Bao Quy Đầu

Dài bao quy đầu

Hẹp bao quy đầu

Bệnh lý tinh hoàn

Đau tinh hoàn

Yếu sinh lý

Liệt Dương

Rối loạn cương dương

Bệnh tuyến tiền liệt

Thẩm mỹ dương vật

Kéo dài dương vật

Viêm nhiễm nam khoa

Viêm đường tiết niệu

Viêm niệu đạo nam giới

Viêm bàng quang

Tiểu buốt tiểu rắt

Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Rối loạn xuất tinh

Xuất tinh sớm

Xuất tinh ra máu

Viêm bao quy đầu

Cắt bao quy đầu

Địa Chỉ Khám Bệnh

Bệnh kinh nguyệt

Kinh Nguyệt Không Đều

Bệnh tử cung

Viêm cổ tử cung

Thẩm mỹ phụ khoa

Vá màng trinh

Thu hẹp âm đạo

Viêm nhiễm phụ khoa

Viêm vùng chậu

Khí hư bất thường

Viêm đường tiết niệu ở nữ giới

Viêm âm đạo

Viêm phần phụ

Địa Chỉ Khám Bệnh

Bệnh sùi mào gà

Bệnh lậu

Bệnh giang mai

Mụn rộp sinh dục

Hạ Cam

Bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ ngoại

Trĩ hỗn hợp

Apxe hậu môn

Polyp hậu môn

Rò hậu môn

Nứt kẽ hậu môn

Nạo hút thai

Phá thai bằng thuốc

Hậu môn nổi mụn nước là bị làm sao? Cách xử lý thế nào?

  Hậu môn nổi mụn nước có thể gây tình trạng nhiễm trùng và nhiều biến chứng nghiêm trọng khác. Chính vì thế, bài viết hôm nay, Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ sẽ chia sẻ một số thông tin để bệnh nhân có thể tìm hiểu cặn kẽ. Từ đó, bạn sẽ có biện pháp can thiệp xử lý kịp thời. Mời bạn tham khảo.

Hậu môn nổi mụn nước là bị làm sao?

  Hậu môn được xem là một cánh cửa mở ra của hệ thống tiêu hóa với vai trò chính là đào thải phân ra ngoài cơ thể. Do đó, cơ quan này hằng ngày đều tiếp xúc với chất cặn bã có nhiều vi khuẩn, virus.

  Nếu như không đảm bảo vấn đề vệ sinh ở vùng da hậu môn thì chúng ta có thể đối diện với những vấn đề nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, sưng viêm,… Trong đó hậu môn nổi mụn nước là triệu chứng xảy ra phổ biến nhất.

  Hậu môn nổi mụn nước có thể khởi phát từ nhiều bệnh lý khác nhau, việc nắm rõ từng bệnh lý sẽ giúp cho quá trình điều trị dễ dàng và nhanh chóng đạt hiệu quả hơn. Một số bệnh lý khiến hậu môn nổi mụn nước có thể kể đến như:

1. Hậu môn nổi mụn thịt do mụn nhọt

  Mụn nhọt là một chiếc túi da nhỏ bị bít tắc do quá trình tích tụ tế bào chết và bã nhờn. Nếu mụn nhọt có dấu hiệu nhiễm trùng thì nó có thể dẫn đến ápxe, u nang gây ra các cơn đau khó chịu cho người bệnh.

Hậu môn nổi mụn nước là bị làm sao?

  Mụn nhọt và u nang ở hậu môn thường xuất hiện ở gần đỉnh mông, thay vì ở quanh miệng hậu môn. Tình trạng này nó khiến cho bệnh nhân cảm thấy khó khăn khi ngồi, đi đại tiện hay mặc quần áo.

  >>> Xem thêm: Mọc nhiều mụn nhọt ở mông phải làm sao?

2. Hậu môn nổi mụn nước cảnh báo bệnh trĩ

  Bệnh trĩ khởi phát từ tình trạng tăng giãn quá mức các thành mạch máu ở hậu môn, từ đó tạo nên các búi trĩ. Đây là bệnh lý rất phổ biến từ trước đến nay với dấu hiệu nhận biết là:

  • Đũng quần của bệnh nhân luôn ẩm ướt do quá trình tăng tiết dịch nhầy ở hậu môn.
  • Hậu môn có hiện tượng ngứa ngáy, châm chích.
  • Khi bị kích thích quá mức có thể dẫn đến hậu môn nổi mụn nước, đau rát gần lỗ hậu môn.
  • Rỏ rỉ phân, dính máu trên giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phân.

  Một khi búi trĩ đã xuất hiện mà bệnh nhân không đảm bảo vấn đề vệ sinh sẽ rất dễ bị nhiễm trùng, hoại tử búi trĩ và thậm chí là hình thành khối u ác tính (ung thư hậu môn) vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe.

3. Nổi mụn nước ở hâu môn cảnh báo ápxe hậu môn

  Ápxe hậu môn là một dạng nhiễm trùng ở hậu môn, tạo nên những ổ ápxe chứa dịch mủ sâu trong lớp biểu bì. Tình trạng bị apxe khiến vùng hậu môn bị sưng và đau nhói liên tục.

  Triệu chứng càng nặng thêm khi bệnh nhân cử động, hắt hơi, ho, đi đại tiện hoặc ngồi 1 chỗ quá lâu. Nhiều trường hợp còn có dấu hiệu mệt mỏi, nóng sốt, chảy dịch ở trực tràng,…

  Thông thường, hậu môn nổi mụn nước có thể tự khỏi nhưng nếu nó hình thành sâu bên dưới lớp da, có dấu hiện mưng mủ thì có nguy cơ phát triển thành ổ apxe là rất cao.

4. Hậu môn nổi mụn nước cảnh báo bệnh nứt kẽ hậu môn

  Nứt kẽ hậu môn là tình trạng xuất các vết rách niêm mạc ở thành hậu môn do quá trình vệ sinh sai cách. Trường hợp, nứt kẽ hậu môn cấp tính thì vết nứt chỉ nhỏ, nông và sẽ nhanh chóng hồi phục nếu can thiệp xử lý sớm.

Hậu môn nổi mụn nước cảnh báo căn bệnh nứt kẽ hậu môn

  Nhưng nếu là vết rách mãn tính thì có nguy cơ nổi mụn mưng mủ dưới da, sau đó lan đến cơ thắt hậu môn, khiến bệnh nhân đau đớn khi đi vệ sinh, thậm chí chảy máu tươi và đau nhức kéo dài.

5. Nổi mụn nước quanh hậu môn cảnh báo bệnh mụn rộp sinh dục

  Mụn rộp sinh dục là căn bệnh do virus HPV gây nên. Không chỉ xuất hiện ở bộ phận sinh dục, mà nó còn có thể là ở vùng hậu môn nếu bệnh nhân phát sinh quan hệ tình dục qua đường hậu môn.

  Ban đầu chúng sẽ hình thành các hạt mụn cúc siêu nhỏ, sau đó phát triển lớn dần và bao phủ gần hết lỗ hậu môn. Thông thường thì những hạt mụn rộp này không gây đau đớn hoặc khó chịu.

  >>> Có thể bạn quan tâm: Herpes hậu môn: Triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

  Nhưng nếu phát triển lớn thì có thể gây ngứa ngáy, rỉ dịch hoặc chảy máu ở hậu môn. Nếu mụn cóc bao phủ hậu môn thì người bệnh có thể có cảm giác như hậu môn xuất hiện khối u cứng.

6. Ung thư hậu môn - Cảnh báo bị nổi mụn nước ở hậu môn

  Khi hậu môn nổi mụn nước mà không rõ nguyên nhân thì đâu rất có thể là dấu hiệu của ung thư. Quá trình tăng sinh tế bào và phát triển một cách quá mức sẽ hình thành khối u, có thể lành tính hoặc ác tính.

  Trong đó, ung thư hậu môn là những khối u có tính chất ác tính. Những dấu hiệu cảnh báo ung thư đó là:

  • Đau hậu môn.
  • Chảy máu ở hậu môn.
  • Khó khăn khi đi vệ sinh như táo bón, mót rặn nhiều,…
  • Hậu môn tiết dịch nhiều, đến mức ướt cả đũng quần,…

7. Nổi mụn nước ở gần hậu môn cảnh báo bệnh u mềm lây

  U mềm lây là một trong những bệnh nhiễm trùng ngoài da có thể khiến hậu môn nổi mụn nước. Thường thì chúng là lành tính, không gây đau đớn, tự biến mất mà không cần điều trị và hiếm khi để lại sẹo xấu. Một vài trường hợp thì bệnh có thể kéo 2 tháng – 4 năm.

U mềm lây hậu môn

  Như vậy, vùng da hậu môn vốn là nơi vô cùng nhạy cảm nên rất dễ phát sinh các tình trạng bệnh lý khác nhau. Do đó, khi thấy hậu môn nổi mụn nước thì bệnh nhân không nên chủ quan và bỏ qua.

  Cần phải chú ý theo dõi các triệu chứng xảy ra để thông báo với bác sĩ chuyên môn nhằm có biện pháp can thiệp xử lý hiệu quả, an toàn nhất.

Nguyên nhân vì sao hậu môn nổi mụn nước?

  Nguyên nhân hậu môn nổi mụn nước rất đa dạng, có thể đến từ vấn đề vệ sinh hoặc quan hệ tình dục không an toàn,…

  Tuy nhiên, việc xác định nguyên nhân cụ thể sẽ giúp cho việc điều trị đúng đắn, tránh gây vỡ mụn, dẫn đến nhiễm trùng và biến chứng nặng. Sau đây là những nguyên nhân khiến hậu môn nổi mụn nước thường gặp:

  • Yếu tố di truyền.
  • Mồ hôi tiết ra quá nhiều, độ ẩm giữ lại khiến vùng da hậu môn bị kích ứng dẫn đến mụn.
  • Nhiễm vi khuẩn, virus trong quá trình sinh hoạt hay quan hệ tình dục qua đường hậu môn.
  • Hàm lượng hormone thay đổi khi cơ thể bắt đầu thời gian dậy thì, mang thai, stress hoặc đến chu kỳ kinh nguyệt,…
  • Mặc quần áo bó sát, chật chội, không thấm hút mồ hôi.
  • Không vệ sinh sạch sẽ hậu môn và vệ sinh sai cách sau khi đi vệ sinh hay quan hệ.
  • Thường xuyên tiêu thụ thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đường, sữa,…

Cách xử lý nổi mụn nước ở hâu môn thế nào?

  Hậu môn nổi mụn nước có thể đơn giản chỉ là nốt mụn bình thường hoặc là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm nào đó. Tốt hơn hết là khi thấy có dấu hiệu bất thường thì nên đến cơ sở chuyên khoa để bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán rõ ràng nhằm có phương án khắc phục hợp lý nhất.

1. Cách xử lý tại nhà

  Nếu nổi mụn nước ở gần hậu môn không có vấn đề gì nguy hiểm thì bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân một số cách chăm sóc tại nhà. Chẳng hạn như:

Cách xử lý nổi mụn nước ở hâu môn

  • Thường xuyên vệ sinh hậu môn sau mỗi lần đi vệ sinh. Sau khi rửa bằng nước sạch sẽ thì dùng khăn mềm để lau kỹ hậu môn.
  • Có thể ngâm hậu môn trong nước ấm 2 lần/ ngày.
  • Chọn chiếc quần mềm mại, có khả năng thấm hút tốt, thoáng mái và vừa vặn.
  • Không mặc quần áo ướt. Sau khi đi bơi hoặc vô tình bị ướt thì nên thay ngay lập tức.

  Nhìn chung, các biện pháp chăm sóc này, nếu thực hiện đúng cách thì các hạt mụn nước sẽ nhanh chóng cải thiện. Tuy nhiên, người bệnh không nên nặn hay cố tình phá vỡ mụn khi chưa có ý kiến của bác sĩ chuyên môn. Nếu chúng không có dấu hiệu cải thiện thì nên đến cơ sở y tế uy tín để được tư vấn điều trị.

2. Dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ

  Cũng có một vài loại thuốc điều trị hậu môn nổi mụn nước không kê đơn nhưng bệnh nhân không nên tùy tiện sử dụng khi chưa có sự chỉ định cụ thể từ bác sĩ. Vì có nhiều loại có khả năng gây tác dụng phụ nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  Sau đây là một vài loại thuốc có thể được bác sĩ chỉ định:

  • Retinoids: Được chiết xuất từ vitamin A, bao gồm Soriatane. Loại thuốc này thường được chỉ định bằng đường uống để điều trị hậu môn nổi mụn nước. Ngoài ra, cũng được chỉ định cho các trường hợp bệnh ngoài da như vảy nến.
  • Benzoyl peroxide: Có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Được điều chế dưới dạng thuốc mỡ hoặc kem bôi ngoài da. Bệnh nhân cần tham khảo với bác sĩ về tác dụng phụ và độ an toàn của thuốc trong quá trình sử dụng.
  • Axit salicylic: Được điều chế dưới nhiều dạng như xà phòng, kem, miếng lót hậu môn, thuốc mỡ,... Loại thuốc này thường chỉ định trong trường hợp bị mụn trứng cá, mụn cóc hay vảy nến và bệnh ngoài da khác,...

  Hiện nay, Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ đã và đang hỗ trợ điều trị hậu môn nổi mụn nước bằng liệu pháp đông tây y kết hợp. Mục đích của phương pháp này chính là giảm bớt nguy cơ thiếu máu do bị mất máu, tiêu viêm, giảm đau, ngăn ngừa nguy cơ tái phát, xảy ra ít biến và không làm ảnh hưởng đến các tế bào lành tính,…

  Kết luận, hậu môn nổi mụn nước thường sẽ có khả năng tự khỏi sau khi thực hiện các phương pháp chăm sóc tại nhà. Nhưng nếu tình trạng này vẫn diễn ra, thậm chí mức độ còn nghiêm trọng hơn thì hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa, đơn cử như Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ để được hỗ trợ điều trị hiệu quả nhé.

  Mọi vấn đề thắc mắc liên quan đến tình trạng hậu môn nổi mụn nước, xin vui lòng hãy gọi vào Hotline {sodienthoai} hoặc nhắn tin qua cửa sổ chat để được giải đáp cụ thể.