Bao Quy Đầu

Dài bao quy đầu

Hẹp bao quy đầu

Bệnh lý tinh hoàn

Đau tinh hoàn

Yếu sinh lý

Liệt Dương

Rối loạn cương dương

Bệnh tuyến tiền liệt

Thẩm mỹ dương vật

Kéo dài dương vật

Viêm nhiễm nam khoa

Viêm đường tiết niệu

Viêm niệu đạo nam giới

Viêm bàng quang

Tiểu buốt tiểu rắt

Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Rối loạn xuất tinh

Xuất tinh sớm

Xuất tinh ra máu

Viêm bao quy đầu

Cắt bao quy đầu

Địa Chỉ Khám Bệnh

Bệnh kinh nguyệt

Kinh Nguyệt Không Đều

Bệnh tử cung

Viêm cổ tử cung

Thẩm mỹ phụ khoa

Vá màng trinh

Thu hẹp âm đạo

Viêm nhiễm phụ khoa

Viêm vùng chậu

Khí hư bất thường

Viêm đường tiết niệu ở nữ giới

Viêm âm đạo

Viêm phần phụ

Địa Chỉ Khám Bệnh

Bệnh sùi mào gà

Bệnh lậu

Bệnh giang mai

Mụn rộp sinh dục

Hạ Cam

Bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ ngoại

Trĩ hỗn hợp

Apxe hậu môn

Polyp hậu môn

Rò hậu môn

Nứt kẽ hậu môn

Nạo hút thai

Phá thai bằng thuốc

Vì sao sau mổ trĩ không đi cầu được? Phải làm sao đây?

  Sau mổ trĩ có rất nhiều biến chứng xảy ra như xì hơi nhiều, đi cầu ra máu, đi cầu nhiều lần,… Trong đó thường gặp nhất là tình trạng không đi cầu được. Vậy vì sao sau mổ trĩ không đi cầu được? Phải làm sao để đi vệ sinh bình thường đây? Hãy theo dõi bài viết ngay sau đây.

Vì sao sau mổ trĩ không đi cầu được?

  Mổ cắt trĩ là một cuộc phẫu thuật với mục đích là để loại bỏ các búi trĩ cho bệnh nhân. Thông thường, khi bệnh trĩ ở cuối giai đoạn 3 và 4 thì các búi trĩ sẽ sa ra ngoài nhiều hơn với kích thước lớn, gây đau đớn, nhiễm trùng cho bệnh nhân.

  Khi các phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng thuốc không còn tác dụng thì phẫu thuật cắt trĩ là giải pháp cuối cùng mà bác sĩ chỉ định. Một số phương pháp cắt trĩ thường được chỉ định tại Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ như:

  • Tiêm chích búi trĩ, khiến nó co lại và teo dần rồi rụng đi theo thời gian.
  • Thắt đáy búi trĩ bằng vòng cao su, sau một thời gian nó sẽ tự co lại và rụng đi.
  • Cắt trĩ bằng các phương pháp hiện đại như: Longo, Laser, PPH hay công nghệ tối thiểu xâm lấn HCPT.

  Mặc dù mổ trĩ là cách chữa bệnh trĩ có thời gian hồi phục nhanh mà hiệu quả lại cao nên vì vậy nhiều người lựa chọn thực hiện. Nhưng các biến chứng hậu phẫu thuật là điều không thể tránh khỏi và phẫu thuật mổ trĩ cũng không ngoại lệ.

  Tuy nhiên, nếu được chăm sóc kỹ lưỡng, những biểu hiện thường gặp hậu phẫu thuật cắt trĩ sẽ ít có cơ hội xảy ra, thậm chí là không xảy ra. Vậy vì sao sau mổ trĩ không đi cầu được?

Vì sao sau mổ trĩ không đi cầu được?

  Sau mổ trĩ, bệnh nhân khó hoặc không đi cầu được do rất nhiều nguyên nhân, một số nguyên nhân chính có thể là:

  1. Sau mổ trĩ đi cầu nhiều lần do cơ địa

  Cơ địa có thể là nguyên nhân mổ trĩ xong khó đi vệ sinh của bệnh nhân. Bởi vì những người này thường có hệ thống tĩnh mạch hậu môn trực tràng yếu, khiến thành mạch bị giãn ra quá mức và hình thành búi trĩ.

  Người có cơ địa bị trĩ có chúc năng tiêu hóa kém nên dễ dẫn đến táo bón, thậm chí họ còn bị táo bón trước cả khi phẫu thuật mổ trĩ.

  2. Do sử dụng thuốc có tác dụng phụ

  Thuốc gây tê thường được dùng trong quá trình mổ. Hoặc là các thuốc giảm đau, lợi tiểu, giãn cơ cũng được sử dụng sau phẫu thuật.

  Nếu bệnh nhân dùng không đúng theo sự chỉ định của bác sĩ, các loại thuốc này có thể sẽ gây ra tác dụng dụng, ảnh hưởng tới tình trạng sức khỏe của người bệnh.

  Bên cạnh đó, thuốc tê còn khiến cho bệnh nhân có cảm giác đau rát ở hậu môn và vòng cơ thắt trở nên lỏng lẻo. Hơn nữa, nếu lạm dụng thuốc tê sẽ khiến cơ bàng quang bị co lại, khiến bệnh nhân không có lưucj và không thể đi tiểu được.

  3. Cơ thắt hậu môn bị tác động trong quá trình phẫu thuật

  Hậu môn gồm có 2 vòng cơ thắt trong và ngoài, có vai trò kiểm soát chức năng đại tiện. Quá trình phẫu thuật có thể sẽ vô tình xâm lấn và gây ảnh hưởng đến chức năng của cơ thắt này. Từ đó ảnh hưởng đến việc đi đại tiện dẫn đến tình trạng bệnh nhân sau mổ trĩ không đi cầu được.

  4. Lười vận động sau mổ trĩ

  Nhiều người cho rằng, sau mổ trĩ thì nên nằm nghỉ dưỡng một chỗ sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, quan điểm này hoàn toàn là sai lầm. Bởi việc nằm một chỗ quá lâu sẽ khiến hoạt động của hệ tiêu hóa giảm đi, khó hấp thu dinh dưỡng, vì vậy bệnh nhân sau mổ không đi cầu được, dễ bị táo bón.

Mổ trĩ xong khó đi vệ sinh do lười vận động

  Bên cạnh đó, nằm một chỗ quá lâu cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu đến các cơ quan, gây xơ cứng và giảm kích thích của cơ thể.

  5. Không bổ sung nhiều chất xơ

  Trước và sau mổ trĩ bệnh nhân sẽ phải kiêng nhiều loại thực phẩm, điều đó dẫn đến việc không bổ sung được nhiều chất xơ. Từ đó gây ra tình trạng táo bón, mổ trĩ xong khó đi vệ sinh.

  Bên cạnh đó, việc ít uống nước, ăn thức ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ cũng khiến dạ dày có tiêu hóa thức ăn và gây ra tình trạng táo bón. Điều này vô tình khiến người bệnh sau mổ trĩ không đi cầu được.

  6. Mổ trĩ xong khó đi vệ sinh do sợ đi cầu

  Vết thương sau phẫu thuật cần có thời gian để phục hồi, thế nên việc đi cầu ngay lúc này sẽ gây rất nhiều đau đớn cho bệnh nhân. Với tâm lý lo lắng, sợ ảnh hưởng đến vết mổ, sợ phân làm nhiễm trùng,… khiến bệnh nhân lựa chọn cách nhịn đi vệ sinh.

  Khi nhịn đi như thế thì phân sẽ bị đọng lại trong đại tràng, về lâu dài phân sẽ hút hết nước trong cơ thể và trở nên khô cứng, khiến bệnh nhân khó đi câu sau mổ trĩ.

  7. Do tâm lý sợ đau

  Sau khi mổ cắt trĩ, vòng cơ thắt hậu môn sẽ nhanh chóng co lại hoặc co giật nhiều hơn khiến bệnh nhân phải chịu nhiều cơn đau, nhất là khi đi cầu.

  Nếu càng rặn thì sẽ càng đau nhiều hơn, vì thế nên họ thường có xu hướng lựa chọn nhịn khi có nhu cầu, từ đó khiến cơ thể không thể đi cầu được sau mổ trĩ.

  8. Do hậu môn bị kích thích nhiều trong quá trình mổ trĩ

  Khi can thiệp vào cắt trĩ, bệnh nhân thường sẽ phải tiêm thuốc hoặc băng bó vết thương nhiều. Như thế sẽ càng khiến cho vùng hậu môn bị chèn ép, giãn niệu đạo gây ảnh hưởng đến bài tiết nước tiểu.

  Không những thế, những kích thích trong quá trình mổ trĩ có thể gây ứ đọng, khiến cho việc đi cầu gặp khó khăn hơn.

  9. Do tuổi tác

  Nếu người cao tuổi bị trĩ thì sau khi phẫu thuật họ sẽ càng khó khăn hơn trong việc đi cầu. Bởi vì cơ bụng và cơ bàng quang không còn lực để co bóp, thúc đẩy chất thải ra ngoài.

Sau mổ trĩ không đi cầu được do tuổi tác

  Đặc biệt là người bị phình to tuyến tiền liệt thì khi có sự xâm lấn của cuộc phẫu thuật sẽ khiến cơ quan này bị ứ máu gây chèn ép niệu đạo, từ đó không đi vệ sinh được.

  Như vậy, mổ trĩ xong khó đi vệ sinh là vấn đề vô cùng trắc trở của nhiều người. Vấn đề này đến từ nhiều nguyên nhân không giống nhau, kể cả bên trong lẫn bên ngoài.

  Nếu tình trạng này không thuyên giảm thì bệnh nhân phải liên hệ với đơn vị điều trị để sớm tìm ra giải pháp khắc phục, tránh để kéo dài gây biến chứng nguy hiểm khác.

Một số biến chứng đi kèm với không đi cầu được sau mổ trĩ

  Ngoài triệu chứng sau mổ trĩ không đi cầu được, đôi khi bệnh nhân còn gặp phải một số biến chứng đi kèm khác như:

   - Nhiễm trùng ở hậu môn: Do búi trí nằm ở vị trí hậu môn, nơi mà phân đi qua nên rất dễ tiếp xúc với vi khuẩn. Ngoài ra, việc vệ sinh sai cách sau phẫu thuật cũng là nguy cơ khiến vi khuẩn tiếp xúc với vết thương gây nhiễm trùng.

   - Rò, hẹp hoặc nứt kẽ hậu môn: Nếu bác sĩ non kém và bệnh nhân không biết cách chăm sóc vết thương sau mổ trĩ, sẹo sẽ hình thành và khiến thành ống hậu môn bị hẹp, bị cản trở bởi sẹo. Điều này sẽ cản trở đến quá trình đi đại tiện, thậm chí gây rò rỉ hoặc nứt kẽ nếu bệnh nhân cố rặn.

   - Chảy máu hậu môn: Trong quá trình mổ trĩ, nếu không xử lý tốt các vết khâu hoặc không cầm máu tốt sẽ dẫn đến hiện tượng chảy máu. Trường hợp chảy máu quá nhiều mà không cầm được sẽ khiến bệnh nhân có nguy cơ tử vong do mất máu cấp.

   - Mất tự chủ đi cầu: Khi vòng cơ thắt hậu môn bị tác động do quá trình nong hoặc phẫu thuật hậu môn, sẽ khiến bệnh nhân mất tự chủ đi cầu dẫn đến tình trạng són phân ra ngoài mà không hay biết.

Một số biến chứng khác sau phẫu thuật mổ trĩ

   - Sa thành hậu môn: Biến chứng này thường xảy ra trong trường hợp bệnh nặng, búi trĩ to, sa xuống nhiều. Khi sa thành hậu môn ra ngoài, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu, vướng víu và hay bị chảy dịch đến độ khiến quần bị ướt.

   - Mắc bệnh trĩ trở lại: Trĩ là bệnh có khả năng tái phát rất cao. Không ít trường hợp tái phát bệnh trĩ chỉ sau khi mổ được vài tháng hoặc vài năm.

  Phẫu thuật mổ trĩ không chỉ giúp loại bỏ đi búi trĩ mà còn tăng sức bền cho thành mạch, vì thế, nếu như không có biện pháp chăm sóc hậu phẫu thuật, bệnh nhân sẽ rất dễ gặp phải những biến chứng không mong muốn như kể trên.

Mổ trĩ xong khó đi vệ sinh phải làm sao đây?

  Thường thì sau mổ trĩ khoảng 2 – 3 tuần, bệnh nhân đã hồi phục được sức khỏe và quay lại sinh hoạt như bình thường. Nhưng để kiểm soát tốt tình trạng sau mổ trĩ không đi cầu được cũng như ngăn chặn các triệu chứng khó chịu thì bệnh nhân cần chú ý một số điều sau đây:

  • Hạn chế vận động mạnh gây áp lực lên cơ mông, khiến vết mổ lâu lành. Tốt hơn là dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và vận động nhẹ.
  • Tránh để hậu môn bị viêm nhiễm bằng cách là vệ sinh sạch sẽ sau khi đi vệ sinh. Có thể ngâm hoặc xông hơi với nước ấm để giảm đau cũng như ngừa viêm nhiễm sau mổ.
  • Có thể thực hiện xoa bóp nhẹ quanh vùng hậu môn để phục hồi chức năng của cơ quan này trong thời gian lành thương.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là chất xơ để hỗ trợ nhuận tràng giúp cơ thể dễ đi đại tiện.
  • Không nên ăn đồ sống, tái, chưa nấu chín vì nó dễ gây rối loạn hoạt động tiêu hóa và nhiễm khuẩn đường ruột, ảnh hưởng đến vết mổ.
  • Không nên sử dụng rượu bia vì trong đó có chứa cồn gây giãn thành mạch và khiến vết thương dễ chảy máu.
  • Uống thật nhiều nước, tối đa 2 lit/ ngày.
  • Không ăn nhiều thức ăn chiên xào dầu mỡ, cay nóng, vì gây chứng khó tiêu, táo bón khiến vết thương đau rát.
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý bỏ thuốc, sử dụng thuốc tùy tiện và tái khám theo lịch hẹn để bác sĩ kiểm tra kết quả. Nếu có vấn đề bất thường sẽ kịp thời xử lý, tránh để xảy ra biến chứng.

  Qua bài viết này, hy vọng bạn đọc đã biết vì sao sau mổ trĩ không đi cầu được và nên làm gì. Nếu tình trạng không đi cầu kéo dài thì cần liên hệ ngay với bác sĩ để được can thiệp xử lý kịp thời. Mọi thắc mắc xin vui lòng gọi điện đến HOTLINE {sodienthoai} để được giải đáp MIỄN PHÍ hoặc ĐẶT LỊCH KHÁM TRĨ trước khi đến.