Bệnh trĩ ở trẻ em: Có khả năng xảy ra không? Cách điều trị sao?
Thực tế, có nhiều phụ huynh chăm sóc con trẻ sai cách và chế độ dinh dưỡng không khoa học, đầy đủ nên khiến chúng mắc các bệnh về tiêu hóa, bao gồm cả bệnh trĩ. Thế mới thấy, nhiều quan niệm cho rằng trẻ em không thể nào mắc bệnh trĩ là hoàn toàn sai lầm. Vậy nguyên nhân nào gây ra bệnh trĩ ở trẻ em? Cách điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Bệnh trĩ ở trẻ em: Có khả năng xảy ra không?
Trĩ là căn bệnh xảy ra ở vùng hậu môn – trực tràng, nó là sự hình thành của các búi trĩ từ việc gia tăng áp lực lên thành tĩnh mạch của hậu môn, dẫn đến sự căng phồng quá mức khiến tĩnh mạch phình to ra.
Bệnh trĩ thường xảy ra với người cao tuổi, trung niên hoặc là người mắc chứng táo bón mãn tính. Nhưng liệu trẻ em có bị trĩ không?
Thực tế, trẻ em hay bất kỳ đối tượng nào cũng đều có nguy cơ mắc bệnh. Đặc biệt, bệnh trĩ ở trẻ em khó phát hiện hơn và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh rối loạn về tiêu hóa. Thế nên, phụ huynh cần theo dõi sát sao những biểu hiện bất thường của trẻ để tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm.
Trẻ em có bị trĩ không?
Khi trẻ bị trĩ sẽ thường có các triệu chứng như đau rát, hoặc thậm chí chảy máu hậu môn, cho nên chúng cảm thấy sợ hãi mỗi khi đi ngoài. Nguyên nhân khiến trẻ em bị trĩ đó là:
- Trẻ ngồi trên bề mặt cứng trong suốt một thời gian dài.
- Trẻ ngồi bô đi vệ sinh quá lâu.
- Trẻ dùng nhiều sức để rặn trong quá trình đi ngoài.
- Bố mẹ không vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn cho con trẻ.
- Bố mẹ cho trẻ ăn uống không khoa học, thiếu chất xơ và ít uống nước khiến chúng bị táo bón.
- Trẻ con hay quấy khóc dữ dội.
- Trẻ ít vận động, ngồi một chỗ quá lâu.
- Do bị viêm nhiễm đường tiêu hóa ở trẻ hoặc di truyền từ bố / mẹ.
Các dạng trĩ thường gặp ở trẻ em
Bệnh trĩ ở trẻ em cũng giống như bệnh trĩ ở người lớn, gồm có nhiều dạng trĩ khác nhau. Bao gồm:
- Trĩ nội : Dạng trĩ này khó có thể phát hiện bởi búi trĩ nằm bên trong thành ống hậu môn. Vì thế, phụ huynh chỉ có thể nhận biết trẻ em bị trĩ thông qua những triệu chứng đau rát, khó chịu ở hậu môn hoặc đi đại tiện ra máu tươi.
- Trĩ ngoại : Là tình trạng búi trĩ xuất hiện ở ngoài hậu môn của trẻ, phụ huynh hoàn toàn có thể quan sát và thấy chúng.
- Trĩ hỗn hợp : Là dạng trĩ xuất hiện ở cả trong lẫn ngoài thành hậu môn. Đây là dạng trĩ rất nghiêm trọng và gây ra nhiều triệu chứng vô cùng khó chịu cho trẻ.
Bệnh trĩ ở trẻ em thường có dấu hiệu gì?
Theo các bác sĩ khoa Hậu môn – Trực tràng tại Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ, bệnh trĩ ở trẻ em rất khó phát hiện sớm, nhất là trẻ chưa được 3 tuổi. Trong thời điểm này, chỉ có thể phát hiện khi bệnh chuyển đến mức độ nghiêm trọng hoặc khi kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Các dấu hiệu bệnh trĩ ở trẻ em thường không đặc trưng như là quấy khóc, sưng hậu môn và cảm giác nhô ra khi đi nặng, sau đó thì bình thường lại.
Bệnh trĩ ở trẻ em thường có dấu hiệu gì?
Đối với trẻ 3 tuổi trở đi, bệnh trĩ sẽ dễ nhận thấy hơn do chúng đã biết miêu tả cảm giác khó chịu mà cơ thể đang “gánh chịu”. Một vài biểu hiện khi trẻ bị trĩ mà bố mẹ cần lưu ý:
- Có cảm giác đau rát hậu môn khi đi vệ sinh : Chứng tỏ là búi trĩ đang dần hình thành và phát triển, vì thế gây cản trở đến việc đi đại tiện, phân đi qua sẽ ma sát gây cảm giác đau và rát dữ dội, thậm chí chảy máu. Thế nên, bố mẹ cần lưu ý nếu thấy trẻ kêu đau khi đi vệ sinh.
- Trẻ thường xuyên bị táo bón : Quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa phản ánh rất rõ về các vấn đề sức khỏe của cơ thể. Nếu trẻ táo bón trong 5 – 7 ngày hoặc phân ra vón cục thì bố mẹ cần lưu ý. Bởi lúc này, trẻ sẽ cố dùng sức để rặn, vô tình tạo áp lực lên thành hậu môn, từ đó tăng nguy cơ hình thành búi trĩ.
- Trẻ có thói quen đi vệ sinh lâu : Thường thì những đứa trẻ bị trĩ sẽ có thời gian đi vệ sinh lâu hơn bình thường bởi chúng gặp khó khăn khi đi ngoài và phải rặn lâu. Nếu cứ tiếp tục tình trạng này sẽ gây áp lực lớn cho thành hậu môn, cản trở quá trình tuần hoàn máu, giãn nở tĩnh mạch quá mức và sinh ra búi trĩ.
- Chảy máu khi đi đại tiện : Đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh trĩ ở trẻ em đặc biệt nghiêm trọng. Các tĩnh mạch trong hậu môn bị vỡ, dẫn đến hiện tượng xuất huyết. Chỉ cần chú ý quan sát thì bố mẹ sẽ thấy máu lẫn trong phân hoặc dính trên giấy vệ sinh.
- Dấu hiệu khác : Ngoài những dấu hiệu vừa kể trên, bố mẹ có thể nhận biết bệnh trĩ của con trẻ thông qua một số biểu hiện như: hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt, có chất nhầy chảy ra kèm theo mùi hôi rất khó chịu, chúng thường xuyên gãi ngứa hậu môn, né tránh việc đi vệ sinh,…
Cách điều trị bệnh trĩ ở trẻ em
Hiện nay, bệnh trĩ ở trẻ em có thể được điều trị bằng nhiều cách khác nhau, tùy vào mức độ nặng nhẹ và tình trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp. Một số cách điều trị bệnh trĩ ở trẻ em bao gồm:
1. Chăm sóc tại nhà
Đối với trường hợp trĩ cấp độ nhẹ, nếu phát hiện sớm thì bố mẹ có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà như:
- Tắm nước ấm và đặc biệt dùng nước ấm để lau vệ sinh hậu môn mỗi ngày. Lưu ý, không sử dụng thêm loại xà phòng tẩy rửa để tránh không khiến bệnh trở nên nghiêm trọng.
- Massage hậu môn cho bé một cách nhẹ nhàng, không dùng quá nhiều lực mạnh. Mỗi lần massage khoảng 10 phút và thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần cho đến khi bé đi vệ sinh được bình thường.
- Xông hơi hậu môn cho bé khoảng 1 – 2 lần/ ngày, mỗi lần 5 – 6 phút và làm liên tục trong khoảng 7 ngày. Hơi ấm của nước sẽ xoa dịu các cơn đau rát, khó chịu, giảm ngứa và hỗ trợ lưu thông máu, giảm áp lực lên thành tĩnh mạch trĩ.
- Chườm lạnh lên hậu môn của trẻ, dưới tác động của nhiệt lạnh thì các cơn đau nhức sẽ được giảm bớt.
- Tận dụng các loại thảo dược an toàn, lành tính để cải thiện bệnh trĩ ở trẻ em. Bằng cách xông, ngâm rửa hoặc giã nát đắp bã lá lên hậu môn của trẻ như là rau diếp cá, lá trầu không, cúc tần… Tuy nhiên, cách này thường không được khuyến khích bởi lẽ, nó chưa được kiểm chứng vệ tính hiệu quả cũng như là an toàn.
2. Điều trị bằng thuốc Tây
Bệnh trĩ ở trẻ em cũng được sử dụng thuốc để cải thiện nhanh các triệu chứng và thoát khỏi bệnh trĩ.
Điều trị bệnh trĩ ở trẻ em
Tuy nhiên, trẻ nhỏ không phải loại thuốc nào cũng sử dụng được nên bố mẹ cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ về loại thuốc sử dụng, liều dùng và cách dùng để tráng xảy ra những rủi ro ngoài ý muốn. Một số loại thuốc đặc trị thường được chỉ định như:
- Thuốc đặt hậu môn : Loại thuốc này thường chỉ định trong trường hợp trẻ bị trĩ nội. Thuốc đặt hậu môn có công dụng làm giảm nhanh các triệu chứng sưng, viêm, triêu trừ búi trĩ và tăng sức bền cho thành tĩnh mạch.
- Thuốc bôi : Đây là loại thuốc được ưu tiên nhiều nhất cho các trẻ nhỏ bởi nó ít gây ra tác dụng phụ. Thuốc bôi trĩ sẽ làm mềm hậu môn, giảm bớt triệu chứng sưng viêm, ngứa ngáy và kích thích làm teo búi trĩ.
- Thuốc kháng viêm không chứa steroid : Là loại thuốc có công dụng giảm đau hiệu quả có chứa thành phần corticoid.
Lưu ý: Bố mẹ cần tuân thủ liều dùng cho con theo sự chỉ định của bác sĩ để tránh xảy ra tác dụng phụ không mong muốn.
Thường thì khi chữa bệnh trĩ ở trẻ em bằng thuốc sẽ mất khoảng 7 ngày đến 2 tuần là bệnh sẽ giảm. Nhưng khi dùng thuốc dài ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm thì bố mẹ nên đưa con đến viện để bác sĩ can thiệp điều trị bằng các phương pháp thích hợp khác, tránh biến chứng xảy ra.
3. Can thiệp phẫu thuật
Đây là phương pháp điều trị bệnh lòi dom ở trẻ em cuối cùng khi mà những biện pháp điều trị trước đó không mang lại hiệu quả. Nhưng việc phấu thuật sẽ rất ít khi áp dụng điều trị bởi có thể sẽ gây ra các cơn đau đớn hơn cũng như là nguy cơ xảy ra biến chứng nặng hơn.
Phòng ngừa trẻ em bị trĩ
Bệnh trĩ có thể xảy ra ở mọi đối tượng, kể cả trẻ em. Vì thế, để phòng ngừa cho con trẻ thì bố mẹ cần điều chỉnh một số thói quen sinh hoạt, ăn uống như là:
- Luôn nhắc trẻ uống nước mỗi ngày, ít nhất 2.5 lít.
- Vệ sinh sạch sẽ hậu môn của con trẻ bằng nước ấm mỗi khi chúng đi vệ sinh xong.
- Hãy tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh vào khung giờ nhất định.
- Khuyến khích con trẻ vận động, không để chúng ngồi một chỗ quá lâu nhằm kích thích nhu động ruột làm việc khỏe hơn.
- Bổ sung nhiều chất xơ cho trẻ từ rau củ quả, trái cây, ngũ cốc,… để hỗ trợ quá tình tiêu hóa, ngăn chặn táo bón.
- Khi có dấu hiệu táo bón thì cần đưa trẻ đi khám và làm theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trẻ em bị trĩ cũng tương đối nghiêm trọng và phát triển nhanh không khác gì so với bệnh gặp ở người lớn. Vì thế, nếu trẻ có dấu hiệu bị lòi dom hay bị trĩ thì bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.
Mọi vấn đề thắc mắc của bố mẹ về bệnh trĩ ở trẻ em sẽ được đội ngũ y tế của Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ giải đáp tận tình cũng như là hỗ trợ ĐẶT HẸN đến khám và chữa bệnh, thông qua số Hotline {sodienthoai} hoặc để lại SDT trong khung chat bên cạnh nhé.