Nhau thai bám thấp có ảnh hưởng đến mẹ bầu? Bởi đây có thể là tình trạng không mong muốn nhưng nó vẫn có thể xảy ra ở bất kỳ một cánh sản phụ nào. Vì vậy, không để quý độc giả chờ đợi lâu, hãy cùng tham khảo các thông tin bổ ích dưới đây nhằm có thêm kiến thức bổ ích, giúp bảo vệ thai kỳ tốt hơn.
Nhau thai là bộ phần có vai trò quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng cần thiết để thai nhi phát triển. Thông thường nhau thai thường bám ở mặt trước, mặt sau hoặc đáy tử cung. Tuy nhiên trong một số trường hợp, nhau thai bám thấp ở gần lỗ trong cổ tử cung. Trên siêu âm, khoảng cách này được đưa ra là dưới 2cm từ mép bánh nhau đến lỗ trong cổ tử cung, đây cũng chính là tiêu chuẩn chẩn đoán nhau tiền đạo trên siêu âm.
Theo các bác sĩ chuyên khoa tại Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ cho biết khi tuổi thai còn nhỏ, nhau bám thấp có thể tự hết khi thai nhi phát triển dần lên và tử cung của người mẹ phát triển về phía đáy thì bánh nhau có thể được đẩy lên cao hơn. Vì vậy nhau bám thấp nói riêng hay nhau tiền đạo nói chung được chẩn đoán khi tuổi thai ở tuần thứ 28 trở đi.
Nhau bám thấp có thể khiến mẹ bầu và thai nhi đối mặt với những biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng đặc biệt là tình trạng băng huyết trong thai kỳ và khi chuyển dạ sinh con.
Đối với mẹ bầu
Mẹ bầu khi bị nhau thai bám thấp sẽ đối diện với nguy cơ chảy máu nhiều lần trong suốt thai kỳ, tình trạng này nếu kéo dài sẽ dẫn đến việc thiếu máu và dễ sinh non ở thai phụ. Đoạn dưới của tử cung vì thiếu cơ thắt nên thường xuyên xảy ra việc xuất huyết sau sinh, sản phụ sốc do mất máu nhiều và nguy hiểm đến tính mạng.
Trường hợp nhau bám gần ở cổ tử cung, sau khi sinh con nhau thai được bóc tách khiến cho phần cổ tử cung bị hở dễ bị các vi khuẩn có hại xâm nhập và gây ra tình trạng nhiễm trùng. Trường hợp bánh nhau cài chặt vào trong cơ tử cung và không thể tách khỏi lớp niêm mạc có thể có chỉ định cắt bỏ tử cung.
Với thai nhi
Vì nhau bám thấp gây nên tình trạng mất máu với mẹ bầu vì vậy thai nhi có thể bị suy dinh dưỡng, suy thai. Trong một số trường hợp mẹ bầu mất máu quá nhiều buộc phải chỉ định mổ lấy thai sớm để đảm bảo an toàn cho mẹ vì vậy với trường hợp mẹ bầu có nhau thai bám thấp thường có nguy cơ sinh non, em bé sinh non có thể đối mặt với nguy cơ bị suy hô hấp, sức khỏe yếu.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho răng bánh rau bám thấp là một trong những nguyên nhân khiến cho ngôi thai không thuận, thai nhi khó xoay đầu xuống vị trí thuận nên thường dẫn đến khó sinh.
Khi được chẩn đoán bị nhau bám thấp, mẹ bầu cần phối hợp thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tùy theo mức độ ra huyết và sự phát triển của thai nhi, bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp.
Trường hợp không chảy máu hoặc lượng máu ít
Với những sản phụ có nhau bám thấp nhưng xuất huyết âm đạo ít hoặc không có, bác sĩ sẽ đề nghị mẹ nghỉ ngơi tại nhà, hạn chế vận động, chỉ đứng và ngồi khi cần thiết. Bên cạnh đó tránh các hoạt động thể chất mạnh, kiêng quan hệ tình dục, theo dõi tình trạng xuất huyết thường xuyên. Nếu ra máu nhiều cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám. Khi chuyển dạ nếu không chảy máu hoặc chảy máu ít có thể theo dõi đẻ đường dưới âm đạo, khi cổ tử cung mở có thể bấm ối sớm để hạn chế chảy máu.
Trường hợp chảy máu nặng
Mẹ bầu nếu chảy máu nặng sẽ được đề nghị nhập viện theo dõi, tùy theo lượng máu bị mất bác sĩ sẽ có chỉ định truyền máu hoặc dùng thêm thuốc để ngăn chuyển dạ sớm.
Với thai nhi tử 36 tuần tuổi và mẹ bị chảy máu nặng, bác sĩ sẽ chỉ định chấm dứt thai kỳ sớm và mổ lấy thai để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Trong một số trường hợp sinh sớm, bé có thể phải tiêm mũi trưởng thành phôi.
Chảy máu mất kiểm soát
Với trường hợp này bác sĩ sẽ chỉ định chấm dứt thai kỳ và mổ khẩn cấp.
Với những thông tin như đã nêu trên về Nhau thai bám thấp có ảnh hưởng đến mẹ bầu? Để đặt lịch khám và chữa trị tình trạng tinh trùng yếu cùng các chuyên gia đầu ngành tại Đa Khoa Phượng Đỏ quý khách vui lòng liên hệ: 0225 8831 239.
Báo chí nói về chúng tôi:
https://thanhnien.vn/chi-phi-kham-chua-benh-phong-kham-phuong-do-tai-hai-phong-post1477185.html