Các dấu hiệu bệnh trĩ ở trẻ em thường liên quan đến tình trạng táo bón kéo dài và nhiều vấn đề bất thường khác trong quá trình sinh hoạt. Nếu để diễn ra các dấu hiệu này lâu thì sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển khỏe mạnh của trẻ, vì vậy bố mẹ cần nhận biết để sớm có biện pháp can thiệp kịp thời.
Bệnh trĩ là hiện tượng các đám nối tĩnh mạch ở hậu môn – tràng trực bị tăng giãn quá mức khiến máu không thể lưu thông và ứ đọng, từ đó hình thành nên các búi trĩ.
Đây được xem là căn bệnh khá phổ biến trong đời sống, chủ yếu là xảy ra với người trưởng thành. Thế nhưng, bệnh trĩ vẫn rất có khả năng xảy ra với trẻ em, kể cả bé sơ sinh. Tuy nhiên thì tỷ lệ bệnh trĩ ở trẻ em rất thấp, rất hiếm khi gặp phải.
Cả người trưởng thành hay trẻ nhỏ khi gặp phải bệnh trĩ không chỉ phải chịu đựng các cơn đau mà còn bị tác động đến tâm lý cũng như chất lượng cuộc sống rất nhiều, khi không điều trị.
Dấu hiệu bệnh trĩ ở trẻ em
Thậm chí, bệnh trĩ còn gây biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, mất máu, thiếu máu,… ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ nhỏ. Dưới đây là 5 dấu hiệu bệnh trĩ ở trẻ em dễ nhận biết nhất:
Táo bón ở trẻ em là một trong số dấu hiệu bệnh trĩ ở trẻ em thường gặp. Việc đi đại tiện đều đặn được xem là tiêu chí đánh giá hoạt động của những cơ quan tiêu hóa trong cơ thể.
Nếu như trong 5 ngày đến 1 tuần mà trẻ không đi nặng, phân bị vón cục thì chính xác là hệ tiêu hóa có gặp vấn đề, điển hình nhất là táo bón. Tình trạng này kéo dài, sẽ khiến phân bị ùn ứ, đóng cục lại và tạo áp lực cho thành hậu môn. Điều này sẽ khiến các búi trĩ xuất hiện.
Khi mắc bệnh trĩ, cản phản ứng của bé tương tự như ở người lớn. Đặc biệt, trong trường hợp táo bón, trẻ thường dùng sức nhiều để rặn cho phân ra ngoài.
Tuy nhiên, do phần da của trẻ vốn rất mỏng, khi phân khô cứng ra ngoài vô tình gây tổn thương lên thành mạch hậu môn.
Vì vậy, lúc phân đi ra ngoài thường kèm theo máu. Hoặc cũng có trường hợp, bé không đi ngoài được nhưng vẫn thấy máu ở hậu môn. Dấu hiệu bệnh trĩ ở trẻ em như này càng thể hiện rõ hơn khi bố mẹ dùng giấy vệ sinh để lau hậu môn bé thì sẽ thấy dính một ít máu.
Với các bé lớn thì việc xác định các biểu hiện của bệnh trĩ này khá dễ dàng. Nhưng với các bé còn nhỏ, chưa có khả năng biểu đạt thì bố mẹ càng cần phải dựa trên các dấu hiệu bất thường để xác định bệnh trĩ.
Trẻ khóc và sợ đi đại tiện
Khi hậu môn đã có sự xuất hiện của các búi trĩ thì phân đi ra ngoài sẽ ma sát với búi trĩ này. Từ đó gây ra những cơn đau rát rất dữ dội, thậm chí là chảy máu.
Hiện tượng này sẽ khiến trẻ cảm thấy sợ hãi và quấy khóc khi đi vệ sinh. Ngoài ra, nếu trẻ bị mất máu quá nhiều còn có dấu hiệu mệt mỏi và khó chịu trong người.
Nếu bé nhà mình có những biểu hiện này thì khả năng cao là mắc phải bệnh trĩ. Lúc này, bố mẹ cần có biện pháp can thiệp kịp thời cho con.
Đây cũng là một trong 5 dấu hiệu bệnh trĩ ở trẻ em mà bố mẹ cần lưu ý. Bình thường, trẻ chỉ đi vệ sinh trong thời gian ngắn, nhưng đột nhiên gần đây, lại đi rất lâu.
Đồng thời, khuôn mặt của bé nhăn nhó, khó chịu, thậm chí gào khóc khi đi đại tiện. Điều này chứng tỏ bé đang gặp vấn đề khó chịu nào đó ở hậu môn, bố mẹ cần tìm cơ hội để hỏi xem con không thoải mái ở chỗ nào và nguyên nhân khiến con đi vệ sinh lâu như vậy, từ đó có cách đối phó hiệu quả nhất.
Những biểu hiện bất thường ở hậu môn của trẻ cũng phản ánh rất rõ ràng về bệnh trĩ. Đó là:
Hầu hết những trường hợp trẻ mắc bệnh trĩ là do quá trình tăng áp lực lên thành mạch hậu môn. Bên cạnh đó, còn có những nguyên nhân khác cũng được cho là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ, bao gồm:
Hậu môn của trẻ có những hiện tượng bất thường khi mắc bệnh trĩ
Một số trẻ có thể mắc bệnh do bẩm sinh, tức là bệnh trĩ xuất hiện ngay sau sinh được vài ngày. Trường hợp này có thể liên qua đến các vấn đề di truyền về tĩnh mạch.
>>> Xem thêm: Bệnh trĩ có di truyền hay không
Khả năng chịu đựng của trẻ không tốt như người trưởng thành, vì vậy mà bệnh trĩ sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phát triển của chúng. Do đó, việc điều trị cần được tiến hành cho trẻ càng sớm càng tốt. Quan trọng là phải tuân theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
Thông thường, bệnh trĩ ở trẻ sẽ được điều trị tại nhà bằng những biện pháp thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt. Bên cạnh đó, còn có những loại thuốc kháng sinh và thủ thuật ngoại khoa nhưng gần như không được bác sĩ ưu tiên chỉ định nhằm tránh xảy ra biến chứng ngoài ý muốn cho trẻ quá nhỏ.
Nếu bệnh trĩ không quá nặng nề, bác sĩ sẽ hướng dẫn phụ huynh một số cách chăm sóc tại nhà cho bé. Cụ thể như sau:
Việc điều trị sẽ được bác sĩ tiến hành dựa trên độ tuổi, tình trạng sức khỏe, khả năng chịu đau, tiền sử bệnh lý của trẻ cũng như điều kiện của bố mẹ.
>>> Xem thêm: Để biết bệnh trĩ ở trẻ em nguy hiểm như thế nào
Theo đó, để hỗ trợ cho việc điều trị hiệu quả thì bố mẹ cần tuân thủ những chỉ định của bác sĩ bằng cách dùng thuốc đúng liều lượng và tái khám đúng hẹn. Một số loại thuốc có thể được chỉ định cho trẻ như:
Trường hợp bệnh nghiêm trọng hơn thì bác sĩ có thể đề xuất phẫu thuật để cải thiện các dấu hiệu bệnh trĩ ở trẻ em gây khó chịu cho chúng, đặc biệt là các bệnh liến quan đến tĩnh mạch di truyền. Tuy nhiên, đa phần các trường hợp bệnh trĩ ở trẻ nhỏ thì không cần can thiệp phẫu thuật.
Để phòng ngừa bệnh trĩ cho trẻ thì bố mẹ có thể thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng cho con trẻ. Cụ thể:
Trên đây là những chia sẻ của các bác sĩ Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ về dấu hiệu bệnh trĩ ở trẻ em và cách điều trị mà bố mẹ có thể tham khảo. Nếu bố mẹ còn thắc mắc nào liên quan đến bệnh trĩ, xin vui lòng hãy gọi đến Hotline {sodienthoai} hoặc nhắn tin qua cửa sổ chat để được chúng tôi giải đáp nhanh chóng.