Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại và biện pháp phòng tránh
Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại thường đến từ những thói quen sinh hoạt hằng ngày và việc tìm hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp người bệnh dễ dàng phòng ngừa được nguy cơ mắc bệnh cũng như sớm điều trị. Vì vậy, hãy cùng với các chuyên gia của Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại
Trĩ ngoại là tình trạng búi trĩ hình thành dưới đường lược hậu môn, Với bệnh ở giai đoạn đầu thì thường rất dễ phát hiện qua các dấu hiệu cơ bản như búi trĩ sa ra ngoài không thể đưa trở lại vào bên trong hậu môn gây ngứa ngáy, khó chịu, đau rát và làm ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt của người bệnh.
Tuy nhiên, nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại thường đến từ những thói quen trong quá trình sinh hoạt và việc tìm hiểu các nguyên nhân này sẽ giúp người bệnh dễ dàng phòng tránh nguy cơ mắc bệnh cũng như sớm có động thái điều trị.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại
Một số nguyên nhân bị trĩ ngoại có thể kể đến như:
- Táo bón kéo dài: Người bị táo bón, khi đi nặng thường rất khó khăn và phải rặn rất nhiều mới đẩy được phân ra ngoài, từ đó khiến các cơ và tĩnh mạch quanh hậu môn bị giãn ra và gây nên búi trĩ. Chưa kể, những khối phân cứng còn khiến đường hậu môn bị tổn thương, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm.
- Lười vận động, ngồi một chỗ lâu: Với những người có tính chất công việc buộc phải ngồi một chỗ lâu, không vận động nhiều thì thường có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn. Bởi khi đó sẽ tạo áp lực lên hậu môn khiến cho các sợi tĩnh mạch dần tạo nên búi trĩ.
- Ăn uống không khoa học: Ăn quá nhiều đạm, đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh hoặc nhiều dầu mỡ, ít rau xanh, đặc biệt là ít uống nước sẽ làm tăng nguy cơ bị táo bón, bào mòn thành hậu môn và tạo ra búi trĩ, từ đó trở thành nguyên nhân trĩ ngoại.
- Uống nhiều rượu bia: Khi cơ thể uống nhiều rượu bia sẽ trở nên bị mất nước, làm rối loạn các hoạt động của hệ tiêu hóa, từ đó gia tăng nguy cơ bị táo bón. Lâu ngày cũng sẽ khiến cho các đám nối tĩnh mạch hậu môn bị giãn ra, hình thành nên búi trĩ.
- Không vệ sinh sạch sẽ hậu môn: Vốn dĩ đây là nơi đưa chất thải của cơ thể ra ngoài nên sau mỗi lần đi vệ sinh thì hậu môn không được vệ sinh sạch sẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công gây bệnh dẫn đến bệnh trĩ.
- Đi vệ sinh không đúng cách: Nhiều người hay có thói quen đi vệ sinh là xem điện thoại, chơi game, đọc báo… nhưng không biết đây chính là nguyên nhân gây trĩ ngoại. Vì khi ngồi lâu trên bồn cầu sẽ gây sức ép lên tĩnh mạch hậu môn khiến chúng phình to ra và tạo nên búi trĩ.
- Phụ nữ sau sinh hoặc đang mang thai: Phụ nữ mang thai thường phải chịu áp lực rất lớn từ ổ bụng, điều này cũng khiến cho hệ thống tĩnh mạch hậu môn thường xuyên bị căng giãn. Hơn nữa, khi sinh thường, quá trình rặn đẻ cũng gia tăng thêm áp lực khiến cho búi trĩ càng dễ sa ra ngoài. Do đó, phụ nữ sau sinh và đang có thai là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh trĩ rất cao.
- Tuổi tác: Người càng có tuổi thì các chức năng bài tiết, co bóp và hấp thu của ruột sẽ càng yếu đi, gây rối loạn đại tiện, co thắt hậu môn, trương lực cơ trơn đại tràng và dây chằng cũng suy giảm. Điều này khiến cho hệ thống tĩnh mạch hậu môn bị yếu dần dẫn đến bệnh trĩ.
- Hội chứng ruột kích thích: Hội chứng này xuất hiện các cơn đau quặn bụng dữ dội, thường xuyên mắc đi đại tiện và phải rặn nhiều hơn. Vì vậy, nguy cơ giãn nở tĩnh mạch hậu môn cao hơn, làm tăng tỷ lệ mắc bệnh trĩ.
- Tăng áp lực khoang bụng: Do các bệnh lý như suy tim, viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản… tạo áp lực lên tĩnh mạch hậu môn, đặc biệt là trong lòng ống hậu môn khiến bệnh nhân dễ bị trĩ ngoại.
Ngoài ra còn có nhiều yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ bị trĩ ngoại như béo phì, tâm lý mệt mỏi kéo dài, quan hệ qua đường hậu môn…
Đối tượng có nguy cơ bị trĩ ngoại
Bệnh trĩ ngoại có thể xảy ra với nhiều lứa tuổi và giới tính khác nhau nhưng phổ biến nhất là độ tuổi 18 – 60 tuổi, trong đó nữ giới có tỷ lệ mắc cao hơn nam giới. Đặc biệt là những trường hợp sau:
Nguyên nhân bị trĩ ngoại
- Nhân viên văn phòng.
- Tài xế lái xe.
- Người làm việc nặng nhọc.
- Phụ nữ có thai và sau khi sinh.
- Người thường xuyên bị táo bón hoặc tiêu chảy.
Do bệnh diễn ra ở nơi nhạy cảm nên người bệnh có xu hướng chịu đựng hoặc tự mua thuốc chữa trị. Tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan trong việc điều trị kịp thời, bởi điều này có thể dẫn đến hậu quả nhiễm trùng, tắc mạch, thiếu máu… thậm chí ung thư hậu môn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí là tính mạng người bệnh.
Do đó, việc thăm khám và điều trị ngay lúc này là rất quan trọng. Điều trị bệnh trĩ ngoại ở giai đoạn nhẹ sẽ không mất quá nhiều thời gian mà còn tiết kiệm chi phí và giảm bớt nguy cơ xảy ra biến chứng hay tái phát.
Biện pháp phòng tránh bệnh trĩ ngoại
Như vậy, có thể thấy nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại chủ yếu là đến từ thói quen sinh hoạt thường ngày. Vì vậy, mỗi người bệnh đều có biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ nói chung và trĩ ngoại nói riêng. Những biện pháp đó bao gồm:
Phòng tránh bệnh trĩ ngoại
- Tập ăn nhiều rau xanh và các thực phẩm giàu chất xơ như bí đỏ, súp lơ, rau cải, cà rốt, khoai tây…
- Bổ sung thực phẩm giàu collagen như cá hồi, cá ngừ, rong biển để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, phòng ngừa táo bón. Nhất là phụ nữ có thai thì càng phải chú ý hơn trong việc ăn uống.
- Hạn chế ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ chất béo, tránh lạm dụng rượu bia, thuốc lá…
- Uống ít nhất 2 lít nước/ ngày để hạn chế tình trạng táo bón. Bên cạnh uống nước lọc thì có thể bổ sung thêm nước ép hoa quả, rau củ để bổ sung chất xơ.
- Hạn chế ngồi lâu một chỗ, khi ngồi được 1 giờ thì nên đứng dậy đi lại 5 – 10 phút.
- Chọn gối ngồi khoét lỗ khi lái xe đường dài.
- Không đi vệ sinh quá lâu và nên đi ngay khi cảm thấy “buồn”.
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, dùng giấy mềm để lau và hạn chế chà xát mạnh gây trầy xước.
- Mồi ngày cần vệ sinh hậu môn và bộ phận sinh dục sạch sẽ.
- Hạn chế vận động mạnh, khiêng vác vật quá nặng.
- Tập thể dục mỗi ngày ít nhất 30 phút để kích thích nhu động ruột, tăng tuần hoàn máu, tránh áp lực dồn nén lên hậu môn.
- Hạn chế mặc quần lót chật chội, chất liệu thô cứng gây ma sát cho hậu môn.
- Chủ động thăm khám và điều trị sớm khi thấy dấu hiệu bệnh trĩ ngoại.
- Đối với người đã phẫu thuật cắt búi trĩ ngoại cần phải lưu ý đến các biện pháp phòng ngừa trên. Bởi nếu không, bệnh sẽ có nguy cơ tái phát rất cao.
Hiện nay, Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ hội tụ đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm cùng hệ thống máy móc thiết bị và phương pháp điều trị hiện đại, dần trở thành một địa chỉ khám chữa bệnh trĩ uy tín, được đông đảo bệnh nhân tin chọn.
Mọi thông tin đăng ký khám chữa bệnh hoặc giải đáp thắc mắc về nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại, bạn đọc có thể liên hệ qua Hotline {sodienthoai} hoặc nhắn tin trực tiếp tại đây để được hỗ trợ.