Bàng quang bị đau là bệnh gì? Bàng quang thường được gọi bọng đái, bóng đái là cơ quan chứa nước tiểu và đưa nước tiểu ra ngoài. Không may mắc bệnh bàng quang sẽ ảnh hưởng đến quá trình đào thải nước tiểu ra khỏi cơ thể. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin bổ ích về bệnh bàng quang.
Các bệnh liên quan đến đường bàng quang sẽ làm ảnh hưởng lớn đến cơ quan chứa nước tiểu, đưa nước tiểu ra khỏi cơ thể khiến người bệnh chịu đau đớn nặng nề, khó chịu và gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng.
Những bệnh bàng quang thường gặp: viêm bàng quang cấp, mãn tính, sỏi bàng quang, bàng quang thần kinh, ung thư bàng quang,...
Bệnh bàng quang biểu hiện qua từng bệnh cụ thể như:
Viêm bàng quang cấp tính
Giai đoạn cấp tính của bệnh viêm bàng quang là một trong những bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu phổ biến nhất hiện nay. Viêm bàng quang là hiện tượng bàng quang bị nhiễm khuẩn do các loại vi khuẩn gây hại xâm nhập vào cơ thể làm tổn thương đến niêm mạc bàng quang.
Người mắc phải viêm bàng quang cấp tính sẽ xuất hiện những biểu hiện bất thường sau:
Tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu rắt, thậm chí cơn đau còn kéo dài.
Đau rát dọc niệu đạo, đau bóng đái.
Nước tiểu màu vàng đục, đôi lúc có lẫn máu trong nước tiểu.
Đau tức vùng bụng dưới, vùng xương chậu, đau lưng.
Ngoài ra, còn xuất hiện thêm các dấu biểu hiện như: da vẻ xanh xao, ốm yếu, sốt nhẹ, mệt mỏi,...
Viêm bàng quang mãn tính
Viêm bàng quang cấp tính không sớm điều trị sẽ chuyển sang giai đoạn nặng hơn viêm bàng quang mãn tính.
Biểu hiện của viêm bàng quang mãn tính tương tự như giai đoạn cấp tính nhưng tình trạng nặng hơn, âm ỉ, dai dẳng hơn.
Sỏi bàng quang
Hiện nay tỷ lệ người mắc sỏi bàng quang khá cao và đa dạng như: sỏi từ thận, niệu quản hoặc cả hai rơi xuống bàng quang. Nếu là sỏi nhỏ thì nó có thể tự đào thải ra bên ngoài. Nhưng nếu sỏi lớn hơn, chúng sẽ nằm lại ở bàng quang và các cặn sỏi trong bàng quang sẽ tiếp tục bám lại và to dần lên.
Bàng quang bị đau là bệnh gì?
Dấu hiệu nhận biết sỏi bàng quang sẽ bao gồm:
Tiểu nhiều lần trong ngày và lượng nước tiểu rất ít.
Quá trình tiểu khó khăn và đau dữ dội ở vùng hạ vị, đau bàng quang, dương vật. Chỉ khi thay đổi tư thế thì mới có thể tiểu tiếp tục.
Tiểu buốt, tiểu rắt và đôi khi còn tiểu ra máu,...
Bàng quang thần kinh
Bàng quang thần kinh gây mất chức năng của bàng quang do tổn thương một phần hệ thống dây thần kinh.
người mắc phải bệnh bàng quang thần kinh sẽ có những biểu hiện cụ thể như:
mất khả năng kiểm soát trong việc tiểu tiện.
Tiểu nhỏ giọt, tiểu khó thậm chí bí tiểu và có cảm giác đau bóng đái.
Người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, khó chịu, nhất là cảm giác đi tiểu,...
Ung thư bàng quang
Ung thư bàng quang là bệnh về bàng quang không hiếm gặp. Tỷ lệ người mắc ung thư bàng quang cũng khá cao chỉ xếp sau ung thư phổi, dạ dày, gan, vòm họng.
Dấu hiệu ung thư bàng quang là:
Tiểu nhiều lần, tiểu ra máu, khó tiểu.
Tiểu ngắt quãng, bí tiểu.
Đau bọng đái.
Sụt cân nhanh, sốt cao, mệt mỏi,...
Theo các chuyên gia cho biết, nếu muốn chữa trị bệnh hiệu quả thì người bệnh cần đến trực tiếp cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám cẩn thận và xác định được bệnh đang mắc phải sau đó mới đưa ra liệu trình điều trị hợp lý.
Viêm bàng quang cấp và mãn tính
Với những trường hợp viêm bàng quang mới khỏi phát thì có thể chữa trị bằng các loại thuốc kháng sinh đặc hiệu.
Trường hợp viêm bàng quang do mắc sỏi đường tiết niệu thì cần phải tiến hành điều trị bằng phương pháp phẫu thuật ngoại khoa,...
Sỏi bàng quang
Sỏi bàng quang nhỏ có thể khắc phục bằng thuốc có tác dụng chống viêm, giảm đau, giãn cơ trơn giúp đẩy sỏi ra ngoài cơ thể.
Sỏi bàng quang không tiểu ra được sẽ được điều trị bằng phương pháp nội soi hoặc dùng máy tán sỏi cơ học.
Trường hợp sỏi lớn hơn 3 cm thì bắt buộc phải điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.
Hỗ trợ khắc phục bệnh bàng quang bị đau như thế nào?
Bàng quang thần kinh
Phụ thuộc vào triệu chứng và mức độ tổn thương sẽ được hỗ trợ điều trị bằng những cách khác nhau như:
Liệu pháp tâm lý theo hướng dẫn của bác sĩ.
Liệu pháp điện kích thích.
Sử dụng thuốc giảm co thắt giúp hạn chế triệu chứng của bệnh.
Đặt ống thông để đảm bảo sự thoát nước tiểu cho bàng quang
Ung thư bàng quang
Điều trị ung thư bàng quang còn phụ thuộc vào giai đoạn bệnh cũng như thể trạng sức khỏe người bệnh. Hiện nay, ung thư bàng quang có thể điều trị bằng những cách như:
- Ung thư bàng quang nông: Cắt khối u bằng cách nội soi kết hợp với hoá trị hay miễn dịch trị liệu.
- Ung thư bàng quang xâm lấn: Cắt bàng quang kết hợp với hoá chất toàn thân hay xạ trị.
Bài viết trên là những thông tin bổ ích về " Bàng quang bị đau là bệnh gì? " Nếu các bạn còn thắc mắc hay muốn được TƯ VẤN thêm thì hãy liên hệ đến Hotline: (0225) 8831 239 để được hỗ trợ hoàn toàn MIỄN PHÍ. Hoặc có thể trực tiếp đến Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ tại địa chỉ 498 Nguyễn Văn Linh, phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân, TP. Hải Phòng.
Báo chí nói về chúng tôi:
https://thanhnien.vn/chi-phi-kham-chua-benh-phong-kham-phuong-do-tai-hai-phong-post1477185.htm