác sĩ cho biết biệt 2 trường hợp, nếu buồng tử cung chỉ bị dính một phần thì tinh trùng vẫn có khả năng đi tìm trứng để thụ tinh và phôi vẫn có thể di chuyển vào buồng tử cung tìm vị trí làm tổ. Tuy nhiên, do không gian buồng tử cung và diện tích nội mạc tử cung bình thường bị giảm đi nên thai dễ bị sẩy.
Mặt khác, buồng tử cung bị dính sẽ mất đi độ đàn hồi tự nhiên, do đó không thể đáp ứng được sự phát triển lớn dần của thai nhi dễ gây sinh non và hạn chế sự phát triển của thai. Sau khi sinh, nếu nhau thai bám quá chặt vào nơi buồng tử cung không có lớp nội mạc có thể gây băng huyết ở người mẹ.
Trong khi đó, kinh nguyệt là tín hiệu quan trọng, báo hiệu sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Nếu vô kinh tức là không có hiện tượng trứng chín và rụng xuống, đồng nghĩa không thể có trứng gặp tinh trùng và thụ tinh, phụ nữ mất đi khả năng mang thai.
Trường hợp buồng tử cung bị dính hoàn toàn, tinh trùng không thể di chuyển vào sâu bên trong để thụ tinh với trứng. Đây chính là nguyên nhân gây vô sinh thứ phát ở phụ nữ.
Nếu bạn vẫn còn nhiều thắc mắc hãy, xin mời gọi đến HOTLINE: 0225 8831 239 đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Báo chí nói về chúng tôi:
https://thanhnien.vn/chi-phi-kham-chua-benh-phong-kham-phuong-do-tai-hai-phong-post1477185.html