Tình trạng căng tức bìu tinh hoàn là dấu hiệu cảnh cáo của hàng loạt căn bệnh nam khoa nguy hiểm mà các quý ông đang mắc phải. Bởi đây là khu vực thuộc hệ thống sinh sản vì vậy nam giới nên cẩn trọng để tránh ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của bìu tinh hoàn. Do đó, mời bạn đọc hãy cùng tìm hiểu Nguyên nhân gây căng tức bìu tinh hoàn thông qua nội dung bài viết sau đây nhé.
Ngoài những yếu tố có biểu hiện rõ rệt như: Chấn thương, tai nan,... Thì căng tức bìu tinh hoàn còn xuất phát từ những nguyên nhân bao gồm:
Viêm nhiễm tinh hoàn
Hiện tượng viêm nhiễm tinh hoàn với những triệu chứng như: Sưng, nóng, đỏ, đau và đặc biệt là căng tức bìu tinh hoàn. Đối với trẻ nhỏ, quai bị là căn bệnh thương thấy gây nên tình trạng này. Khi mắc phải bệnh quai bị trẻ sẽ bắt đầu nhận thấy các cơn sưng tấy từ 4 – 6 ngày sau khi nhiễm bệnh.
Thoát vị vùng bẹn
Thông thường tình trạng thoát vị vùng bẹn không gây nguy hại tới sức khỏe nhưng mang đến cho người mắc cảm giác căng tức và khó chịu vô cùng. Số ít trường hợp cần can thiệp ngoại khoa khẩn cấp như hiện tượng nghẹt thoát vị bẹn.
Viêm nhiễm mào tinh hoàn
Mào tinh hoàn gồm các nhóm ống thường rất mỏng và cuộn tròn lại với nhau, có vai trò vận chuyển tinh binh từ tinh hoàn tới ống dẫn tinh và xuất ra khỏi cơ thể. Khi viêm nhiễm xuất hiện, phái mạnh sẽ nhận thấy từng cơn đau, sưng, nóng và đặc biệt là căn tức bìu tinh hoàn mỗi khi chạm hoặc sờ vào. Những biểu hiện của viêm nhiễm mào tinh hoàn thường xảy ra từ vài ngày cho tới vài tuần, thế nhưng với những người mắc bệnh mãn tính thì phải mất tới 6 tuần hoặc thậm chí hơn.
U nang mào tinh hoàn
Nang mào tinh hoàn là không gian chứa đựng lượng lớn dịch, có khả năng được tìm thấy trong mào tinh gần vị trí tinh hoàn. Các khối u nang không phải ung thư và không đau nhưng có nguy cơ tiến triển to hơn, gây cản trở cho người mắc.
Nguyên nhân gây căng tức bìu tinh hoàn
Tràn dịch màng tinh
Hiện tượng tràn dịch màn tinh xuất hiện cực kỳ phổ biến, khi lượng dịch đọng quanh tinh hoàn quá mức sẽ dẫn tới đau nhức và nhiễm khuẩn.
Nam giới bị giãn tĩnh mạch thừng tinh
Hiện tượng một nhóm thuộc những tĩnh mạch lớn có dấu hiệu bất thường xuất hiện xung quanh tinh hoàn. Việc này khiến nam giới có cảm giác đau râm kéo dài, dẫn tới ảnh hưởng sinh hoạt hằng ngày, các cơn đau sẽ có dấu hiệu giảm dần mỗi khi nằm. Một số trường hợp, giãn tĩnh mạch thừng tinh còn tác động tới chức năng sinh nở, đa phần nam giới cần can thiệp ngoại khoa để khắc phục tình trạng này.
Nam giới bị xoắn tinh hoàn
Xoắn tinh hoàn xuất hiện với dạng xoắn đường cung ứng máu tới tinh hoàn, gây ra các căn đau nhức dữ dội và căng tức bìu tinh hoàn. Hiện tượng này có nguy cơ xuất hiện ở mọi lúc và cần điều trị ngay để tránh hoại tử tinh hoàn.
Ung thư tinh hoàn
Phái mạnh từ 15 – 35 tuổi là những người có tỷ lệ mắc ung thư tinh hoàn cao nhất. Đôi lúc, biểu hiện thường gặp là các cơn đau nhói, sưng đỏ, căng tức bìu tinh hoàn,... Đối với tình trạng này, các chuyên gia sẽ kết hợp cùng các kiểm tra chuyên sâu bao gồm: Xét nghiệm tế bào học, chẩn đoán qua hình ảnh nhằm đưa ra hướng chữa trị hợp lý nhất.
Dựa trên từng mức độ bệnh, các bác sĩ sẽ áp dụng cách chữa căng tức bìu tinh hoàn thích hợp. Cụ thể như:
Khắc phục tại nhà
Dùng đá lạnh chườm vào vị trí căng tức.
Đặt dưới vùng bìu một chiếc khăn cuộn khi nằm.
Nên tắm bằng nước ấm
Khắc phục bằng thuốc
Khi áp dụng chữa tại nhà không đem lại kết quả như mong muốn, phái mạnh có khả năng sẽ được bác sĩ chỉ định các dạng thuốc gồm:
Thuốc hỗ trợ giảm đau: Thuốc chống viêm không chứa Steroid, Acetaminophen, Aspirin, Ibuprofen, Naproxen,... Đây là các loại thuốc thường được sử dụng cho những đối tượng bị chấn thương bìu hoặc viêm tinh hoàn.
Thuốc kháng sinh, chống nhiễm khuẩn: Thông thường, các loại thuốc này chỉ sử dụng do những trường hợp căng tức bìu tinh hoàn do viêm nhiễm tinh hoàn hoặc nhiễm trùng mào tinh hoàn.
Hỗ trợ khắc phục căng tức bìu tinh hoàn hiệu quả
Khắc phục bằng Phẫu thuật
Phần lớn trường hợp căng tức bìu tinh hoàn không cần điều trị phẫu thuật, chỉ những trường hợp ngoại lệ chẳng hạn như: Xoắn tinh hoàn, ung thư tinh hoàn. Các hình thức phẫu thuật cụ thể như:
Phẫu thuật xoắn tinh hoàn: Các chuyên gia sẽ can thiệp tháo xoắn và phục hồi chức năng lưu thông máu tới tinh hoàn. Tiếp đến sẽ sử dụng mũi khâu quanh tinh hoàn nhằm tránh thương tổn lặp lại.
Phẫu thuật thoát vị: Cách này được dùng khi khối thoát vị không tự thu nhỏ kích thước hoặc quay về ổ bụng.
Cắt mào tinh hoàn: Bác sĩ có thể chỉ định cắt mào tinh hoàn khi xảy ra biểu hiện căng tức mãn tính và không phản ứng với thuốc đặc trị.
Nối ống dẫn tinh: Trường hợp phái mạnh bị căng tức bìu tinh hoàn do thắt ống dẫn tinh sẽ được chỉ định nối lại. Thế nhưng, đây là phương án ít khi được áp dụng.
Cắt tinh hoàn: Đây được xem là cách cuối cùng khi chữa căng tức bìu tinh hoàn, và chỉ được áp dụng trong những trường hợp không phản ứng với thuốc hoặc can thiệp xâm lấn không hiệu quả.
Nếu nam giới cần sự tư vấn từ các chuyên gia hãy gọi ngay vào HOTLINE 0225 8831 239 hoặc nhấp vào BẢNG CHAT phía dưới để được hỗ trợ nhanh chóng nhé.
Báo chí nói về chúng tôi:
suckhoedoisong.vn - Phòng Khám Phụ Khoa Phượng Đỏ uy tín chất lượng
tienphong.vn - Phòng Khám Nam Khoa Phượng Đỏ khám chữa bệnh an toàn hiệu quả