Thuốc trị viêm niệu đạo là giải pháp tối ưu với bệnh lý này. Tùy vào mức độ biểu hiện bệnh và một số yếu tố liên quan mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Vậy người bị viêm niệu đạo uống thuốc gì?
Viêm niệu đạo là tình trạng nhiễm khuẩn đường dẫn nước tiểu từ bàng quang ra bên ngoài. Khi đó, người bệnh sẽ có hiện tượng như nóng rát dọc niệu đạo, tiểu buốt, khó tiểu, tiểu rắt, mắc tiểu liên tục, nước tiểu có dịch mủ…
Nếu không điều trị, bệnh sẽ gây khó khăn cho vấn đề tiểu tiện, ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt. Từ đó, làm giảm chức năng của thận và bàng quang, về lâu dài sẽ tạo ra các biến chứng nghiêm trọng hơn như viêm tuyến tiền liệt, viêm cổ tử cung, viêm phụ khoa, viêm tinh hoàn… gây ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản.
Thuốc trị viêm niệu đạo
Theo các bác sĩ của Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ, đối với các trường hợp dù viêm niệu đạo do lậu hay không do lậu thì việc điều trị bằng thuốc sẽ là lựa chọn ưu tiên vì sự tiện lợi cũng như chi phí thấp.
Thuốc trị viêm niệu đạo chính là các nhóm kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn và kiểm soát triệu chứng khó chịu. Các loại thuốc được chỉ định sẽ dựa trên biểu hiện lâm sàng, nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của từng trường hợp mắc bệnh.
Sau đây là các loại thuốc trị viêm niệu đạo đang dùng phổ biến:
Đây là một loại thuốc thuộc nhóm kháng sinh Macrolid, có tác dụng ức chế các hoạt động và sự phát triển của vi khuẩn. Nhờ đó, thuốc Azithromycin được ứng dụng phổ biến trong việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, trong đó bao gồm cả bệnh viêm niệu đạo.
Loại thuốc này được sử dụng với liệu lượng 500mg/ lần và mỗi ngày 2 lần. Nếu bị viêm niệu đạo do lậu thì sử dụng 2 gr theo chỉ định của bác sĩ.
Trong thời gian sử dụng thuốc trị viêm niệu đạo này, tùy thuộc vào cơ địa mà mỗi người có thể gặp phải một số tác dụng phụ như chóng mặt, đau đầu, đau bụng, buồn nôn, ngất xỉu, chán ăn…
Viêm niệu đạo nữ uống thuốc gì?
Doxycycline là một loại kháng sinh được chỉ định để tiêu diệt và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh viêm niệu đạo. Dựa trên mức độ biểu hiện bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng khác nhau.
Nếu viêm niệu đạo cấp tính thì liều bắt đầu là 200gr/lần/ngày, sau đó duy trì 100gr/lần/ngày. Nếu đã chuyển sang giai đoạn mãn tính, bắt đầu dùng với liều 200gr/lần/ngày và duy trì 200gr/lần/ngày trong suốt liệu trình.
Loại thuốc trị viêm niệu đạo này chống chỉ định phụ nữ mang thai, trẻ dưới 8 tuổi, người cao huyết áp và phụ nữ đang cho con bú. Khi điều trị với loại thuốc này, người bệnh có thể xuất hiện một vài tác dụng phụ như mờ mắt, nổi hạch, đau đầu, chóng mặt, tiêu chảy…
Đây cũng là một loại thuốc kháng sinh có công dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây viêm niệu đạo. Loại thuốc này được khuyến cáo sử dụng với liều trình 7 ngày, liệu lượng tối đa 500mg (1 viên) và dùng 4 viên/ ngày.
Thuốc này cũng chống chỉ định với phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ em chưa đủ 8 tuổi, người bị suy gan, suy thận… Trong quá trình điều trị, người bệnh có thể bị tiêu chảy, buồn nôn, chóng mặt…
Viêm niệu đạo nam uống thuốc gì?
Thuốc Levofloxacin cũng là một loại kháng sinh thuộc nhóm Quinolon, có tác dụng ức chế các hoạt động của vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời, khắc phục các tổn thương và cải thiện các triệu chứng khó chịu như tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ít…
Người bệnh có thể uống trực tiếp thuốc Levofloxacin, nếu bị viêm mãn tính thì sử dụng bằng cách tiêm tĩnh mạch với 250mg/lần/ngày và dùng liên tục trong 7 – 10 ngày.
Trong quá trình điều trị, người bệnh cũng cần chú ý đến một số tác dụng phụ như tiêu chảy, tiểu ít, đau khớp, tim đập mạnh, chóng mặt… để tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
Tương tự như Levofloxacin, thuốc Ciprofloxacin cũng là một loại kháng sinh được dùng khá nhiều trong việc điều trị viêm niệu đạo. Với tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, loại thuốc này cũng thường được sử dụng để thay thế cho các loại kháng sinh không hiệu quả.
Thuốc Ciprofloxacin được khuyến cáo sử dụng với liều lượng từ 250mg - 500mg/ lần/ ngày. Phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ dưới 8 tuổi, người bị tiểu đường, tim mạch, suy thận thì không nên sử dụng.
Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi gặp một số tác dụng phụ như phát ban, tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng… để có phương án xử lý kịp thời.
Việc sử dụng các loại thuốc trị viêm niệu đạo được xem là biện pháp hỗ trợ điều trị tạm thời, chỉ có tác dụng với trường hợp bệnh nhẹ. Hơn nữa, việc sử dụng thuốc về lâu dài có nguy cơ bị nhờn thuốc và tái phát bệnh.
Do đó, nếu muốn đạt hiệu quả cao, tốt nhất là bệnh nhân nên đến cơ sở chuyên khoa để có phương pháp ngoại khoa can thiệp chuyên sâu.
Viêm niệu đạo uống thuốc gì?
Vì đây là bệnh nhiễm khuẩn nên việc chọn thuốc trị viêm niệu đạo là vô cùng quan trọng và cần phải chú ý để không làm ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe về sau.
Do đó, khi bệnh nhân sử dụng bất kì một loại thuốc nào kể trên thì cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau đây:
Việc sử dụng thuốc một cách tùy tiện có thể gây ra nhiều tác hại như kháng thuốc, nhờn thuốc, tác dụng phụ ngoài ý muốn và tình trạng bệnh thêm phức tạp.
Do đó, bệnh nhân cần đi thăm khám và làm xét nghiệm để bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân và mức độ nhiễm khuẩn của bệnh trước khi sử dụng thuốc.
Trước khi dùng thuốc, bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ về tiền sử dị ứng với thành phần nào của thuốc để tránh phản ứng dị ứng nặng nề.
Trong quá trình sử dụng, nếu thấy tình trạng bệnh không thuyên giảm thì nên ngưng sử dụng và quay lại tái khám để bác sĩ có phương án can thiệp kịp thời.
Nguyên tắc khi chữa viêm niệu đạo bằng thuốc
Đa phần các loại thuốc trị viêm niệu đạo là kháng sinh hạng nặng. Vì thế, khi sử dụng thì người bệnh cần nghiêm túc tuân thủ chỉ định bác sĩ, tuyệt đối không tự ý thay đổi loại thuốc hay tăng giảm liều lượng, bởi nếu không vi khuẩn có thể không bị tiêu diệt hoàn toàn và dẫn đến tình trạng tái phát, kháng thuốc.
Ngoài việc dùng thuốc trị viêm niệu đạo, người bệnh cũng cần kết hợp với một số biện pháp phòng tránh như vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ, hạn chế quan hệ tình dục, không uống bia rượu, không hút thuốc và sử dụng bao cao su khi quan hệ (trường hợp ngưng liệu trình điều trị) và kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Trên đây là một số loại thuốc trị viêm niệu đạo mà các chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ gửi đến bạn đọc để tham khảo. Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn đừng ngần ngại liên hệ qua